Báo cáo doanh thu là gì? Cách lập báo cáo doanh thu bán hàng hiệu quả

Đánh giá bài viết

Báo báo doanh thu đóng vai trò quan trọng, thể hiện tổng quan hiệu suất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vậy cách làm báo cáo doanh thu bán hàng hiệu quả, chuẩn xác nhất? Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này thì hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây nhé!

1. Báo cáo doanh thu là gì?

báo cáo doanh thu

Báo cáo doanh thu giúp doanh nghiệp theo dõi tình hình phát triển của doanh nghiệp thông qua các chỉ số quan trọng.

Báo cáo doanh thu được định nghĩa là một dạng văn bản hành chính được lập ra nhằm lưu giữ các thông tin về doanh thu và hoạt động tài chính của cửa hàng, công ty. Theo đó, số liệu và chứng từ trong bản báo cáo này cần có độ chính xác tuyệt đối.
Báo cáo doanh thu được lập ra với mục đích chính là:

  • Theo dõi doanh thu, chi phí để xác định hiệu suất kinh doanh trong thời gian nhất định.
  • Xác định giá trị thuế thu nhập thông qua việc theo dõi sự tăng trưởng của lợi nhuận cũng như giá vốn bán hàng.
  • Xác định chính xác các chi phí phát sinh.
  • Đánh giá khả năng xoay vòng vốn của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định vay ngân hàng khi cần thiết.

Nhờ báo cáo doanh thu thể hiện tổng quan các con số cụ thể và chi tiết, bạn đánh giá được tình hình kinh doanh, từ đó nhanh chóng điều chỉnh chiến lược bán hàng khi cần thiết.

2. Các chỉ số quan trọng trong báo cáo doanh thu

Báo cáo doanh thu thể hiện rõ nét tình hình phát triển của doanh nghiệp với các chỉ số quan trọng sau đây:

  • Doanh thu: Là số tiền nhận được từ hoạt động kinh doanh.
  • Giá vốn hàng bán: Bao gồm chi phí cho các khoản nguyên vật liệu, nhân sự…
  • Lợi nhuận gộp: Là phần chênh lệch giữa doanh thu trừ đi giá vốn bán hàng.
  • Chi phí hoạt động: Là chi phí để doanh nghiệp duy trì hoạt động.
  • Thu nhập: Doanh thu trừ đi chi phí hoạt động và chi phí bán hàng sẽ ra thu nhập.
  • Thu nhập/Chi phí khác: Đây là chỉ số dùng để tính thu nhập ròng, cũng như điều chỉnh để tính chi phí thuế thu nhập, thu nhập lãi và các khoản khác.
  • Lợi nhuận: Lãi lỗ theo từng từng thời điểm, từng sản phẩm được tính theo công thức lấy doanh thu trừ đi toàn bộ các chi phí.

3. Những điều cần phải lưu tâm khi lập báo cáo doanh thu

Xác định mục tiêu của báo cáo: Trước khi bắt đầu, hãy xác định rõ mục tiêu và đối tượng của báo cáo doanh thu. Bạn có thể muốn theo dõi doanh thu hàng tháng, so sánh doanh thu giữa các kênh bán hàng, hoặc theo dõi doanh thu theo sản phẩm/dịch vụ.

Thu thập thông tin đầy đủ: Đảm bảo rằng bạn đã thu thập đủ thông tin cần thiết để tính toán doanh thu. Bao gồm các hóa đơn bán hàng, hợp đồng, báo giá và bất kỳ tài liệu liên quan nào khác. Điều này đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của báo cáo.

Kiểm tra tính chính xác: Trước khi hoàn thành báo cáo, hãy kiểm tra kỹ xem bạn đã tính toán chính xác tất cả các khoản thu chi hay chưa. Đảm bảo rằng bạn đã bao gồm tất cả các nguồn doanh thu và không để sót bất kỳ thông tin nào quan trọng. Một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến sai lệch đáng kể trong báo cáo doanh thu nói riêng và cả doanh nghiệp nói chung.

Đối chiếu với các số liệu thực tế: So sánh báo cáo doanh thu của bạn với các số liệu thực tế như hệ thống kế toán hoặc các nguồn dữ liệu khác. Điều này giúp xác nhận tính chính xác của báo cáo và phát hiện bất kỳ sai sót nào.

Sắp xếp báo cáo một cách có tổ chức: Sắp xếp thông tin trong báo cáo một cách có cấu trúc và dễ hiểu. Sử dụng các phần tử như bảng biểu, đồ thị hoặc biểu đồ để minh họa mô hình doanh thu, xu hướng và phân tích chi tiết.

