Bạn là giáo viên mầm non từng có kinh nghiệm công tác và giảng dạy, bạn đã về hưu hoặc mới ra trường và muốn thành lập trường mầm non tư thục? Đấy là một mong muốn hợp lý nếu bạn thật sự yêu mến những “mầm non tương lai” của đất nước. “Dắt túi” những kinh nghiệm hay khi mở trường mầm non tư thục sẽ giúp điều mà bạn đang mong muốn sớm trở thành hiện thực.
Phân biệt khái niệm trường mầm non tư thục và mầm non công lập
Mở trường mầm non tư thục đang là vấn đề được nhiều người có chuyên môn và kinh nghiệm quan tâm
Ngoài khái niệm trường mầm non công lập thì trường mầm non tư thục cũng thường xuyên được nhắc đến. Nhiều bậc phụ huynh muốn cho con đi học một trong 2 loại hình cơ sở mầm non này những chưa nhận thức rõ công lập và tư thục khác nhau như thế nào.
Theo điều 3 thuộc Quy chế trường mầm non được ban hành trong Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT:
- Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ và lớp mẫu giáo công lập sẽ do cơ quan Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Đồng thời, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
- Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ và lớp mẫu giáo tư thục lại do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân đứng ra thành lập và đầu tư cơ sở vật chất. Toàn bộ kinh phí hoạt động đều lấy từ nguồn vốn nằm ngoài ngân sách của nhà nước.
Bạn có nên mở trường mầm non tư thục không?
Mở trường mầm non tư thục được đánh giá là một mô hình kinh doanh khá dễ dàng so với những mô hình kinh doanh khác. Đặc biệt, mô hình này cũng hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư.
Hiện nay, trường mầm non tư thục ngày càng được thành lập nhiều, nhất là ở những thành phố lớn và khu đô thị hoặc chung cư cao cấp. Nguyên nhân là vì nhu cầu gửi trẻ ở những khu vực này rất lớn. Ngoài ra, đối tượng phụ huynh ở đây cũng có khả năng chi trả cao và muốn cho con theo học trường tư.
Theo tính toán của nhiều chuyên gia, trường mầm non có quy mô dưới 20 bé chỉ đòi hỏi nhà đầu tư chi khoảng 200 triệu đồng ở thời điểm mở trường. Nếu học phí khoảng 1.5 triệu đồng/bé/tháng thì chỉ khoảng 1 năm thì chủ đầu tư đã có thể thu hồi vốn sau khi trừ đi tất cả chi phí. Do đó, nếu bạn có kế hoạch mở trường mầm non tư thục, hãy bắt đầu ngay nhé!
Mở trường mầm non hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư
Một vài rủi ro bạn phải đối mặt khi đầu tư trường mầm non tư thục
Tuy nhiên, trước khi triển khai kế hoạch thành lập trường mầm non tư thục, bạn cần biết về những khó khăn, rủi ro và thách thức của mô hình này. Cụ thể là 3 vấn đề lớn dưới đây:
Mức độ cạnh tranh gay gắt
Vì mô hình kinh doanh trường mầm non tư thục có tiềm năng lớn nên không ít người đầu tư mạnh tay. Chính sự cạnh tranh khốc liệt này là “thủ phạm” gây khó khăn trong công tác tuyển đủ số lượng học sinh.
Bên cạnh đó, bạn còn phải đối mặt với tình trạng:
- Giảm học phí để gia tăng lợi thế cạnh tranh với đối thủ.
- Mất đi giáo viên vì họ có xu hướng tìm đến những nơi lương cao hơn.
Vốn đầu tư lớn nhưng tốc độ thu hồi tương đối chậm
Có 2 khoản chi phí lớn nhất trong kinh doanh trường mầm non tư thục đó là chi phí mặt bằng và lương giáo viên. Tại thời điểm mới mở trường, số lượng học sinh còn ít và chưa ổn định vì trường chưa được nhiều người biết đến. Bởi vậy, lợi nhuận khủng là một câu chuyện hãy còn rất xa vời.
Ngoài ra, đặc thù của mô hình kinh doanh này là thu hồi vốn chậm. Chủ đầu tư buộc phải có nguồn vốn lớn để duy trì hoạt động của trường trong lúc chờ lợi nhuận. Thực tế, rất nhiều ngôi trường đã phải đóng cửa hoặc sang nhượng do không có đủ chi phí.
