Chăn nuôi vốn là ngành nghề trọng điểm trong nông nghiệp nói riêng, trong kinh tế Việt Nam nói chung. Việc phát triển ngành nghề chăn nuôi không chỉ giúp các hộ trực tiếp kinh doanh chăn nuôi thu được lợi nhuận mà còn tạo động lực cho sự phát triển của các ngành nghề khác. Trong đó, phải kể đến sự ra đời của các đại lý thức ăn chăn nuôi. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu về những yêu cầu thiết yếu của một đại lý thức ăn chăn nuôi nhé!
1. Ưu thế khi kinh doanh đại lý thức ăn chăn nuôi
Kinh doanh đại lý thức ăn chăn nuôi mang lại nhiều lợi nhuận
Ưu thế của kinh doanh đại lý thức ăn chăn nuôi đến từ tiềm năng của nền nông nghiệp Việt Nam.
Sự hỗ trợ của nhà nước, sự thuận lợi của các điều kiện tự nhiên đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi. Do đó, nhu cầu mua thức ăn chăn nuôi trên thị trường đang có xu hướng tăng dần qua các năm.
Ngoài ra, kinh doanh đại lý thức ăn chăn nuôi có được thị trường tiêu thụ rộng khắp, phong phú. Trên khắp cả nước là vô số trang trại, hộ kinh doanh, hợp tác xã chăn nuôi với các quy mô khác nhau.
Việc không phải lo lắng về thời hạn sử dụng của thức ăn chăn nuôi cũng giúp các đại lý kinh doanh yên tâm hơn trong việc nhập hàng, bán hàng.
Vốn ít, lời nhiều, các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi có đầy đủ tiềm năng phát triển lâu dài và bền chặt.
2. Top 2 loại thức ăn chăn nuôi hút khách
2.1 Kinh doanh cám gia súc, gia cầm
Trong rất nhiều ngành nghề chăn nuôi thì chăn nuôi gia súc, gia cầm được quan tâm hơn cả. Các đại lý đã nắm bắt lấy tâm lý này và nhập bán các mặt hàng cám chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng lớn, cố định.
Chủ yếu trong các cửa hàng đại lý là cám cho lợn, gà, các loại thức ăn bổ sung dinh dưỡng, giúp tăng trọng cho gia súc, gia cầm. Cám cũng rất đa dạng và nhiều mẫu mã, phù hợp với từng độ tuổi của vật nuôi.
Đại lý thức ăn chăn nuôi cám gia súc, gia cầm
2.2 Kinh doanh đại lý thức ăn thủy hải sản
Kinh doanh đại lý thức ăn chăn nuôi thủy sản cũng là một hướng đi phù hợp cho những ai sinh sống tại khu vực sông nước. Thức ăn thủy sản đa dạng, chủ yếu là một số thức ăn hỗ trợ tăng đề kháng cho tôm, cá. Một số loại thức ăn thủy sản khác thường là cám phòng bệnh cho thủy hải sản khi đến mùa bệnh.
Đại lý thức ăn chăn nuôi thủy hải sản
3. Các điều kiện cần và đủ để mở đại lý thức ăn chăn nuôi
Theo Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, một cá nhân, tập thể muốn mở đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký hộ kinh doanh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Có hợp đồng trao đổi, mua bán rõ ràng với nhà cung cấp, nhà sản xuất
Có cửa hàng kinh doanh cụ thể, có địa chỉ, có số điện thoại rõ ràng, minh bạch
Có khu vực bảo quản thức ăn chăn nuôi vệ sinh, sạch sẽ theo yêu cầu của nhà sản xuất
Sản phẩm thức ăn chăn nuôi đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, không gây hại cho vật nuôi, môi trường và người tiếp xúc, được phép lưu hành theo quy định pháp luật
Điều kiện để mở đại lý thức ăn chăn nuôi
4. Thủ tục và quy trình kinh doanh đại lý thức ăn chăn nuôi
4.1 Hồ sơ đăng ký kinh doanh đại lý thức ăn chăn nuôi
Đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi có quy mô tương đối lớn. Do đó, chủ kinh doanh phải đảm bảo việc đăng kí kinh doanh với hồ sơ cụ thể, rõ ràng, bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Trong trường hợp công ty cổ phần với từ 2 thành viên sáng lập trở nên, cần phải trình danh sách cổ đông sáng lập và sở hữu.
