Nhượng quyền quán ăn hay tự kinh doanh đều có những lợi thế và nhược điểm riêng, chỉ khi bạn thật sự tập trung kinh doanh mới có thể gặt hái được thành công. Trong bài viết hôm nay, Haravan sẽ mang đến cho bạn góc nhìn khách quan nhất về cách hoạt động của nhượng quyền quán ăn và các hình thức nhường quyền dành cho người mới bắt đầu kinh doanh.
1. Nhượng quyền quán ăn là gì?
Nhượng quyền quán ăn đang là mô hình kinh doanh phổ biến tại Việt Nam
Nhượng quyền quán ăn (franchise) là phương thức doanh nghiệp cho phép một hay nhiều doanh nghiệp, tập thể, cá nhân khác kinh doanh sản phẩm dịch vụ dưới tên thương hiệu của mình. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ thu phí trong một khoảng thời gian ký kết nhất định.
Trong đó, doanh nghiệp tạo ra thương hiệu, mô hình kinh doanh được gọi là doanh nghiệp nhượng quyền. Cá nhân, tập thể hay doanh nghiệp mua quyền sử dụng thương hiệu được gọi là doanh nghiệp nhận quyền.
Một số chuỗi nhượng quyền thương hiệu quán ăn nổi bật trong lĩnh vực F&B có thể kể đến như:
– Gà rán: KFC, Jollibee, Lotteria,..
– Pizza: Pizza Hut, Domino’s Pizza, Pizza 4P’s,…
– Hamburger: Burger King, McDonald’s,…
– Buffet: Dookki Việt Nam, Kumoi Hotpot & BBQ, King BBQ, Kichi Kichi,…
Thức ăn nhanh đang là chuỗi nhượng quyền được ưa chuộng
Ở thời điểm hiện tại, bên cạnh nhượng thương hiệu quán ăn, mô hình nhượng quyền còn được phát triển rộng rãi ở các lĩnh vực kinh doanh khác như: đồ uống, thiết bị nội thất, vật liệu xây dựng, cây hoa cảnh,… Bất kỳ ngành nghề nào xây dựng thương hiệu, có sản phẩm kinh doanh hiệu quả đều có thể triển khai mô hình nhượng quyền, không giới hạn số lượng cơ sở nhận quyền.
2. Các hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến hiện nay
Đối với mỗi thương hiệu sẽ có quy định về hình thức nhượng quyền quán ăn khác nhau. Theo đó, doanh nghiệp nhận quyền cần trả cho bên nhượng quyền khoản phí sử dụng bản quyền hay chiết khấu % doanh thu trong khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận. Thông thường, doanh nghiệp nhận quyền sẽ chủ động chi trả các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực do bên mua thương hiệu đảm nhiệm và doanh nghiệp nhượng quyền chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu, quảng bá…
Dưới đây là 4 hình thức nhượng quyền quán ăn đang phát triển phổ biến tại Việt Nam:
2.1 Nhượng quyền kinh doanh toàn diện – Full business format franchise
Nhượng quyền kinh doanh toàn diện còn gọi là hình thức nhượng quyền trọn gói. Khi tham gia nhượng quyền với hình thức này, bạn sẽ được chuyển nhượng đầy đủ hệ thống với 4 mảng chính, bao gồm:
– Hệ thống: chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo,…;
– Quy trình công nghệ sản xuất và chế biến thức ăn;
– Hệ thống thương hiệu;
– Thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ.
Nhượng quyền kinh doanh toàn diện còn gọi là nhượng quyền trọn gói.
2.2 Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện – Non – business format franchise
Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện có thể hiểu ngắn gọn là nhượng quyền một mảng nào đó của bên nhượng quyền. Bạn có thể lựa chọn nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền công thức và tiếp thị hoặc cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu.
Khi thực hiện hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện thì bên nhượng quyền không giám sát và can thiệp quá nhiều trong khâu vận hành cũng như sản xuất của bên nhận nhượng quyền. Mục đích của hình thức này là bên nhượng quyền muốn tạo độ phủ của thương hiệu trên thị trường, tăng doanh thu, và tạo ra khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đối với mô hình này, chi phí nhượng quyền ban đầu có thể sẽ thấp hơn so với nhường quyền toàn diện.