Nhà đầu tư cần xác định rõ những rủi ro tiềm ẩn trước khi mở trường mầm non tư thục
Sự thay đổi của chính sách nhà nước về vấn đề giáo dục mầm non
Đây cũng là một loại rủi ro lớn bạn phải đặc biệt đề phòng khi có dự định mở trường. Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống chính sách của nhà nước về vấn đề giáo dục mầm non vẫn đang có sự thay đổi và hoàn thiện. Nếu ngôi trường của bạn không hoạt động theo đúng quy định của pháp luật thì sẽ gặp vô vàn khó khăn, vướng mắc.
Những quy định mở trường mầm non tư thục bạn cần nắm chắc
Khi muốn thành lập trường hoặc nhà trẻ mầm non tư thục, bạn phải nắm rõ những quy định của pháp luật về vấn đề này. Thông tin mới và chính xác nhất đã được bài viết tổng hợp ngay bên dưới, mời bạn tham khảo nhé!
Điều kiện để được thành lập trường mầm non tư thục là gì?
Rất nhiều người đặt ra câu hỏi: “Điều kiện để được thành lập trường mầm non tư thục là gì?”. Vấn đề này đã được quy định rõ ràng tại điều 3 Nghị định mới 46/2017/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Theo đó, khi muốn mở trường mầm non tư thục thì bạn phải có bản đề án thành lập trường:
- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được phê duyệt bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Xác định rõ về những vấn đề: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục.
- Xác định rõ địa điểm, đất đai dự kiến sẽ mở trường; cơ sở vật chất, thiết bị dùng trong trường.
- Xác định rõ về tổ chức bộ máy, nguồn lược vài tài chính, phương hướng xây dựng và phát triển trường.
Hiểu rõ về những quy định của pháp luật giúp bạn mở trường mầm non tư thục suôn sẻ hơn
Mở trường mầm non tư thục thì bạn cần bằng gì?
Đối với chức vụ hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hiệu trưởng chỉ được phép tham gia quản lý duy nhất một trường hoặc một nhà trẻ tư thục. Để đủ điều kiện giữ vị trí hiệu trưởng thì mỗi cá nhân phải đảm bảo có:
- Bằng sư phạm (từ hệ trung cấp trở lên).
- Chứng chỉ xác nhận đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hiệu trưởng mầm non.
Ngoài ra, cá nhân đảm nhận vị trí hiệu trưởng của nhà trường, nhà trẻ tư thục cũng cần có:
- Uy tín về phẩm chất chính trị, lối sống, đạo đức.
- Kinh nghiệm chuyên môn và nghiệp vụ giáo dục mầm non.
- Năng lực tổ chức và quản lý theo những chức năng nhiệm vụ được giao.
- Sức khỏe tốt.
Đối với chức vụ chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục
Chủ nhóm trẻ hay lớp mẫu giáo độc lập tư thục chính là cá nhân đứng tên xin thành lập nhóm trẻ/lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Tiêu chuẩn đối với cá nhân đảm nhận vị trí này là:
- Công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Có sức khỏe, phẩm chất và đạo đức tốt.
- Có trình độ văn hóa tốt, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non tối thiểu là 30 ngày. Nếu không, bạn có thể thay thế bằng chứng chỉ bồi dưỡng quản lý mầm non.
Cá nhân đăng ký mở trường mầm non tư thục phải có đầy đủ bằng cấp và chứng chỉ liên quan
Mở trường mầm non tư thục cần bao nhiêu vốn, bạn đã biết chưa?
Như đã chia sẻ ở trên, với trường mầm non tư thục có quy mô dưới 20 trẻ thì số vốn bạn cần đầu tư tối thiểu là 200 triệu. Hoặc có thể dao động trong mức từ 250 – 300 triệu đồng. Càng nhiều vốn, bạn càng mua sắm được nhiều trang thiết với chất lượng tốt hơn.
Nhưng với quy mô trường lớn hơn thì mức đầu tư cần tăng để đảm bảo tương xứng. Giả sử, nếu muốn xây dựng một ngôi trường rộng rãi và khang trang để đón 100 học sinh, bạn có thể đầu từ khoảng 2 – 5 tỷ đồng. Bạn sẽ thu hồi được vốn sau tầm 2 năm hoạt động ổn định và những năm về sau thì lợi nhuận ước tính là vài tỷ đồng/năm.
