Với sự bùng nổ của công nghệ hóa và ảnh hưởng, tác động trực tiếp tới nền kinh tế toàn cầu, dẫn tới việc các mô hình doanh thu đã ra đời nhằm có thể tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn. Việt Nam cũng là một nước có nền kinh tế đang phát triển và cũng đang bắt kịp xu thế nên thương mại điện tử rất được chú trọng. Sau đây, Haravan sẽ gợi ý cho bạn top 5 mô hình doanh thu bán hàng trong thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay.
1. Mô hình doanh thu là gì?
Mô hình doanh thu là một khái niệm nêu và lý giải về chiến lược thu nhập của một doanh nghiệp. Mô hình doanh thu bán hàng bao gồm:
Việc cung cấp giá trị.
Cung cấp kỹ thuật tạo doanh thu.
Nguồn doanh thu.
Nhóm khách hàng mục tiêu của sản phẩm.
Doanh thu của một doanh nghiệp có thể được tạo ra từ vô số nguồn. Một số nguồn doanh thu mà chúng ta thường sẽ thấy như hoa hồng, chênh lệch giá, tiền thuê, giá thầu,…
Mô hình doanh thu là gì?
Nhìn chung, có thể giải thích một cách ngắn gọn về mô hình doanh thu như sau:
Mô hình doanh thu là một phần không thể thiếu của mỗi một mô hình kinh doanh. Nó bao gồm mọi khía cạnh của chiến lược tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
Mô hình doanh thu là một hình thức có thể khiến doanh nghiệp kiếm được tiền.
Mô hình doanh thu là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với dự kiến kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp. Vì nó mang đến cái nhìn tổng quan cho chủ doanh nghiệp về tiềm năng kiếm lợi nhuận ở thời điểm hiện tại cũng như là trong tương lai của doanh nghiệp.
2. Những khái niệm về các loại doanh thu mà bạn cần phải nắm
Khi tìm hiểu về mô hình doanh thu, có một số khái niệm cũng như là ví dụ về mô hình doanh thu bán hàng mà bạn cần thiết phải nắm như:
2.1 Doanh thu thuần là gì?
Đây là khoản thu mà doanh nghiệp sẽ thu được sau khi đã được trừ khấu tất cả các khoản chi phí như: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm giá bán hàng,… Còn lại thì sẽ là khoản doanh thu trước thuế thu nhập của doanh nghiệp.
Doanh thu thuần là gì?
2.2 Doanh thu bán hàng là gì?
Doanh thu bán hàng có lẽ sẽ không còn xa lạ đối với những ai làm kinh doanh. Đây chính là tổng số tiền mà doanh nghiệp đã thu về được từ việc buôn bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh thu bán hàng sẽ phải bao gồm khoản doanh thu bán hàng ra ngoài và khoản doanh thu bán hàng nội bộ doanh nghiệp.
2.3 Doanh thu biên là gì?
Nếu như bạn bán được thêm một đơn vị sản phẩm, hàng hóa và có giá trị doanh thu tăng thêm thì đó được gọi là doanh thu biên. Nếu trong môi trường các doanh nghiệp đều cạnh tranh hoàn hảo, công bằng với nhau thì doanh thu biên sẽ bằng với mức giá bán.
Còn nếu trong môi trường các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh với nhau, thì doanh thu biên sẽ nhỏ hơn mức giá bán. Bởi để có thể bán thêm được một đơn vị sản phẩm, doanh nghiệp sẽ cần thiết phải thực hiện giảm giá đối với tất cả các đơn vị sản phẩm đã bán từ trước đó.
Doanh thu biên là gì?
2.4 Doanh thu tài chính là gì?
Doanh thu tài chính sẽ bao gồm các khoản doanh thu như doanh thu tiền lãi, doanh thu tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia cộng với doanh thu hoạt động tài chính khác là thực hiện trong một kỳ.
Ngoài ra, doanh thu tài chính sẽ không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền trong tương lai.
Doanh thu tài chính là gì?
