Phương tiện truyền thông là gì? 8 hình thức phổ biến hiện nay

Đánh giá bài viết

Hiện nay, các phương tiện truyền thông đại chúng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Chúng không chỉ giúp cho việc truyền tải thông tin trở nên nhanh chóng, dễ dàng mà còn giúp lan tỏa thông điệp của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu về 8 phương tiện truyền thông xã hội phổ biến nhất hiện nay.

Phương tiện truyền thông là gì?

Phương tiện truyền thông là một tập hợp những công cụ được các công ty, tổ chức sử dụng với mục đích truyền tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến các nhóm khách hàng mục tiêu. Hiện nay, các doanh nghiệp thường dùng một số công cụ như: mạng xã hội, các diễn đàn, báo chí, truyền hình,…để làm phương tiện truyền thông.

Có 03 nhóm phương tiện truyền thông mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần nắm rõ:

  • Truyền thông đại chúng: được sử dụng đề lan truyền thông tin cho công chúng hoặc một nhóm lớn người tiêu dùng. Các phương tiện truyền thông đại chúng gồm: radio, truyền hình, web tin tức, báo chí,…
  • Truyền thông xã hội: được dùng với mục đích tương tác và chia sẻ giữa các thành viên trong cùng một cộng đồng hoặc sử dụng chung một nền tảng mạng xã hội. Các phương tiện truyền thông xã hội hữu dụng như: Facebook, Instagram, Linkedln, Twitter, Tiktok,…
  • Truyền thông cá nhân: cho phép người dùng chia sẻ nội dung, dữ liệu đến một tập thể/nhóm hoặc cá nhân nào đó. Phương tiện truyền thông cá nhân phổ biến có thể kể đến như: tin nhắn SMS, thư điện tử (email), cuộc hội thoại trực tiếp và điện thoại.
Phương tiện truyền thông là gì?
Phương tiện truyền thông là gì?

Sự phát triển của phương tiện truyền thông trong xã hội hiện nay

Phương tiện truyền thông đã phát triển mạnh mẽ trong xã hội hiện nay, đặc biệt là do sự phổ biến và tiến bộ của công nghệ thông tin. Người tiêu dùng có thể nhận thấy rằng một số công nghệ hiện đại dần ra đời như: hệ thống mạng 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), Virtual Reality (Thực tại ảo) hay Internet of Things. Sự phát triển này sẽ tạo ra những cơ hội mới trong việc truyền thông cho tổ chức, đồng thời mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho người dùng. Dưới đây là một số diễn biến chính về sự phát triển của phương tiện truyền thông trong xã hội hiện nay:

  • Sự phổ biến của Internet: Internet đã trở thành một công cụ mạnh mẽ trong việc truyền tải thông tin và kết nối mọi người trên toàn cầu. Người dùng có thể truy cập vào các trang web, mạng xã hội, diễn đàn và blog để chia sẻ thông tin, ý kiến và tương tác với nhau.
  • Mạng xã hội: Mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram và YouTube đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp và tiếp cận thông tin. Người dùng có thể chia sẻ nhanh chóng thông tin, hình ảnh, video và ý kiến của mình với cộng đồng mạng.
  • Ứng dụng di động: Sự phát triển của công nghệ di động đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc truyền tải thông tin. Người dùng có thể truy cập vào các ứng dụng di động để đọc tin tức, xem video, nghe podcast và truyền thông xã hội.
  • Phương tiện truyền thông trực tuyến: Các nền tảng truyền thông trực tuyến như Netflix, Spotify và Kindle đã thay đổi cách chúng ta tiêu thụ nội dung giải trí và thông tin. Người dùng có thể truy cập vào các nền tảng này để xem phim, nghe nhạc và đọc sách từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.
  • Phương tiện truyền thông xã hội: Người dùng có vai trò ngày càng lớn trong việc tạo ra nội dung và chia sẻ thông tin trên các nền tảng truyền thông xã hội. Việc tạo nội dung trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, từ việc viết blog, quay video, tạo podcast đến livestreaming.
Sự phát triển của phương tiện truyền thông trong xã hội hiện nay
Sự phát triển của phương tiện truyền thông trong xã hội hiện nay

