Boom hàng là gì? Cách tránh bị boom hàng khi kinh doanh online

Đánh giá bài viết

Trong cuộc đua kinh doanh online, bùng hàng luôn là một cơn ác mộng đeo bám. Làm sao để vượt qua trở ngại này và xây dựng một hệ thống kinh doanh hiệu quả? Hãy theo chân Haravan, tìm hiểu những nguyên nhân đằng sau và chiến lược sáng suốt giải quyết tình trạng này trong bài viết dưới đây.

1. Boom hàng là gì?

Boom hàng là gì?

Boom hàng là gì?

1.1 Hành động boom hàng

Boom hàng hay bùng hàng – đây chính là ác mộng của người kinh doanh. Cụm từ này để chỉ hành động đặt hàng nhưng khi người giao hàng gọi thì không nghe máy, hoặc nghe máy với thái độ khó chịu và không thanh toán tiền cho món hàng đó với nhiều lí do khác nhau.

Đối tượng boom hàng rất đa dạng, phong phú, đủ mọi ngành nghề, lứa tuổi. Ngành nghề nào, mặt hàng nào cũng có những đối tượng boom hàng.

Và boom hàng là câu chuyện không của riêng một người bán nào.

Hành động boom hàng của một bộ phận khách không văn minh

Hành động boom hàng của một bộ phận khách không văn minh

1.2 Hậu quả của việc boom hàng

Với người bán, boom hàng là một “ác mộng”:

  • Thiệt hại về kinh tế: Người bán phải chịu phí gửi hàng, hoàn hàng, các phí tư vấn, quản lí đơn hàng

  • Gây tốn thời gian, công sức

  • Chất lượng hàng hóa có thể bị ảnh hưởng do tình trạng hoàn hàng, di chuyển quá lâu, quá xa,…Với mặt hàng thực phẩm, hoàn hàng sẽ khiến người bán dễ bị hư hại, thiệt hại.

  • Đặc biệt, tâm lý chủ shop sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng: dễ chán nản, thất vọng, buồn bã và mất niềm tin vào khách hàng, vào kinh doanh. Với chủ shop mới, bị boom hàng chính là cú sốc tinh thần với họ.

Hậu quả của hành vi boom hàng

Hậu quả của hành vi boom hàng

2. Nguyên nhân của tình trạng boom hàng hiện nay

2.1 Đặt hàng vì vui

Một trong những lí do khách boom hàng chính là vì khi đặt hàng, họ chỉ đơn giản rảnh rỗi, thích thú, vui nên đặt. Lí do này nghe rất khó tin nhưng lại là nguyên nhân của 70% vụ boom hàng.

Những vị khách rảnh rỗi này thường xuyên ghé thăm các shop để trêu chọc và còn có xu hướng “ôm” hàng với số lượng lớn. Họ đặt đến khi chủ shop nổi giận, ức chế thì mới dừng.

2.2 Không còn nhu cầu với món hàng

Sự thay đổi trong nhu cầu: Thời điểm khách hàng đặt mua là lúc lợi ích cận biên đang cao nhất, nhưng sau một khoảng thời gian khách hàng có thể thay đổi nhu cầu sử dụng hoặc không cần dùng đến sản phẩm nữa, dẫn đến việc không mua hàng và bùng đơn hàng của người bán.

Khách hàng thường tìm kiếm và so sánh giữa các sản phẩm, và khi tìm thấy một deal hời hơn, họ có xu hướng bùng hàng của người bán hiện tại để chuyển sang mua sản phẩm với giá tốt hơn. Đồng thời, khi có sự xuất hiện của sản phẩm mới hấp dẫn hơn, khách hàng có thể bùng hàng của người bán hiện tại để thử nghiệm sản phẩm mới của bên khác.

Nếu quá trình chuẩn bị đơn hàng, vận chuyển hoặc dịch vụ của người bán không đáp ứng đúng kỳ vọng của khách hàng, điều này có thể gây bùng hàng và tạo sự không hài lòng từ phía khách hàng.

2.3 Cạnh tranh “bẩn”

Không hiếm lạ tình trạng các đối thủ cạnh tranh, phá hoại công việc làm ăn, kinh doanh của nhau. Đối thủ tạo đơn, boom hàng nhằm khiêu khích shop cạnh tranh.