2.5 Doanh thu ròng là gì?
Doanh thu ròng được hiểu là sự chênh lệch giữa tổng doanh thu từ tất cả các nguồn liên quan tới thu nhập từ những hoạt động và phi hoạt động. Ngoài ra, doanh thu ròng còn bao gồm tổng các chi phí có liên quan tới hoạt động kinh doanh như hoạt động hành chính, bảo trì đầy đủ, thuế và khoản phải thanh toán thay thuế. Nhưng bên cạnh đó, doanh thu ròng vẫn phải trừ đi các khoản phí trích lập khấu hao, các khoản phí và cả tiền lãi hoạt động phi tiền mặt cùng những khoản chi phí khác từ nợ.
3. Các mô hình doanh thu phổ biến nhất hiện nay
Sau khi tìm hiểu về khái niệm các loại doanh thu cần phải nắm, thì sau đây, Haravan sẽ nêu ra cho bạn những ví dụ về mô hình doanh thu bán hàng phổ biến nhất hiện nay:
3.1 Mô hình doanh thu quảng cáo
Mô hình doanh thu quảng cáo là mô hình mà bạn sẽ kiếm được tiền thông qua nền tảng kỹ thuật số và các cách quảng cáo thông thường. Mô hình doanh thu quảng cáo bao gồm việc tiếp thị hiển thị lên quảng cáo truyền hình, banner, biển quảng cáo điện tử,…
Mô hình doanh thu quảng cáo
Khoản doanh thu mà bạn sẽ kiếm được từ mô hình doanh thu bán hàng này dựa trên các hóa đơn được tăng so với chi phí mỗi lần nhấp (CPC) hoặc chi phí cho mỗi hành động (CPA).
Ngoài chiến lược tiếp thị hiển thị nhằm chuyển hướng người truy cập đến nền website được quảng cáo liên kết, thì tiếp thị liên kết và tiếp thị công cụ tìm kiếm cũng là những cách tiếp thị nổi tiếng khác mà các doanh nghiệp hay sử dụng.
3.2 Mô hình doanh thu đăng ký
Chắc hẳn bạn đã nghe nói về Netflix, Youtube Premium,… đây là những ứng dụng sẽ cho phép bạn tận hưởng các dịch vụ độc đáo không giới hạn của họ mà những bản bình thường sẽ không thể nào đáp ứng được. Đây chính là mô hình doanh thu đăng ký sẽ tính phí người dùng hoặc người đăng ký thuê bao dựa trên một khoảng thời gian nhất định (theo ngày, tháng hoặc năm) để có thể tận hưởng các dịch vụ mà những ứng dụng đó đem lại.
Các dịch vụ điển hình mà các ứng dụng hay các doanh nghiệp này sẽ đem lại bao gồm âm nhạc, video, kênh truyền hình, tạp chí, dịch vụ,… được cung cấp cho người đăng ký với một chi phí nhất định để có thể xem, nghe hoặc cập nhật phiên bản mới nhất.
Mô hình doanh thu đăng ký
3.3 Mô hình doanh thu phí giao dịch
Mô hình doanh thu phí giao dịch là mô hình mà các doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ tính phí đến một người bán cho mỗi giao dịch thực hiện thông qua họ. Các doanh nghiệp thương mại điện tử đó là những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tổng thanh toán cho các nền tảng kinh doanh thương mại điện tử khác. Nói tóm lại thì lợi nhuận mà các doanh nghiệp đó có được khi theo mô hình kinh doanh bán hàng này là thông qua việc cho phép hoặc thực hiện các giao dịch.
Mô hình doanh thu phí giao dịch
3.4 Mô hình doanh thu bán hàng
Khi nhắc đến ví dụ về mô hình doanh thu bán hàng, không thể nào mà không nhắc đến mô hình doanh thu bán hàng. Đây có thể nói là mô hình kinh doanh phổ biến nhất đối với cả người bán và người mua.