Xem thêm: Truyền thông marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược

Ưu và nhược điểm của phương tiện truyền thông

Phương tiện truyền thông xã hội sẽ sở hữu những ưu nổi bật những vẫn còn một vài nhược điểm đáng chú ý, cụ thể như sau:

Ưu điểm

Ưu điểm của phương tiện truyền thông:

  • Truyền tải thông tin nhanh chóng: Phương tiện truyền thông cho phép truyền tải thông tin từ nguồn gốc đến đối tượng một cách nhanh chóng, đáp ứng được sự cần thiết của thông tin trong thời gian thực.
  • Tiếp cận rộng rãi: Phương tiện truyền thông giúp kết nối con người với nhau và với thế giới, mang lại khả năng tiếp cận thông tin và nội dung từ mọi nơi, mở rộng phạm vi đối tượng tiếp cận.
  • Giao tiếp và tương tác: Phương tiện truyền thông tạo ra môi trường tương tác và giao tiếp, cho phép người dùng tham gia vào các cuộc thảo luận, chia sẻ ý kiến và tương tác với nhau.
  • Phân phối đa dạng: Phương tiện truyền thông mang đến nhiều lựa chọn về hình thức phân phối thông tin, bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và video, tạo ra trải nghiệm đa dạng cho người sử dụng.
Tạo ra môi trường tương tác và giao tiếp
Tạo ra môi trường tương tác và giao tiếp

Xem thêm: Thông cáo báo chí là gì? 5 cách viết thông cáo báo chí chuyên nghiệp

Nhược điểm

Nhược điểm của phương tiện truyền thông:

  • Tin tức giả và thông tin sai lệch: Với sự phát triển của phương tiện truyền thông, nguy cơ thông tin giả và thông tin sai lệch trở nên phổ biến, gây hiểu lầm và ảnh hưởng tiêu cực đến người sử dụng.
  • Quyền riêng tư và an ninh trực tuyến: Việc sử dụng phương tiện truyền thông có thể đặt ra mối đe dọa đến quyền riêng tư và an ninh trực tuyến của người dùng, khi thông tin cá nhân và dữ liệu có thể bị lộ ra ngoài.
  • Cạnh tranh và quá tải thông tin: Sự cạnh tranh trong ngành truyền thông có thể tạo ra quá tải thông tin và thông tin lặp lại, làm cho người sử dụng khó khăn trong việc lọc và tiếp thu thông tin hữu ích.
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần: Sử dụng phương tiện truyền thông quá mức có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, như căng thẳng, mất ngủ và gây nghiện.

Tóm lại, mặc dù phương tiện truyền thông mang lại nhiều lợi ích và tiện ích cho xã hội, nhưng cũng cần nhìn nhận và giải quyết những nhược điểm và thách thức mà chúng đem lại để sử dụng một cách hợp lý và có ích.

Xem thêm: 4 chỉ số giúp đánh giá và phân tích hiệu quả truyền thông

8 phương tiện truyền thông phổ biến nhất

Để tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới và gia tăng nhận thức cho người dùng về thương hiệu, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương tiện truyền thông phổ biến sau đây:

Loại phương tiện truyền thôngMục đích sử dụngLoại doanh nghiệp thường dùngCác dòng sản phẩm, dịch vụ phù hợp
Nền tảng mạng xã hội (Facebook, Tiktok,…)Dùng để kết nối người dùng, đồng thời thực hiện quảng bá, truyền đạt thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng.Áp dụng với mọi mô hình kinh doanh, đặc biệt là hình thức B2C.Dùng cho mọi sản phẩm, dịch vụ có thể tạo quảng cáo và tăng tính tương tác với người tiêu dùng.
Truyền hình (TV)Tạo nhận thức cho người tiêu dùng bằng cách tiếp cận với các chiến lược quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.Các doanh nghiệp với mô hình hoạt động thể thao, giải trí, công nghệ,…hoặc những công ty có nguồn ngân sách dồi dào.Các món đồ như: phần mềm, thiết bị điện tử,…hoặc các sản phẩm, dịch vụ ở phân khúc cao cấp.
Báo chíCập nhật tin tức, chia sẻ thông tin và thực hiện chiến lược tiếp thị sản phẩm đến khách hàng.Các tổ chức phi lợi nhuận, công ty truyền thông, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tin tức.Phù hợp với các dịch vụ thông tin, sách điện tử, báo cáo,…
Blog và websiteGiới thiệu sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ và cải thiện mức độ uy tín trong lòng khách hàng.Đa số dùng với mọi doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có lĩnh vực chuyên môn cao hoặc các công ty đẩy mạnh mô hình trực tuyến.Các dòng sản phẩm, dịch vụ có thể thực hiện giới thiệu và quảng cáo thông qua trang blog và website.
Marketing bằng EmailTạo dựng các mối quan hệ với khách hàng, quảng bá sản phẩm và tiếp thị trực tiếp.Phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình B2B và B2C.Cần có thông tin của khách hàng một cách cụ thể để tiếp thị sản phẩm, dịch vụ qua email.
Thiết bị di độngSử dụng cho việc tiếp thị trực tiếp các sản phẩm, dịch vụMọi loại hình doanh nghiệp gồm: nhỏ, vừa và lớnCác sản phẩm, dịch vụ có tính tiện lợi cao.
Cộng đồng trực tuyến và diễn đànThiết lập cộng đồng mới, thực hiện thu thập phản hồi của khách và tương tác với họPhù hợp với các doanh nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực nhất định.Sản phẩm liên quan mật thiết đến cộng đồng, phổ biến với khách hàng và có giá trị cao.
Livestream hoặc phát video trực tuyếnTương tác với người tiêu dùng và quảng cáo sản phẩm, dịch vụDoanh nghiệp trực tuyến (thường là kinh doanh tự chủ), công ty nhỏ, vừa và lớn.Phù hợp với mọi sản phẩm, dịch vụ có thể truyền tải qua hình thức này.
Tiếp thị trên InternetQuảng bá thương hiệu và tiếp thị sản phẩm, dịch vụDoanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn.Mọi sản phẩm, dịch vụ.
Các ứng dụng gameThực hiện thương hiệu hóa qua ứng dụng game, đồng thời quảng bá dịch vụ, sản phẩmPhù hợp với các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực giải trí, giáo dục.Sản phẩm, dịch vụ có tính giải trí cao và thường dành cho đối tượng là giới trẻ.

Phát trực tiếp 

Phương tiện truyền thông này cho phép doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng thông qua các trang mạng xã hội phổ biến như Youtube Live, Facebook Live, Instagram Live,… Đồng thời chia sẻ các video hoặc hình ảnh của doanh nghiệp để thu hút khách hàng mới và tăng tương tác với khách hàng hiện có. 

Sau khi đã xây dựng được cho mình một chiến lược phát triển cụ thể, doanh nghiệp nên tăng cường tương tác và thu hút thêm khách hàng đăng ký kênh của mình. Hoặc cập nhật những nội dung hữu ích và sử dụng nó để giải quyết nhu cầu của khách hàng.

Phương tiện truyền thông phát trực tiếp thường có các ưu và nhược điểm gồm:

Ưu điểm:

  • Thu hút người xem, dễ tạo điểm nhấn cho sản phẩm, thương hiệu.
  • Doanh nghiệp tương tác trực tiếp với người tiêu dùng.
  • Có thể thực hiện việc đo lường hiệu quả của các chiến lược truyền thông.

Nhược điểm: Doanh nghiệp cần trang bị, đầu tư các thiết bị quay phim và dụng cụ cần thiết cho việc livestream.

Phát trực tiếp 
Phát trực tiếp 

Social Media 

Các phương tiện truyền thông social media như: Facebook, Instagram, Tiktok,… dần trở nên phổ biến. Đây được xem là nền tảng giúp doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng thông qua việc kết nối trực tiếp. Không những vậy, họ còn có thể kiếm thêm được nhiều đối tác, nhà cung cấp tiềm năng.

