Khi cuộc sống con người đã dần đầy đủ về mặt vật chất thì họ lại ngày càng quan tâm đến đời sống tinh thần. Chính vì vậy mà các sản phẩm, các hoạt động mang tính chất giải trí, thư giãn ngày càng có vị thế nhất định trên thị trường kinh doanh. Trong số đó không thể không kể đến bida – một môn thể thao hiện đại đã thu hút rất nhiều người tham gia. Có lẽ cũng chính vì vậy mà khi kinh doanh một môn giải trí, người ta thường hay nghĩ ngay tới việc kinh doanh bida. Vậy kinh doanh bida là gì? Hãy cùng Haravan tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
1. Bida là gì? Kinh doanh quán bida là gì?
Kinh doanh bida là việc cung cấp dịch vụ cho thuê như bàn đánh bida, gậy bida,… để khách hàng có thể sử dụng các dụng cụ có sẵn này phục vụ cho nhu cầu giải trí của họ. Lợi nhuận kinh doanh bida sẽ có từ chi phí khách hàng bỏ ra để thuê, mượn bàn bida, mượn gậy bida,…
Bida là gì? Kinh doanh bida là gì?
2. Những mô hình kinh doanh bida phổ biến hiện nay
2.1 Mô hình quán bida tính tiền theo giờ
Mô hình quán bida tính tiền theo giờ
2.2 Mô hình quán bida kết hợp cà phê
Mô hình quán bida kết hợp cà phê
Thay vì người chơi vừa đứng chơi và vừa chờ đến lượt, thì với mô hình này, khách hàng có thể vừa chơi và vừa uống cà phê. Lợi nhuận kinh doanh bida sẽ có được bởi mô hình này thu hút được 3 nhóm đối tượng: một là những người chỉ muốn chơi bida, hai là những người chỉ muốn uống cà phê và xem người khác đánh bida, ba là những người vừa có nhu cầu chơi bida, vừa có nhu cầu uống cà phê. Việc có 3 nhóm đối tượng thay phiên nhau đến quán bida sẽ giúp cho bạn có đa dạng nguồn thu hơn.
> Xem thêm: Tổng hợp các bước mở quán cà phê từ A-Z cho người mới bắt đầu
2.3 Mô hình quán bida kết hợp game
Tuy nhiên, mô hình quán bida kết hợp game hiện nay lại chưa có nhiều trên thị trường. Nhưng nếu bạn biết nắm bắt thời cơ và hiểu được xu hướng đám đông, thì mô hình này sẽ giúp bạn có được một khoản thu nhập đáng kể.
Mô hình quán bida kết hợp game
2.4 Mô hình quán bida và khu thương mại
Ngoài ra, khu thương mại còn là nơi có không gian sang trọng. Bạn có thể tận dụng điều này để có thể nâng cao giá dịch vụ như đồ ăn, nước uống,…
Mô hình quán bida và khu thương mại
2.5 Mô hình kinh doanh bida ở quê
Để không quá đơn điệu cũng như việc thu hút người chơi biết đến quán bida của bạn hơn, bạn có thể kết hợp các loại hình khác nhau như bida cà phê, bida sân vườn,…
Mô hình kinh doanh bida ở quê
3. Mở quán bida cần bao nhiêu vốn?
3.1 Chi phí mặt bằng
Nếu bạn kinh doanh bida với quy mô lớn, thì cần diện tích mặt bằng trên 200m vuông để có thể chứa được 7 bàn bida (chưa tính khu vực giữ xe và các phòng ốc riêng). Còn nếu bạn kinh doanh quán bida với quy mô nhỏ hơn thì chỉ cần tầm 100m vuông là đủ chỗ chứa cho 3 – 4 bàn bida.
Tùy theo diện tích kinh doanh bida, vị trí thuận tiện mà chi phí mặt bằng ở từng nơi cũng sẽ có giá khác nhau. Kinh doanh bida là dạng kinh doanh cần sự lâu dài và cần phải thu hút khách đến, vậy nên bạn cần chọn mặt bằng ở nơi mà bản thân có thể chi trả được trong vòng vài tháng, mặt bằng hơi khuất cũng không sao. Nếu không, chi phí mặt bằng quá nặng mà bạn không thu hút được khách đến giai đoạn đầu thì có thể dẫn đến phá sản.
3.2 Chi phí nội thất
Ngoài ra, bàn chơi bida, gậy, găng tay, khung tam giác,… cũng nên được đầu tư loại tốt. Việc đa dạng kiểu dáng và loại hình sẽ phù hợp với nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Và mỗi loại bạn nên sắm nhiều một chút để khi quán có đông người chơi thì vẫn sẽ đủ dụng cụ để dùng.
Chi phí nội thất kinh doanh bida
3.3 Chi phí thuê nhân viên
3.4 Chi phí phát sinh mỗi tháng
3.5 Khoảng tiền vốn dự trù
4. 10 bước kinh doanh quán bida cho người mới
4.1 Tìm hiểu và bổ sung kiến thức về bida
Để có thể giải đáp cho khách hàng những vướng mắc khi đang chơi bida, thì chủ quán nên biết cách chơi và hiểu luật chơi. Tránh để những người có kiến thức, am hiểu về bida muốn gian lận qua mặt một cách dễ dàng.
Còn nếu chủ quán là một người đam mê bida từ lâu, thì cũng đừng chủ quan, coi kiến thức của mình là đủ mà hãy đi cập nhật, học hỏi thêm về bộ môn này. Điều đó không chỉ giúp bạn kinh doanh quán bida tốt hơn mà bạn cũng có thể phục vụ những vị khách đã chơi lâu năm, những vị khách khó tính nhất.