Bản sao có công chứng – còn hiệu lực một trong số các giấy tờ của thành viên sáng lập. Gồm Căn cước công dân, hộ chiếu, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Đơn đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi được lưu hành tại Việt Nam
Bản chính hoặc bản sao có công chứng hợp đồng mua bán thức ăn chăn nuôi từ nhà sản xuất, nhà phân phối
Bản sao giấy chứng nhận: ISO, GMP, HACCP của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi về vệ sinh an toàn của thực phẩm thức ăn chăn nuôi
Bản kết quả thử nghiệm chất lượng, vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn của cơ quan có thẩm quyền dành cho thức ăn chăn nuôi
Hồ sơ đăng ký kinh doanh thức ăn chăn nuôi
4.2 Trình tự đăng ký kinh doanh đại lý thức ăn chăn nuôi
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và sau đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ, phường, xã hoặc quận, huyện.
Bước 2: Trong vòng 3 ngày, bạn chờ kết quả từ cơ quan để nhận thông báo về giấy tờ thiếu, giấy tờ cần bổ sung trong hồ sơ đăng ký.
Bước 3: Bạn hoàn thiện giấy tờ bị thiếu. Nếu hồ sơ đã hợp lệ, thì trong 3 ngày kể từ ngày hoàn thiện giấy tờ, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
5. 6 kinh nghiệm kinh doanh đại lý thức ăn chăn nuôi hữu ích
5.1 Nghiên cứu thị trường
Trong kinh doanh, nghiên cứu thị trường là rất cần thiết và quan trọng. Với đại lý thức ăn chăn nuôi, bạn cần nghiên cứu thị trường để:
Đánh giá chính xác về nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong khu vực để xác định chân dung khách hàng trọng tâm: là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hay trang trại lớn
Loại thức ăn chăn nuôi nào chiếm tỉ trọng cao: thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm hay thủy hải sản
Thương hiệu thức ăn chăn nuôi nào được người tiêu dùng ưa chuộng
Đối thủ của bạn đang có những chiến lược kinh doanh nào
Đây chính là mục tiêu khi thực hiện nghiên cứu thị trường và là cơ sở vững chãi giúp người kinh doanh tìm được hướng đi cho doanh nghiệp của mình. Người kinh doanh dựa vào đó để có thể lập ra kế hoạch kinh doanh, đưa ra mức giá, lên chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Nghiên cứu thị trường khi kinh doanh thức ăn chăn nuôi
5.2 Chuẩn bị nguồn vốn
Khi đã nghiên cứu và khảo sát thị trường, chủ đại lý có thể chủ động trong việc chuẩn bị nguồn vốn. Vốn cần cho nhiều hoạt động, có thể kể đến là nhập hàng, thuê mặt bằng, chuẩn bị trang thiết bị như kệ, cân để bán hàng cho khách lẻ, chi phí quảng cáo, phần mềm quản lý bán hàng (nếu cần thiết),…
Vì là đại lý thức ăn chăn nuôi, nên chủ đại lý phải nhập hàng với số lượng đủ lớn để đảm bảo cung cấp hàng hóa đầy đủ cho khách.
Ngoài nguồn vốn chuẩn bị cho các hoạt động cần thiết, bạn còn cần chuẩn bị vốn duy trì hoạt động kinh doanh. Bởi, thường các khách hàng cá nhân hoặc cửa hàng nhỏ lẻ sẽ mua hàng và thường mua chịu. Tiền mua thức ăn chăn nuôi được họ thanh toán khi bán vật nuôi.
Nguồn vốn để mở đại lý thức ăn chăn nuôi thường ở mức từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng. Hãy đảm bảo bạn đủ lực để bắt đầu kinh doanh đại lý thức ăn chăn nuôi.