Ưu điểm:

  • Dễ mở rộng phạm vi tiếp cận với khách hàng và tiết kiệm chi phí.
  • Tăng sự gắn kết với người tiêu dùng, nâng cao khả năng tương tác.
  • Đo lường hiệu quả của chiến lược truyền thông nhanh chóng, dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Dễ nhầm lẫn thông tin do thu thập quá nhiều nội dung, dẫn đến tình trạng tiếp thị sai lệch.
  • Các video quảng cáo đôi khi làm khách hàng khó chịu.
Social Media 
Social Media 

Điện thoại 

Là phương tiện truyền thông có hiệu quả tác động tốt nhất đến nhận thức của khách hàng. Công cụ này cho phép doanh nghiệp có thể trực tiếp trao đổi hoặc tương tác với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của họ và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Không những thế, phương tiện này còn giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng chiếm được cảm tình và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chỉ phù hợp với số lượng khách hàng ít và có chi phí khá đắt đỏ.

Một số lợi ích và hạn chế khi doanh nghiệp sử dụng phương tiện truyền thông này như:

Ưu điểm:

  • Không tốn nhiều chi phí, dễ tiếp cận với khách hàng.
  • Tạo tính dễ dàng trong lúc tương tác với người tiêu dùng.
  • Hiệu quả truyền thông được đo lường nhanh chóng.

Nhược điểm:

  • Thiết bị di động khiến cho khả năng tiếp cận gặp nhiều hạn chế.
  • Người tiêu dùng khó chịu khi bắt máy những cuộc điện thoại mang tính chất quảng cáo.
phuong tien truyen thong dien thoai
Điện thoại 

Truyền hình 

Một trong những phương tiện truyền thông phổ biến từ xưa đến nay chính là truyền hình. Đây là phương thức giúp doanh nghiệp truyền tải thông tin qua hình ảnh, âm thanh với chất lượng tốt, thu hút người xem bằng các thông tin, chương trình đa dạng.

Bên cạnh đó, truyền hình cũng là công cụ truyền thông cần thiết cho phép doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận người dùng qua các hình thức quảng cáo TVC.

Phương tiện truyền thông bằng truyền hình vẫn luôn có những ưu và nhược điểm đi kèm:

Ưu điểm:

  • Phạm vi tiếp cận khách hàng lớn.
  • Truyền tải thông tin, hình ảnh một cách thiết thực và sống động.
  • Thu hút và để lại ấn tượng với người xem.

Khuyết điểm:

  • Tốn nhiều chi phí.
  • Thời gian để người dùng tiếp nhận thông tin ngắn.
  • Hiệu quả truyền thông khó được đo lường chính xác.

Blog 

Blog được biết đến là một phương tiện truyền thông hỗ trợ doanh nghiệp truyền tải các thông tin, kinh nghiệm và kiến thức hữu ích không chỉ với khách hàng trong nước và còn trên toàn cầu. Với những bài blog chất lượng, doanh nghiệp có thể thu hút về hàng ngàn lượt xem và tương tác đến từ khách hàng.

Ưu điểm:

  • Tiếp cận với nhiều đối tượng người dùng, không tốn nhiều chi phí.
  • Cung cấp một cách chi tiết và đầy đủ các thông tin chuyên sâu về dịch vụ, sản phẩm.
  • Hiệu quả truyền thông được đo lường khá dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Doanh nghiệp cần đầu tư nhiều thời gian để xây dựng nội dung bài blog.
  • Doanh nghiệp cần chấp nhận lượt thu hút người tiêu dùng kém vào khoảng thời gian đầu.

Diễn đàn

Một trong những cách đơn giản nhất để giúp doanh nghiệp có thể tăng khả năng tương tác với khách hàng và chia sẻ thông tin về sản phẩm đó là thông qua các diễn đàn hoặc fanpage trên mạng xã hội. Hình thức này giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những câu hỏi hoặc câu trả lời có liên quan đến lĩnh vực/sản phẩm của bạn.

Ngoài ra, việc giúp khách hàng giải quyết các vấn đề một cách chủ động thông qua các diễn đàn còn góp phần tăng độ nhận diện về thương hiệu và giúp bạn nhận được sự tin tưởng từ khách hàng của mình. Từ đó giúp làm gia tăng lưu lượng truy cập vào trang web từ các khách hàng tiềm năng. 