Do việc tạo lập một tài khoản mạng xã hội để mua hàng online quá dễ dàng nên những shop này rất dễ bị các tài khoản giả trên mạng xã hội trêu chọc. Họ boom hàng khiến tâm lí chủ shop đối thủ bị ảnh hưởng.

Một số shop còn thiếu tử tế đến mức là nhận hàng, cố tình phá hoại hàng và đưa ra những bình luận không lành mạnh để hủy hoại đối thủ cạnh tranh.

2.4 Nguyên nhân bên lề nên buộc phải boom hàng

Có nhiều khách không có chủ ý, chủ đích boom hàng. Việc boom hàng xảy đến chỉ vì họ bất đắc dĩ: Không có nhà, không nhờ ai nhận hộ được và không có chuyển khoản; người giao hàng bực bội, khó chịu nên không giao hàng, cố tình báo khách không nhận, hoặc vì hàng không như mong muốn nên khách từ chối nhận,…

Dù chỉ là số lượng rất ít nhưng tình trạng boom hàng này không hiếm lạ. Và dẫu là do nguyên nhân boom hàng nào thì shop bán hàng vẫn là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nhất.

Nguyên nhân khách boom hàng

Nguyên nhân khách boom hàng

3. Đáp trả boom hàng sao cho văn minh

Không một chủ shop nào bình tĩnh nổi khi biết hàng bị boom. Rất nhiều hành động đáp trả của chủ shop với khách boom mang tính răn đe việc boom hàng. Có thể kể đến như mắng chửi, dọa nạt, thậm chí là nguyền rủa,…

Tuy vậy, tình trạng boom hàng vẫn tiếp diễn thì dù có chửi rủa những người boom hàng thì câu chuyện boom hàng vẫn đi vào ngõ cụt.

Đáp trả có thể là chia sẻ, tâm sự với mọi người về hậu quả của boom hàng. Khi khách boom hàng, cũng hãy cố bình tĩnh để hỏi họ lí do. Lắng nghe những phản hồi và lý do của khách hàng một cách tôn trọng, không trở thành một cuộc tranh cãi hay thách thức.

Hiểu rằng nhu cầu của khách hàng có thể thay đổi và sẽ luôn tìm cách cải thiện dịch vụ. Ít nhất, điều đó sẽ giúp bạn hiểu về vấn đề đang xảy ra và bớt đi sự bực tức vô cớ.

Đáp trả, xử lí hành vi boom hàng văn minh

Đáp trả, xử lí hành vi boom hàng văn minh

4. Cách trị boom hàng [gợi ý top 5 cách thức tránh khách boom hàng]

4.1 Nhận tiền trước, giao hàng sau

Lí do khách có thể ngang nhiên boom hàng là vì họ không mất tiền. Vì vậy, trả tiền trước là hình thức được nhiều shop lựa chọn để “chắc ăn” trong quá trình giao hàng.

Một số sàn thương mại điện tử hiện nay rất khuyến khích việc thanh toán trước và tặng kèm cho hình thức thanh toán này những khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn. Vì vậy, lượng khách boom hàng đã giảm đi đáng kể.

Còn với shop kinh doanh online không kinh doanh trên các nền tảng, bạn có thể nhờ khách hàng đặt cọc từ 20 – 50% tổng hóa đơn. Mục đích của việc làm này là giảm thiểu tối đa nguy cơ bị boom hàng. Bản thân chủ shop cũng có thể được đền bù tổn thất nếu xảy ra những tình trạng boom hàng vô lí.

Nhận tiền trước, giao hàng sau

Nhận tiền trước, giao hàng sau

4.2 Tìm hiểu khách hàng, chốt đơn kỹ càng

Khi khách mua hàng, bạn cũng cần xác nhận xem khách này có đáng tin cậy không. Bởi hiện nay có rất nhiều khách hàng đặt hàng bằng những tài khoản ẩn danh, vô danh, không bạn bè. Họ chính là đối tượng số 1 hay boom hàng và thường đặt hàng vì vui.