4.2 Nghiên cứu thị trường
- Xung quanh khu vực đó có nhiều người muốn/ thích chơi bida không?
- Lượng người đến những quán bida xung quanh địa điểm mà bạn muốn mở quán bida khoảng bao nhiêu người?
- Thời gian nào trong ngày là khoảng thời gian có nhiều người đến chơi bida nhất?
4.3 Xác định nhóm khách hàng mục tiêu
Ví dụ: Nhóm khách hàng mục tiêu của bạn là học sinh, sinh viên, thì bạn nên chọn mặt bằng ở những nơi gần trường học. Do đây là nhóm đối tượng khách hàng không có nhiều kinh phí nên bạn cần cung cấp các dịch vụ giá rẻ thì mới có thể thu hút họ được.
Xác định nhóm khách hàng mục tiêu
4.4 Chuẩn bị mặt bằng kinh doanh
Chủ quán bida nên tìm để thuê mặt bằng tại những nơi ít phức tạp, có vị trí giao thông thuận lợi, trật tự an ninh tốt. Ngoài ra, bạn có thể thuê mặt bằng trong hẻm lớn có chỗ để xe. Đây sẽ là một lựa chọn không tồi bởi chi phí thuê mặt bằng của bạn sẽ được giảm đáng kể.
4.5 Thiết kế quán bida
Ngoài ra, bạn nên dựa vào nhóm khách hàng mục tiêu của bạn, xem họ thích mẫu thiết kế như thế nào, bạn có thể dựa vào đó để thiết kế cho quán bida của bạn. Đây là điều thường không dễ để thực hiện, nhưng nếu bạn làm thành công thì có thể thu hút thêm nhiều khách hàng đến quán bida của bạn hơn.
4.6 Trang bị đồ dùng cần thiết
Bàn bida:
- Bàn bida pool: loại bàn này có nhiều kích thước như 7 feet, 8 feet và 9 feet. Đây là loại bàn thông dụng đối với rất nhiều quán bida và có mặt trên thị trường khá lâu. Bàn 9 feet thường được sử dụng cho những cuộc thi đấu lớn, còn bàn 7 feet và 8 feet thường được dùng khi kinh doanh câu lạc bộ bida hoặc bida gia đình.
Bàn bida pool
- Bàn bida carom: đây là loại bàn không có túi lưới. Kích thước của bàn này khoảng 1,5x3m.
Bàn bida carom
- Bàn bida snooker: là loại bàn có túi lưới được kết hợp giữa 6 quả bóng khác màu và 15 quả bóng cùng màu để chơi. Bàn này có 2 kích thước là 9 feet và 10 feet.
Bàn bida snooker
Gậy bida (cơ bida):
Là loại gậy thông dụng dùng để đẩy bi khi chơi bida. Loại gậy này thường rất thẳng, được làm bằng gỗ, dài tầm 145cm và nặng khoảng 400 – 600g.
Gậy bida (cơ bida)
Gậy bida ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả trận đấu. Vì vậy, để có được những ván đấu chất lượng, bạn cần lựa chọn thật kỹ những cây gậy bida tốt, đạt chuẩn chất lượng.
Một số thiết bị cần thiết khác:
Ngoài bàn bida và gậy bida, bạn cần sắm thêm một số thiết bị khác cho quán bida của mình như quầy tính tiền, tủ cho khách đựng đồ, và các dụng cụ liên quan đến chơi bida như khung tam giác, phấn, đồ lau bi,… Trước khi mua, bạn cần lên kế hoạch chi tiết về số lượng của từng loại cũng như là dự kiến trước chi phí để nguồn vốn không bị ảnh hưởng.
4.7 Hoàn thành thủ tục, giấy phép kinh doanh
4.8 Marketing truyền thông cho quán bida
Marketing truyền thông cho quán bida
4.9 Chiến dịch giữ chân khách hàng
4.10 Quản lý quán bida hiệu quả với phần mềm quản lý thu chi của Haravan
Phần mềm quản lý thu chi của Haravan
Phần mềm quản lý thu chi của Haravan có những ưu điểm nổi trội mà ít phần mềm có được như:
- Ghi lại chi tiết lịch sử giao dịch, từ tiền thu của khách hàng, chi phí thanh toán cho nhà cung cấp, cho đến khoản thu chi bên ngoài như phí sinh hoạt, thuê mặt bằng. Từ đó có thể giúp quán bida của bạn quản lý, kiểm soát doanh thu, lợi nhuận, công nợ và thu chi, nhất là trong thời điểm giao dịch tăng đột biến.
- Quản lý sổ quỹ thu chi bán hàng theo tiền mặt, ngân hàng, thanh toán online trên mỗi kênh bán hoặc chi nhánh cửa hàng.
- Lập thống kê biến động số dư, doanh thu, công nợ bằng biểu đồ chi tiết, trực quan. Từ đó mà có thể giảm thiểu rủi ro do thất thoát tài chính, tiền bạc.
5. Kinh nghiệm mở quán bida thành công
Để dự trù trước được chi phí bỏ ra, chủ quán cần quan tâm đến các vấn đề:
- Chi phí đầu tư ban đầu: chi phí mua dụng cụ, chi phí thiết kế quán,…
- Chi phí duy trì hoạt động: tiền điện nước, tiền thuê nhân viên, chi phí marketing,…
- Chi phí sửa sang thiết bị theo định kỳ.
- Chi phí dự phòng cho các tình huống phát sinh.
6. Kết luận
———–
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
- Bí quyết để cải thiện hình ảnh và tạo nhận diện thương hiệu
- Những bước xác định chân dung khách hàng tiềm năng dễ dàng hiệu quả