Giá cả của mô hình doanh thu bán hàng thường sẽ phải cạnh tranh so với giá cửa hàng thực tế. Các doanh nghiệp theo mô hình bán hàng trực tuyến thường đi kèm với các thị trường như: cho phép họ giao dịch với các nhà cung cấp sản phẩm khác nhau, hoặc cho phép họ phát triển thị trường. Qua đó mà họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn so với các cửa hàng thực tế.
Mô hình doanh thu bán hàng
3.5 Mô hình doanh thu liên kết
Ví dụ về mô hình doanh thu bán hàng cuối cùng mà Haravan muốn đề cập đến cho bạn đó chính là mô hình doanh thu liên kết. Đây là dạng doanh thu mà người bán sẽ phối hợp với các nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng. Qua đó, những người nổi tiếng sẽ quảng cáo và bán sản phẩm cho họ, mang lại cho họ phần trăm lợi nhuận dưới dạng hoa hồng.
Mô hình doanh thu liên kết
Bất kỳ ai khi ấn vào liên kết đều sẽ được chuyển hướng đến trang web bán sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy mà các doanh nghiệp hay cá nhân trả tiền hoa hồng theo thỏa thuận cho nhà điều hành máy chủ mang data cho mỗi lưu lượng truy cập.
Lấy một ví dụ về mô hình doanh thu bán hàng theo dạng mô hình doanh thu liên kết mà mỗi chúng ta thường hay thấy, đó là: Hãng A nhờ người nổi tiếng B làm video, đăng bài quảng cáo sản phẩm cho họ. Dưới mỗi video hoặc mỗi bài viết thì người nổi tiếng B sẽ để link sản phẩm ở dưới. Bất kỳ một người nào khi ấn vào link đó đều sẽ được chuyển hướng tới trang sản phẩm của hãng A. Khi có người mua thì người nổi tiếng B sẽ được lợi nhuận theo hoa hồng, và đồng thời hãng A cũng có thể bán được hàng.
4. Ý tưởng tăng doanh thu hiệu quả đang được ưa chuộng hiện nay
Việc tăng doanh thu bán hàng có ý nghĩa rất lớn đối với một doanh nghiệp. Bởi nếu mô hình doanh thu bán hàng không phát triển thì doanh nghiệp cũng sẽ không thể nào phát triển được. Sau đây, Haravan sẽ gợi ý cho bạn một số cách giúp doanh nghiệp có thể tăng doanh thu hiệu quả:
4.1 Mang đến thông tin sốt dẻo cho khách hàng
Để có thể thu hút cũng như là tri ân khách hàng, bạn nên có những chương trình hoặc gửi email cho khách hàng nhằm thông báo về những chương trình khuyến mại đặc biệt mà doanh nghiệp của bạn tổ chức.
Việc thông báo những chương trình khuyến mại không những giúp cho khách hàng quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp của bạn, mà họ còn có thể giúp bạn quảng bá sản phẩm đến bạn bè, người thân của họ.
Thông báo cho khách hàng chương trình khuyến mãi
4.2 Phân loại khách hàng
Để có thể gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả thì doanh nghiệp của bạn nên phân loại khách hàng. Việc phân loại rõ những khách hàng trung thành với những khách hàng khác sẽ có thể tạo ra cho doanh nghiệp của bạn nhóm khách hàng tiềm năng. Nếu như nhóm khách hàng thường xuyên và các nhóm khách hàng khác đều được bạn đối xử như nhau thì doanh nghiệp của bạn sẽ rất khó xây dựng được lòng trung thành của họ.
> Xem thêm: Phân loại khách hàng như thế nào để tối ưu đơn hàng?