Quy trình cơ bản để mở một trường mầm non tư thục
Khi làm bất kỳ công việc gì, bạn cũng cần tuân theo quy trình để làm việc một cách hiệu quả và tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ. Quy trình cơ bản trong việc mở trường mầm non tư thục bao gồm 5 bước sau đây:
Lựa chọn địa điểm thành lập trường mầm non tư thục
Chọn địa điểm để mở trường mầm non tư thục là hạng mục đầu tiên bạn cần triển khai. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng dành cho bạn trong quá trình lựa chọn điểm trường:
- Chọn khu vực có nhiều hộ gia đình có thu nhập cao nhưng lại có rất ít thời gian ở nhà và chăm sóc con cái.
- Ưu tiên những khu vực có an ninh trật tự tốt để đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
- Chọn khu vực có nhiều không gian xanh và không khí sạch, thoáng.
Muốn mở trường mầm non thú hút phụ huynh và học sinh thì bạn phải lựa chọn địa điểm phù hợp
Mua sắm trang thiết bị và đồ dùng cần thiết cho trường
Với trang thiết bị và đồ dùng, bạn có thể kết hợp cả 2 phương án thuê và mua mới. Nếu bạn nghĩ rằng trẻ chỉ dùng hoặc chơi đồ dùng trong thời gian ngắn thì nên thuê. Trái lại, với những món đồ thiết yếu và thường xuyên được dùng thì bạn nên mua để làm tài sản cố định của trường.
Thuê giáo viên cho trường mầm non tư thục mới mở
Trong quá trình thành lập trường mầm non tư thục, bạn không được bỏ qua hạng mục tuyển dụng đội ngũ giáo viên. Nếu muốn thu hút sự quan tâm của những bậc phụ huynh và khiến họ tin tưởng vào nhà trường thì bạn cần:
- Tuyển số lượng giáo viên cân đối với quy mô của trường và số lượng trẻ theo học tại đây.
- Ưu tiên tuyển chọn những giáo viên có đầy đủ bằng cấp, kinh nghiệm, chuyên môn, đạo đức, trách nhiệm và đặc biệt là yêu thương trẻ nhỏ.
Xây dựng chính sách học phí cụ thể để gửi cho phụ huynh
Một trong những vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm nhất khi có ý định cho con theo học tại trường của bạn đó là chính sách học phí. Để có thể đề ra mức học phí phù hợp thì bạn nên tham khảo:
- Những quy định chung từ Bộ Giáo dục về học phí.
- Học phí của những ngôi trường lân cận.
- Điều kiện kinh tế của những bậc phụ huynh tại khu vực bạn mở trường.
Dựa vào những thông tin đã tổng hợp được, bạn sẽ có sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp. Khi phụ huynh ngỏ ý muốn tham khảo học phí, bạn hãy cung cấp nhanh chóng và chính xác chính sách học phí của nhà trường.
Mở trường mầm non tư thục phải xây dựng chính sách học phí phù hợp để thuyết phục phụ huynh
Quảng bá rộng rãi thương hiệu của trường mầm non tư thục
Trường mầm non tư thục đang “mọc lên như nấm sau mưa”, chỉ trong phạm vi của 1 phường/xã đã có rất nhiều ngôi trường khác nhau. Bởi vậy, bạn phải chú trọng đến hoạt động quảng bá thương hiệu để có nhiều người biết về ngôi trường mới của bạn.
- Đối với những phụ huynh ở xung quanh trường, bạn nên lựa chọn hình thức quảng cáo trực tiếp – chủ động gặp gỡ và trao đổi thông tin, giới thiệu trường,…
- Ngược lại, với những phụ huynh sinh sống ở xa thì bạn hãy triển khai hoạt động quảng cáo trực tuyến, treo bảng quảng cáo ngoài trời,…
Thủ tục mở trường mầm non tư thục có phức tạp như bạn vẫn nghĩ?
Thủ tục thành lập trường mầm non tư thục có dễ dàng như những mô hình kinh doanh khác hay không và thủ tục bao gồm những gì? Cả 2 thắc mắc trên của bạn sẽ được bài viết giải đáp chi tiết trong phần nội dung dưới đây!