Tuy hơi mất thời gian, nhưng việc xác minh thông tin khách hàng sẽ giúp bạn có thể đảm bảo mức độ thành công của đơn hàng:

  • Kiểm tra tỉ lệ giao hàng thành công trên tài khoản của khách hàng – nếu đang giao dịch trên sàn thương mại điện tử

  • Kiểm tra thông tin Facebook cá nhân của khách, liệu đó có phải Facebook thật và đáng tin cậy không

  • Số điện thoại của khách có liên lạc được hay không

  • Xem xét độ nhiệt tình của khách. Nếu khách hời hợt, nhiều khả năng là khách không quá quan tâm món hàng và có thể hủy bỏ hàng.

Tìm hiểu khách hàng, chốt đơn kĩ càng để tránh boom hàng

Tìm hiểu khách hàng, chốt đơn kĩ càng để tránh boom hàng

4.3 Bán hàng uy tín, chất lượng lên đầu

Khách boom hàng đôi khi không phải vì lý do cá nhân mà đơn giản vì họ thấy không hài lòng trước món hàng của shop. Muốn khách không boom hàng, muốn người mua hàng có tâm thì bạn cũng cần là người bán hàng có tâm.

Hãy đảm bảo cung cấp sản phẩm đúng như quảng cáo, đưa ra những thông tin chính xác, không pr lố,…Trong kinh doanh, uy tín, chất lượng mới là yếu tố cốt lõi giữ chân khách hàng.

Cùng với sản phẩm uy tín, chất lượng thì thái độ bán hàng cũng cần thân thiện, lịch sự. Có vậy thì khách hàng mới “không lỡ” boom và còn có thể trở thành khách hàng trung thành với sản phẩm của shop.

4.4 Cẩn thận trong khâu đóng gói, vận chuyển

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, bạn cần đóng gói cẩn thận, đừng để hàng méo mó, lỏng lẻo hay xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển.

Nếu khách hàng thấy sản phẩm tàn tạ ngay khi nhận từ tay ship, nguy cơ bạn bị boom hàng vì thiếu cẩn thận là rất cao. Có thể trang bị thêm các túi đựng chống sốc, hộp giấy gói hàng dán băng cẩn thận,…

> Xem thêm: Đóng gói sản phẩm như thế nào để ghi lại dấu ấn trong lòng khách hàng?

4.5 Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng của Haravan

Phần mềm quản lý bán hàng của Haravan cung cấp nhiều dịch vụ giúp tối ưu quá trình bán hàng của bạn. Tối ưu bán hàng sẽ giúp tạo uy tín, tăng doanh số và giúp giảm nguy cơ bị boom hàng.

Phần mềm quản lí bán hàng của Haravan sở hữu ưu điểm vượt trội như:

  • Vận hành xuyên suốt: Dù là 1, hay 1000 đơn hàng, Haravan vẫn dễ dàng phân loại, đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

  • Quản lí khách hàng theo tệp: Khách hàng sẽ được phân loại là khách mới, khách mua trên hai lần, khách hàng thân thiết. Bạn sẽ biết được đặc điểm phù hợp của từng khách hàng và chọn lựa bán hàng đúng mực.

  • Đồng bộ tồn kho, giá bán giữa cửa hàng với các sàn thương mại điện tử sao cho doanh thu được tối ưu nhất có thể.

  • Giao hàng: Haravan tích hợp hơn 15 đơn vị vận chuyển và luôn tối ưu nhất chi phí vận chuyển – không chỉ tạo được trải nghiệm tiết kiệm cho khách mà còn giúp shop tạo thiện cảm với khách hàng.

Phần mềm quản lí bán hàng đa kênh của Haravan

Phần mềm quản lí bán hàng đa kênh của Haravan

5. Kết luận

Kinh doanh online và câu chuyện boom hàng là vấn đề muôn thuở. Chủ shop thông minh là chủ shop có ứng xử phù hợp, văn minh và giúp tình trạng boom hàng giảm thiểu tối đa. Nghề làm dâu trăm họ, chỉ có nỗ lực, đi đầu trong chất lượng thì mới giúp sản phẩm được tin dùng và boom hàng sẽ chỉ là một mặt rất nhỏ trong muôn vàn lợi ích.

———–

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

  • Tổng hợp những cách độc đáo tri ân khách hàng thân thiết
  • Gợi ý quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng đúng chuẩn
  • Bài học đắt giá giúp người mới kinh doanh online tiết kiệm tiền đáng kể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline tư vấnZalo tư vấnĐăng ký website