Một số ưu và nhược điểm đối với phương tiện truyền thông này gồm:

Ưu điểm:

  • Tiếp cận nhiều đối tượng người dùng, ít tốn chi phí.
  • Có thể dùng để tạo sự gắn kết với người tiêu dùng và xây dựng cộng đồng mới.
  • Dễ dàng thu thập phản hồi từ khách hàng và tương tác trực tiếp với họ.

Nhược điểm:

  • Kiểm soát nội dung gặp nhiều khó khăn.
  • Khó thu hút người truy cập, tham gia.

Báo chí

Báo chí là một phương tiện truyền thông có lịch sử lâu đời, với chi phí quảng bá rẻ và giúp cho doanh nghiệp có thể nhanh chóng nhận được sự tin tưởng từ người dùng. Từ đó gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Do mức độ phủ rộng lớn nên báo chí được đánh giá là phương tiện truyền thông hiệu quả và được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng nhất hiện nay.

Tuy nhiên, do số lượng quảng cáo xuất hiện trên báo chí thường khá dày đặc dẫn đến việc người đọc có thể bị phân tán sự chú ý và dễ dàng bỏ qua những nội dung quan trọng.

Ưu điểm:

  • Lượng tiếp cận với người dùng cao.
  • Thông tin được truyền tải mang tính khách quan, chính xác.
  • Nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.

Nhược điểm:

  • Tốn nhiều chi phí.
  • Thời gian tiếp cận người dùng không nhiều.
  • Hiệu quả truyền thông khó đo lường.
Phương tiện truyền thông báo chí
Phương tiện truyền thông báo chí

Email Marketing

Email marketing là hình thức tiếp thị qua thư điện tử. Đây cũng là một trong những phương tiện truyền thông phổ biến và được nhiều doanh nghiệp vận dụng. Thông qua email marketing, các công ty có thể xây dựng danh sách dữ liệu khách hàng, tương tác trực tiếp với họ và gửi các chương trình khuyến mãi, tin tức mới nhất nhằm giữ chân khách hàng.

Ứng dụng game

Ứng dụng game là một phương tiện truyền thông mà các doanh nghiệp có thể tải xuống và giải trí, thư giãn trên các thiết bị điện tử. Không những vậy, người chơi có thể tương tác trực tiếp với nhau dựa trên ứng dụng game.

Ưu điểm:

  • Mang đến nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho người chơi.
  • Hiệu quả truyền thông được đo lường dễ dàng.

Khuyết điểm:

  • Cần có ngân sách đầu tư lớn.
  • Doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ kỹ thuật để phát triển các ứng dụng game này. 

Hiện nay, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các ứng dụng trò chơi để tăng tương tác và mở rộng độ tiếp cận với người tiêu dùng. Trong đó, doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều trò chơi quảng cáo, trò chơi về lĩnh vực giáo dục để tăng thêm sự thu hút của khách hàng.

Chạy quảng cáo trên Internet

Để tăng mức độ phổ biến của sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng, doanh nghiệp nên chọn hình thức chạy quảng cáo trên Internet. Nhất là khi nền công nghệ 4.0 đang ngày càng phát triển, người tiêu dùng sẽ dễ dàng thấy các phương tiện quảng cáo trên website, mạng xã hội,…Trong đó, chạy quảng cáo trên Internet cũng là một cách thức giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tốt, mang đến hình ảnh uy tín thông qua các video quảng cáo, banner, hơn thế nữa còn tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Ưu điểm:

  • Doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận khách hàng mục tiêu.
  • Dùng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ một cách dễ dàng.
  • Đo lường tốt phần hiệu quả truyền thông.

Nhược điểm:

  • Có thể khiến người dùng khó chịu khi thấy quảng cáo xuất hiện.
  • Doanh nghiệp tốn nhiều chi phí.

Lợi ích của phương tiện truyền thông mới hiện nay

Phương tiện truyền thông mới được hiểu là những dịch vụ hay sản phẩm phục vụ cho việc truyền tải thông tin hoặc giải trí bằng Internet/máy tính, thay cho việc xem báo chí hay truyền hình như ngày xưa. Trong đó, phương tiện truyền thông mới chú trọng vào:

  • Các thiết bị truyền tải thông tin do con người tạo ra phải cho phép và nhân rộng khả năng giao tiếp giữa mọi người.
  • Con người phải dùng những thiết bị này để thực hành và phát triển mọi hoạt động liên quan đến giao tiếp.
  • Các thiết bị này giúp cộng đồng liên kết với nhau dựa vào một mục tiêu chung.