2.3 Nhượng quyền có tham gia quản lý – Management franchise
Hình thức nhượng quyền có tham gia quản lý thường được áp dụng tại các chuỗi F&B lớn hay các chuỗi nhà hàng – khách sạn. Ngoài việc cung cấp hình thức kinh doanh và thương hiệu thì bên nhượng quyền đồng thời cũng cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận nhượng quyền nhằm giúp việc giám sát cũng như vận hành kinh doanh dễ dàng hơn.
Hình thức nhượng quyền tham gia quản lý được áp dụng tại các chuỗi F&B lớn
2.4 Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn – Equity franchise
Equity franchise là hình thức người nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống của quán ăn nhận quyền. Điều này giúp bên nhượng quyền có tiếng nói trong việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền, tìm hiểu được thêm về thị trường mình mới thâm nhập. Ngược lại, quán ăn nhận quyền sẽ không bị chi phối quá nhiều với quy trình hệ thống khuôn mẫu từ đối tác, dễ dàng chủ động trong chiến lược kinh doanh ngay từ ban đầu.
3. Lợi ích của hình thức kinh doanh nhượng quyền
Hình thức kinh doanh nhượng quyền đã trở nên quen thuộc hơn với thị trường F&B của Việt Nam với những lợi ích hiện hữu mà người kinh doanh có thể nhìn thấy được. Một số lợi ích cho bạn khi tham gia nhượng quyền như sau:
3.1 Tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng thương hiệu
Khi nhận nhượng quyền thương hiệu, bạn có thể tận dụng danh tiếng của thương hiệu đó mà không cần tốn thêm thời gian để xây dựng nhận diện thương hiệu ban đầu. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí marketing đáng kể.
Bên cạnh đó, bạn sẽ được bên cho nhượng quyền thương hiệu thực phẩm tư vấn, hỗ trợ trong việc quảng bá cửa hàng nhượng quyền của mình. Đây là lợi ích tốt nhất đối với những cửa hàng nhượng quyền. Chiến lược quảng bá chuyên nghiệp sẽ giúp mang lại lượng khách và thu nhập ổn định cho bạn.
Tận dụng danh tiếng của thương hiệu khi nhận quyền kinh doanh
3.2 Quy trình kinh doanh bài bản
Bên cho nhượng quyền kinh doanh nhà hàng sẽ có nghĩa vụ cung cấp quy trình kinh doanh chi tiết và đầy đủ cho bạn. Cụ thể bao gồm: quy trình vệ sinh, quy trình nấu nướng, quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân lực,… Đồng thời, bên cho nhượng quyền cũng sẽ hỗ trợ bạn trong các thủ tục pháp lý, các loại giấy tờ hành chính,…
Trong thời gian đầu vận hành, bạn sẽ được hỗ trợ 100% từ bên cho nhượng quyền. Điều này giúp những người mới bắt đầu kinh doanh như bạn có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ngành hàng ăn uống.
3.3 Giảm thiểu rủi ro kinh doanh
Việc được dẫn dắt bài bản từ những bước cơ bản xây dựng cơ sở ngay từ ban đầu giúp bạn giảm thiểu được rủi ro. Bạn nên trao đổi thật kỹ với đối tác nhượng quyền đảm bảo hiểu rõ từng quy trình, chiến lược vận hành và phát triển cũng như khai thác triệt để sự hỗ trợ của họ để kinh doanh quán ăn một cách hiệu quả.
3.4 Nguồn cung cấp nguyên vật liệu sẵn có
Thông thường, các thương hiệu lớn đều có nguồn cung cấp nguyên vật liệu riêng. Khi bạn bắt tay hợp tác và nhận quyền, bạn cũng sẽ được hỗ trợ về nguồn nguyên liệu chế biến. Bên cạnh đó, bạn còn được hưởng những ưu đãi, mức chiết khấu hấp dẫn với các nguồn cung từ thương hiệu. Từ đó, bạn tiết kiệm được thêm một khoản chi phí đầu tư vào quán ăn.
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu sẵn có
4. Những lưu ý quan trọng khi kinh doanh nhượng quyền
Trong quá trình kinh doanh, bên nhượng quyền phải đảm bảo cung cấp đúng, đủ và phải hỗ trợ bên nhận nhượng quyền. Đồng thời, với vai trò là người kinh doanh nhận quyền, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề để giảm thiểu được những rủi ro hoặc phát sinh không đáng có.