4.3 Tăng doanh số bán hàng từ những phần thưởng
Các doanh nghiệp lớn thường có những chương trình tặng quà cho khách hàng của họ, vậy tại sao bạn không thử áp dụng ý tưởng này vào mô hình doanh thu bán hàng của mình? Đơn giản nhất thì bạn có thể giảm giá 10% – 20%/ tổng hóa đơn của khách hàng vào ngày sinh nhật của họ, hoặc bạn cũng có thể tạo hệ thống tích điểm nhận quà, giảm giá,…
Tạo động lực cho đội ngũ nhân viên
4.4 Tạo động lực cho đội ngũ nhân viên bán hàng
Một yếu tố quan trọng có thể giúp mô hình doanh thu bán hàng cũng như là doanh nghiệp của bạn được phát triển đó chính là nhân lực. Vì vậy, hãy luôn cung cấp cho đội ngũ nhân viên bán hàng động lực để họ có thể tăng năng suất làm việc cũng như là phấn đấu để bán được hàng. Trên thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đã tăng doanh số bán hàng một cách vượt trội nhờ vào đội ngũ nhân viên. Vậy nên, bạn tuyệt đối đừng bỏ qua kinh nghiệm này.
> Xem thêm: Cách quản lý nhân viên bán hàng đạt hiệu suất tốt nhất
4.5 Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng HaraRetail
Với lợi thế là nền tảng công nghệ hàng đầu cả nước, app quản lý bán hàng miễn phí HaraRetail là lựa chọn hàng đầu cho tất cả các mô hình kinh doanh, dù là 1 hay 100 cửa hàng. HaraRetail sẽ hỗ trợ cho các nhà quản lý mọi lúc mọi nơi với quy trình bán hàng tối ưu, quản lý số liệu chặt chẽ nhằm giúp các doanh nghiệp dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn trong mọi hoạt động.
Phần mềm quản lý bán hàng HaraRetail
HaraRetail có những ưu điểm nổi trội mà các app quản lý bán hàng miễn phí khác khó có được như:
Giúp doanh nghiệp đồng bộ thông tin khách hàng ở cả offline lẫn online. Từ đó, doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng nhiều thứ họ muốn hơn nhờ hiểu rõ tâm lý khách hàng.
Báo cáo chi tiết, chính xác và nhanh chóng về hàng tồn kho, đổi trả hàng, doanh thu,… ở 1 cửa hàng hay 100 cửa hàng.
HaraRetail có hệ thống xử lý đơn hàng đa kênh thông minh giúp các doanh nghiệp rút ngắn được thời gian xử lý các đơn hàng online.
Chủ cửa hàng có thể nắm được năng suất làm việc của từng nhân viên nhờ tính năng phân quyền nhân viên chi tiết.
Đặc biệt, HaraRetail là phần mềm quản lý bán hàng đầu tiên kết nối nhà bán lẻ trực tuyến với ngân hàng (VPBank). Các doanh nghiệp cần vay mà đủ điều kiện của ngân hàng đưa ra thì, họ sẽ được vay 3 tỷ đồng kèm theo các ưu đãi tín dụng khác.
Tuy là có nhiều tính năng là vậy nhưng HaraRetail lại rất dễ sử dụng. Chủ doanh nghiệp không rành về công nghệ thì cũng có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng HaraRetail để quản lý công việc kinh doanh của cửa hàng mình chỉ sau 1 – 2 lần sử dụng.
Chính vì những ưu điểm nổi trội của HaraRetail mà các ứng dụng khác khó có được, nhiều doanh nghiệp lớn như The Coffee House, Juno, Vinamilk,… đã tin tưởng sử dụng. Đây là phần mềm quản lý bán hàng miễn phí vĩnh viễn mà các nhà kinh doanh nên cân nhắc tìm hiểu đầu tiên nếu muốn có một phần mềm đầy đủ chức năng và tiện lợi, dễ dàng sử dụng.
5. Tổng kết
Bài viết trên Haravan đã giải thích giúp bạn những định nghĩa về các loại doanh thu mà bạn cần phải biết và đã gợi ý cho bạn top 5 mô hình doanh thu bán hàng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ của Haravan có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về mô hình doanh thu bán hàng. Chúc bạn thành công trên chặng đường kinh doanh của bản thân!
———–
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm bài viết liên quan:
- Những lý do marketer nên xây dựng chương trình khách hàng trung thành
- Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử được ưa chuộng ở Việt Nam