Chúng ta không thể so sánh lợi ích giữa phương tiện truyền thông cũ và mới vì chưa có điều gì chứng minh được đâu là phương tiện chiếm nhiều ưu thế hơn. Song, giữa hai hình thức truyền thông này luôn có sự đồng hành song song. Ví dụ:

Phương tiện truyền thông cũPhương tiện truyền thông mới
SáchWiki, E-book, sách điện tử
Báo chíTrang blog
Âm nhạcỨng dụng Spotify, Zing MP3,…
Báo inBáo điện tử
Đài radioPodcast
Nhiếp ảnhCác ứng dụng chỉnh sửa, chia sẻ và tổ chức: hình ảnh, âm thanh, video,…

Hiện nay, phương tiện truyền thông mới được xem như một thế giới thu nhỏ với các lợi ích ảnh hưởng trực tiếp đến thời đại như:

  • Thu hẹp khoảng cách giao tiếp giữa các quốc gia:

Internet phát triển đi đôi với các dịch vụ mạng xã hội ngày càng được nâng cấp, tạo điều kiện cho con người có thể giao tiếp với nhau dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Nhờ đó, việc kết bạn và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh nhằm phát triển chiều hướng tích cực ở các nhóm, cộng đồng người. Không những vậy, với sự tiến bộ của phương tiện truyền thông, mà mọi tin tức giữa các nước cũng được cập nhật rất nhanh chóng.

  • Xây dựng cách thức mới trong việc tổ chức công việc và đời sống của con người:

Lấy bối cảnh Đại dịch Covid – 19, nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề, theo đó cuộc sống con người cũng trở nên xáo trộn bởi giãn cách xã hội. Nhiều cá nhân đã phải tạm dừng việc học, việc làm bởi lý do này. Tuy nhiên, phương tiện truyền thông mới với một số ứng dụng nổi bật hỗ trợ quá trình học tập và làm việc ra đời như: Google Meet, Zoom, Microsoft Teams,… thông qua Internet đã xây dựng buổi học, làm việc một cách thuận tiện và dễ dàng hơn.

  • Giúp con người tự tin thể hiện ý kiến và tương tác, chia sẻ quan điểm thông qua tính năng bình luận:

Tự do ngôn luận là một trong những điều luật được Nhà nước thông qua, giúp con người có quyền bày tỏ chính kiến về một vấn đề nào đó. Hơn thế nữa, phương tiện truyền thông mới với sự kết nối Internet không còn giới hạn con người trong những buổi trò chuyện trực tiếp, mà thay vào đó bạn có thể sử dụng tính năng bình luận để bày tỏ, chia sẻ quan điểm trên mọi nền tảng và đối với mọi vấn đề. 

Các bước thực hiện lập kế hoạch truyền thông phổ biến

Để quá trình lập kế hoạch truyền thông trở nên thuận tiện hơn, doanh nghiệp cần áp dụng theo những bước sau:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu của dự án một cách đúng đắn

Mục tiêu của dự án là yếu tố rất quan trọng với mọi doanh nghiệp. Thông qua mục tiêu, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để thực hiện các giải pháp thúc đẩy doanh số, mở rộng mức độ uy tín và độ nhận diện thương hiệu, đồng thời tăng thêm tính tương tác trên mạng xã hội,… Bên cạnh đó, mục tiêu còn là thước đo để doanh nghiệp căn cứ vào đó mà đo lường hiệu quả dự án.

  • Bước 2: Xác định đúng đắn mục tiêu truyền thông của dự án

Sau khi xác định mục tiêu của dự án, doanh nghiệp cần tiếp tục nhận định về mục tiêu truyền thông. Bạn có thể sử dụng công cụ SMART để thiết lập mục tiêu cụ thể, từ đó đo lường hiệu quả và tính thực tế, khả quan của dự án.