4.1 Hiểu rõ quy định và thủ tục kinh doanh nhượng quyền
Dù là kinh doanh nhượng quyền tự mở quán riêng, bạn đều phải nắm rõ quy định và thủ tục kinh doanh để đảm bảo tuân thủ đúng yêu cầu của pháp luật. Đặc biệt trong trường hợp nhượng quyền, khi hiểu rõ về thủ tục kinh doanh, bạn sẽ tự tin đưa ra các quan điểm và thương thảo với thương hiệu nhượng quyền làm sao để có được những lợi thế kinh doanh tốt nhất cho cửa hàng.
4.2 Lựa chọn kinh doanh sản phẩm phù hợp
Bạn nên tìm hiểu trước thị hiếu của người tiêu dùng trước khi quyết định kinh doanh thức ăn nào đó. Hãy xem đâu là món ăn hoặc mô hình kinh doanh được mọi người ưa chuộng ngay tại khu vực hoặc thị trường bạn quyết định mở quán. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và sự phát triển dài hạn của quán ăn.
Lựa chọn kinh doanh sản phẩm nhượng quyền phù hợp
4.3 Tìm hiểu rõ ràng về thương hiệu nhượng quyền
Trước khi làm bắt đầu kinh doanh, bạn nên tìm hiểu kỹ về thị trường, thị phần sản phẩm cũng như uy tín về thương hiệu mà bạn chuẩn bị hợp tác. Điều này giúp bạn đo lường được sự uy tin cũng như độ nổi tiếng của thương hiệu, giúp ích cho bạn trong khâu quảng cáo cửa hàng ra bên ngoài.
4.4 Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết
Hãy luôn có một kế hoạch kinh doanh chi tiết bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn. Điều này giúp bạn chủ động hơn trong khâu vận hành, tạo ra những chiến lược cạnh tranh với các cửa hàng khác. Mặc khác, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thương hiệu nhượng quyền sẽ sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn bạn một cách nhiệt tình hơn.
5. Kinh doanh nhượng quyền có cần chiến lược quảng cáo không?
Khi tham gia vào mô hình nhượng quyền quán ăn, bạn sẽ được hỗ trợ về chiến lược kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm từ đối tác. Trong quá trình hợp tác, họ sẽ thường xuyên đưa ra những lời khuyên để giúp bạn kinh doanh hiệu quả. Tùy thuộc vào hợp đồng, bên nhận quyền sẽ nhận được hỗ trợ về marketing khác nhau như được tham gia vào mạng lưới truyền thông và hoạt động Marketing, được hỗ trợ thiết kế, tư vấn các hạng mục xây dựng nhằm đảm bảo cửa hàng xây dựng đúng tiêu chuẩn mô hình thương hiệu,…
Kế hoạch marketing riêng biệt của cửa hàng tạo sự cạnh tranh với đối thủ
Tuy nhiên, bạn vẫn phải cần có một kế hoạch marketing riêng biệt của cửa hàng để có thể thu hút khách và cạnh tranh với các quán ăn hoặc chi nhánh khác cùng thương hiệu. Mặc dù về mô hình và sản phẩm giống nhau, nhưng chất lượng dịch vụ hay chất lượng thức ăn giữa các cửa hàng sẽ khác nhau. Đó cũng là chìa khóa để bạn tập trung phát triển thu hút khách hàng.
Bên cạnh tận dụng lợi thế từ nhận diện thương hiệu có sẵn, bạn có thể đánh vào chất lượng dịch vụ hoặc lồng ghép các chương trình khuyến mãi phù hợp với từng thời điểm để hấp dẫn khách hàng như: Đi 5 tính tiền 4, giảm giá nhân dịp ngày lễ,…
6. Kết luận
Nhượng quyền quán ăn là sự lựa chọn kinh doanh hấp dẫn những ai đam mê khởi nghiệp trong lĩnh vực F&B. Với những thông tin được chia sẻ chi tiết trong bài viết, hi vọng bạn sẽ có thêm nhiều góc nhìn và kiến thức về nhượng quyền quán ăn và cách thức hoạt động của từng mô hình nhượng quyền. Chúc bạn sẽ nhanh chóng tìm được mô hình kinh doanh phù hợp và khởi nghiệp thành công với cơ sở quán ăn của mình.
>>> Xem thêm:
- Làm gì để tăng doanh thu cửa hàng F&B ngay từ bây giờ?
- Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh ăn uống áp dụng thực tế
- Kinh nghiệm kinh doanh nhượng quyền cafe hiệu quả bạn cần biết