Quy định về hồ sơ đề nghị được thành lập trường mầm non tư thục
Hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập và cho phép hoạt động giáo dục nhà trẻ và nhà trường mầm non tư thục đã được quy định cụ thể tại điều 8 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDĐT Điều lệ trường mầm non 2015. Mỗi loại hồ sơ, bạn lại cần chuẩn bị đủ những loại tài liệu/giấy tờ quan trọng khác nhau.
Thủ tục mở trường mầm non tư thục đã được pháp luật nước ta quy định rõ ràng và cụ thể
Đối với bộ hồ sơ đề nghị cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ mầm non tư thục, bạn phải có:
- Tờ trình đề nghị cho phép được thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục.
- Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ mầm non tư thục.
- Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về cơ sở vật chất, khả năng tài chính đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.
- Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng của nhà trường, nhà trẻ.
- Bản thiết kế sơ bộ những công trình kiến trúc sẽ được xây trên khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ. Hoặc bản thiết kế những công trình kiến trúc đã được xây sẵn từ trước đó.
Chuẩn bị đúng và đủ hồ sơ đề nghị mở trường mầm non tư thục giúp hồ sơ được duyệt dễ dàng
Khi muốn gửi hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục nhà trường, nhà trẻ mầm non tư thục thì bạn lại chuẩn bị:
- Quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ (sử dụng bản sao).
- Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục nhà trường, nhà trẻ.
- Bản báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Đề án đầu tư thành lập nhà trường, nhà trẻ mầm non tư thục.
- Danh sách có kèm lý lịch và văn bằng, chứng chỉ (bản sao) của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, chủ đầu tư và người dự kiến sẽ giữ vị trí Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, Trưởng các phòng, ban, tổ chuyên môn, hợp đồng làm việc đã được ký giữa 2 bên (nhà trường, nhà trẻ tư thục với từng cán bộ quản lý).
- Danh sách kèm lý lịch và văn bằng, chứng chỉ (bản sao) của giáo viên, nhân viên, bản cam kết sẽ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và bảo đảm an toàn cho trẻ em, hợp đồng làm việc đã được ký giữa 2 bên (nhà trường, nhà trẻ với từng giáo viên).
- Danh sách số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.
- Quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ trong nhà trường, nhà trẻ.
- Chương trình giáo dục mầm non cùng những tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
- Văn bản pháp lý xác nhận về quyền sử dụng đất/hợp đồng thuê trụ sở nhà trường, nhà trẻ.
- Những văn bản pháp lý xác nhận số tiền hiện có đang được nhà trường, nhà trẻ quản lý.
Hồ sơ đề nghị mở trường mầm non tư thục cần được nộp lên Ủy ban nhân dân huyện nơi bạn mở trường
Trình tự xin cấp phép mở trường mầm non tư thục
Sau khi chuẩn bị đầy đủ 2 loại hồ sơ nêu trên, bạn sẽ chuyển qua giai đoạn nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi bạn dự định đặt trụ sở trường. Tiếp đó, trong thời hạn:
- 20 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng các phòng ban chuyên môn có liên quan đưa ra ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định về các điều kiện để mở trường dựa theo quy định của pháp luật.
- 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận được ý kiến thẩm định ở dạng văn bản từ Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng các phòng ban chuyên môn có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ cấp quyết định cho phép mở trường nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ quy định. Ngược lại, Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ hoàn trả hồ sơ kèm theo văn bản trả lời có nêu rõ lý do.
Thời gian duyệt hồ sơ xin mở trường mầm non tư thục kéo dài trong khoảng một tháng rưỡi
Kết luận
Dân số nước ta vẫn liên tục tăng nhanh qua từng ngày, càng có nhiều trẻ nhỏ đến tuổi đi học thì càng cần có nhiều nhà trẻ, trường mẫu giáo. Do đó, bạn có thể triển khai ngay kế hoạch mở trường mầm non tư thục. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích giúp bạn biết nên chuẩn bị gì để kinh doanh thuận lợi, giảm thiểu tối đa những khó khăn và rủi ro!
——————-
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
‘
Có thể bạn quan tâm:
Rủi ro trong kinh doanh là gì? Cách quản trị hiệu quả cho doanh nghiệp
Bí quyết khởi nghiệp thành công bằng mô hình kinh doanh hệ thống
Định vị sản phẩm là gì? Lợi ích của định vị sản phẩm với doanh nghiệp