Chú thích và lý giải: Đối với các số liệu không rõ ràng hoặc bất thường, hãy chú thích và giải thích rõ ràng để đảm bảo người đọc hiểu rõ những gì đang xảy ra. Điều này giúp tránh sự hiểu lầm và tăng tính minh bạch của báo cáo.

4. Các phương pháp lập báo cáo kinh doanh hiện nay

Doanh nghiệp thường sử dụng các phương pháp quản lý báo cáo kinh doanh được như sau:

4.1. Sổ sách

Quản lý kinh doanh bằng sổ sách từng được áp dụng phổ biến vì tính đơn giản và dễ dàng sử dụng. Nhưng đến thời đại số hiện nay, phương pháp này không còn được sử dụng nhiều vì nhược điểm mất thời gian, công sức và khó bảo quản. Vì báo cáo doanh thu đòi hỏi sự chính xác cao đến từng con số, đây cũng là điều mà việc ghi chép sổ sách không thể đảm bảo tuyệt đối.

4.2. Excel

Hiện nay, vẫn có nhiều doanh nghiệp sử dụng Excel để lập báo cáo doanh thu bán hàng. Dù vậy, nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là không thể xử lý lượng dữ liệu lớn, cũng như thiếu tính thống nhất tổng quan vì các file quản lý rời rạc. Vì thế, phần mềm này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp nhỏ và vừa.

4.3. Phần mềm bán hàng

So với hai cách trên, phần mềm bán hàng sở hữu nhiều ưu điểm được đánh giá cao hơn, cụ thể như:

  • Báo cáo kinh doanh chi tiết theo từng thời điểm (ngày/tuần/tháng).
  • Cung cấp đa dạng các loại báo cáo phục vụ nhiều lợi ích: báo cáo lợi nhuận theo giai đoạn nhất định, báo cáo đơn bán hàng, lịch sử bán hàng, báo cáo công nợ, báo cáo hàng tồn…
  • Cho phép doanh nghiệp xem báo cáo mọi lúc mọi nơi.

5. Kết luận

Có thể thấy, phần mềm đưa ra báo cáo phân tích giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức, đảm bảo tính chính xác cao. Đặc biệt, hiện nay trên thị trường đã có một phần mềm quản lý bán hàng cung cấp cách làm báo cáo doanh thu hiệu quả được nhiều doanh nghiệp tin dùng.

Ứng dụng Haravan cung cấp báo cáo doanh thu hiệu quả
– lựa chọn tối ưu của 50.000 doanh nghiệp

báo cáo doanh thu bán hàng

Haravan cho phép tùy chỉnh báo cáo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp trong kinh doanh:

  • Xem được tổng quan tình hình kinh doanh theo từng kênh bán như số đơn hàng, sản phẩm bán chạy, doanh số… trên một trình duyệt duy nhất.
  • Cho phép tùy chỉnh báo cáo theo thời gian mong muốn nhằm so sánh dữ liệu theo từng giai đoạn, từ đó thấy được sự tăng trưởng hoặc sụt giảm theo từng kênh bán và có sự điều chỉnh phù hợp.
  • Báo cáo tình trạng đơn hàng như đang giao, đã giao, hủy hay tồn kho ở từng kênh để kịp thời bổ sung hàng hóa phù hợp.
  • Quản lý bán hàng đa kênh, từ Facebook, Website, Sàn Tiki, Lazada, Shopee cho tới Cửa hàng.
  • Cung cấp đa dạng các mẫu báo cáo như báo cáo chương trình khuyến mãi, tài chính, doanh thu, hiệu quả làm việc của nhân viên…

>>> Đăng ký ngay ứng dụng Haravan để được hỗ trợ tạo lập và quản lý báo cáo doanh thu chi tiết nhất:

Tạm kết, lựa chọn cách lập báo cáo doanh thu bán hàng càng rõ ràng, chi tiết, chính xác thì càng giúp doanh nghiệp có đánh giá tổng quát hơn về tình hình kinh doanh. Thay vì sử dụng những phương pháp thủ công dễ phát sinh sai sót, bạn có thể trải nghiệm tính năng trích xuất báo cáo doanh thu của phần mềm bán hàng để tối ưu hiệu quả quy trình hoạt động của cửa hàng và doanh nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline tư vấnZalo tư vấnĐăng ký website