Chuẩn bị vốn khi kinh doanh đại lý thức ăn chăn nuôi
5.3 Tìm, lựa chọn nhà phân phối
Việc lựa chọn nhà phân phối, thương hiệu phù hợp để làm đại lý sẽ quyết định đến 50% thành bại của một đại lý thức ăn chăn nuôi.
Thị trường thức ăn chăn nuôi vàng thau lẫn lộn. Do đó, bạn cần phải chủ động để tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với tiêu chí của bản thân. Không chỉ là sự phù hợp về giá mà còn cần phù hợp về tôn chỉ kinh doanh cũng như uy tín, chất lượng.
Một nhà phân phối uy tín, chất lượng sẽ giúp đảm bảo, cam kết chất lượng sản phẩm. Cùng với đó, tên thương hiệu là bảo chứng cho hoạt động bán hàng hiệu quả. Nhà cung cấp sẽ hướng dẫn đại lý các thông tin, kiến thức về loại thức ăn chăn nuôi mà đại lý nhập và giúp họ vững tâm hơn trong kinh doanh.
Để hoạt động kinh doanh win – win và hiệu quả giữa nhà phân phối và đại lý, đại lý cần tìm hiểu về chính sách, quyền lợi khi chấp nhận làm đại lý cho một đơn vị phân phối nào đó.
5.4 Tìm mặt bằng kinh doanh
Không giống như cửa hàng nhỏ lẻ không quá quan trọng chuyện mặt bằng, đại lý cần đến mặt bằng rộng lớn, thoáng mát.
Mặt bằng kinh doanh của đại lý thức ăn chăn nuôi nên nằm gần đường lớn, tại khu vực tập trung đông dân cư chăn nuôi, trong phạm vi bán kính vài km trở lại so với các nông trại chăn nuôi.
Đặc biệt, mặt bằng của đại lý thức ăn chăn nuôi cần rộng lớn với những không gian trống, thoáng. Đây là yêu cầu bắt buộc để có thể đảm bảo việc bảo quản thức ăn chăn nuôi và đảm bảo an toàn cho đại lý.
Tìm mặt bằng kinh doanh đại lý thức ăn chăn nuôi
5.5 Lên kế hoạch marketing
Đại lý thức ăn chăn nuôi muốn bán hàng chạy và đạt hiệu quả thì cần lên kế hoạch marketing. Marketing từ những người hàng xóm trong khu vực cho đến những khách hàng cũ.
Mạng xã hội phát triển, chủ đại lý có thể tham khảo các kênh mạng xã hội để giới thiệu về đại lý thức ăn chăn nuôi của mình và kết nối với nhiều khách hàng.
Một thương hiệu đại lý đã có được độ nhận diện chắc chắn sẽ được ưu tiên trong lựa chọn của người dùng.
5.6 Lên bảng giá bán lẻ
Đại lý bán hàng thức ăn chăn nuôi gồm cả bán buôn và bán lẻ. Với bán buôn, các khuyến mãi và giảm gia sẽ nhiều hơn. Với bán lẻ, giá bán có thể cao hơn bán buôn, nhưng đại lý cũng cần chủ động trong việc tạo dựng mối quan hệ để có khách hàng thân thiết qua voucher, khuyến mãi cho khách lẻ trong dịp lễ, Tết.
Tuyệt đối không cạnh tranh không lành mạnh bằng cách giảm giá kéo theo phá giá. Bạn có thể tham khảo giá tại các cửa hàng trong khu vực và đưa ra mức giá cân đối.
Lên bảng giá bán hàng khi kinh doanh thức ăn chăn nuôi
6. Kết luận
Đại lý thức ăn chăn nuôi đã và đang dần trở nên quen mặt trong kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Để mở được một đại lý thành công, bạn cần chuẩn bị nhiều kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm. Mong rằng bài viết trên đã phần nào giải đáp những khó khăn, trăn trở của bạn trong hành trình kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Dropbiz là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Có thể bạn quan tâm:
- Điểm tên những phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp hiệu quả
- 20 cách làm giàu ở nông thôn hiệu quả có thu nhập tốt
- Vật tư nông nghiệp là gì? Những lưu ý cần biết khi kinh doanh