  • Bước 3: Xác định mục tiêu công chúng cần tập trung cho dự án

Mục tiêu công chúng được hiểu là nhóm đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp cần tập trung đẩy mạnh trong dự án. Việc này giúp công ty hiểu rõ hơn về sở thích, thói quen và hành vi tiêu dùng, từ đó lập kế hoạch truyền thông sao cho phù hợp. 

  • Bước 4: Thiết lập thông điệp truyền thông

Thông điệp truyền thông là những giá trị lợi ích mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến người tiêu dùng khi thực hiện dự án. Thông qua các thông điệp này, người dùng sẽ hiểu rõ hơn và có quyết định đúng đắn về hành vi mua sắm của mình.

Doanh nghiệp nên lựa chọn những thông điệp ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, dễ nhớ. Bên cạnh đó, các thông điệp phải phù hợp với nhu cầu và mong muốn của công chúng, để từ đó khách hàng cảm thấy hứng thú và thu hút bởi thông điệp mà doanh nghiệp mang đến. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt rõ ràng giữa thông điệp và slogan để tránh tình trạng nhầm lẫn.

  • Bước 5: Lập chiến lược

Để truyền tải thông điệp một cách dễ hiểu và để lại nhiều ấn tượng cho khách hàng, doanh nghiệp cần lựa chọn lối kể chuyện thu hút như: sử dụng người nổi tiếng, chuyện lạ, chuyện gây tranh cãi hiện nay,…để kích thích sự tò mò của người tiêu dùng. Tuy vậy, đôi khi những câu chuyện này sẽ bị phản tác dụng nếu doanh nghiệp không khéo léo khi sử dụng, vì không phải lúc nào các mẩu chuyện này đều phù hợp với tệp khách hàng mà bạn đang muốn hướng đến.

Ngoài ra, để truyền tải thông điệp qua các câu chuyện, doanh nghiệp cần chuẩn bị nội dung mang tính sáng tạo, diễn tả được cảm xúc, hoạt ngôn để tăng thêm tính hấp dẫn và thúc đẩy sự tương tác với khách hàng.

  • Bước 6: Xây dựng chiến thuật phù hợp, hiệu quả

Ngay từ những ngày đầu tiên triển khai dự án, doanh nghiệp cần làm mọi cách để thu hút người tiêu dùng và gây ấn tượng mạnh mẽ với họ. Sau đó, bạn cần có những giải pháp hiệu quả để duy trì sự tương tác và quan tâm của người tiêu dùng đối với chiến lược của bạn.

  • Bước 7: Chọn lựa các kênh truyền thông

Một số kênh truyền thông phổ biến mà doanh nghiệp thường hay sử dụng như: mạng xã hội, báo chí, video,…với sự đầu tư chỉnh chu về hình ảnh, âm thanh cũng như các bài post mà sự thu hút và tính hiệu quả của dự án được tăng cao một cách đáng kể, nhờ đó doanh nghiệp dễ dàng hoàn thành mục tiêu hơn.

  • Bước 8: Thiết lập kế hoạch chi tiêu và truyền thông

Một trong những yếu tố quan trọng không kém mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm để tránh việc dự án bị dang dở, đó chính là ngân sách.

Trong đó, bạn cần tính toán kỹ lưỡng số tiền doanh nghiệp sẽ đầu tư cho chiến lược quảng bá sản phẩm, dịch vụ bằng cách kê khai chi tiết các nguồn chi phí. Từ đó, công ty sẽ dễ dàng ổn định hiệu suất kinh doanh mà kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án.

  • Bước 9: Thực hiện công tác đo lường hiệu quả và báo cáo

Cuối cùng, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi tiến độ dự án, đồng thời đo lường hiệu suất hoạt động và hiệu quả của chiến dịch. Tiếp theo, bạn cần lập báo cáo cho ban lãnh đạo để nắm bắt tình hình và kịp thời giải quyết các vấn đề sao cho dự án được triển khai theo đúng định hướng và mục tiêu đã đề ra từ ban đầu.

3 yêu cầu cần có khi làm truyền thông

Để làm công việc truyền thông giỏi, bạn cần đạt được 03 yếu tố chính gồm:

Nắm vững kiến thức

Người làm truyền thông cần trang bị đầy đủ nền tảng kiến thức về lĩnh vực này cho chính mình. Vì đây là một phân khúc rộng lớn và rất đa dạng, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như: lập kế hoạch truyền thông, sự kiện, sản xuất nội dung, chạy quảng cáo,…Khi bạn đã có đầy đủ kiến thức, bạn sẽ tự tin hơn khi thực hiện các công việc đòi hỏi nguyên tắc và kỹ thuật như vậy.

Kinh nghiệm

Người làm truyền thông có bề dày kinh nghiệm tốt sẽ hiểu và nắm bắt rõ hơn về các cơ hội và thách thức tồn tại trong lĩnh vực này. Nhờ đó, họ sẽ có nhiều cơ hội làm việc trong các dự án mang tính chuyên nghiệp cao, đồng thời học cách đưa ra các quyết định hiệu quả hơn.

Kỹ năng làm truyền thông

  • Viết lách: Bạn cần có óc sáng tạo nội dung, lối sử dụng ngôn từ chính xác kết hợp văn phong lưu loát để thực hiện các thông điệp hấp dẫn, thu hút người tiêu dùng.
  • Lối tư duy nhạy bén: Bạn cần trau dồi và cải thiện lối tư duy để tăng tính sáng tạo cho những ý tưởng mới, mang tính độc đáo và thu hút hơn. Lối tư duy này được vận dụng rất nhiều trong các chiến dịch PR sản phẩm, dịch vụ, nhằm giúp doanh nghiệp đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.
  • Giao tiếp tốt: Làm truyền thông đòi hỏi bạn phải có cách ứng xử khéo léo để xây dựng các mối quan hệ, giữ chân khách hàng thông qua cách trao đổi và lắng nghe ý kiến từ họ. Đồng thời, kỹ năng giao tiếp tốt còn là “chìa khóa” để mọi hoạt động nhóm được diễn ra thuận lợi.
  • Xử lý tình huống, giải quyết vấn đề nhanh chóng: Trong môi trường truyền thông, các tình huống bất ngờ luôn phát sinh và đòi hỏi người làm nghề này phải biết phân tích, đánh giá tình hình, sau đó đưa ra hướng xử lý nhanh chóng, tránh kéo dài ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
  • Tổ chức, quản lý: Người làm nghề truyền thông cần có sự cập nhật các thông tin và xu hướng mới mỗi ngày. Do đó, họ cần biết cách quản lý nguồn thông tin thu thập được để thiết lập kế hoạch truyền thông sao cho đúng đắn và hiệu quả, tránh tình trạng cung cấp thông tin sai lệch cho khách hàng. Hơn nữa, phòng ban truyền thông thường sẽ làm việc phối hợp với các phòng ban khác, cho nên người làm nghề này cần có cách tổ chức nhân sự sao cho hiệu quả, hạn chế tối đa mâu thuẫn trong lúc làm việc.
  • Lên kế hoạch, chiến lược cho dự án: Một kế hoạch hoàn chỉnh cần tải qua quá trình phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh và định hướng cho chiến lược. Vì thế, người làm truyền thông cần dựa trên các yếu tố đó để xây dựng một chiến lược truyền thông đúng đắn, đem lại hiệu quả cao.

Xu hướng phát triển của truyền thông

Tính đến thời điểm hiện tại, sự phát triển của truyền thông đang đi theo 03 xu hướng chính gồm:

  • Tăng tính tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng: Truyền thông sẽ tăng cường sự tương tác thông qua các nền tảng trò chuyện trực tiếp như: cộng đồng, livestream, hội nhóm,…
  • Tích hợp truyền thông đa kênh: Tích hợp truyền thông ở nhiều kênh khác nhau sẽ mang đến cho người dùng một trải nghiệm liền mạch. Ví dụ, doanh nghiệp có thể kết hợp giữa: truyền hình, quảng cáo, chiến dịch tiếp thị,…để tối ưu hiệu quả.
  • Tập trung vào chất lượng và nội dung truyền tải: Nội dung và chất lượng của chiến lược phải phù hợp với mong muốn và xu hướng của khách hàng. Một số xu hướng mới mà doanh nghiệp có thể hướng đến như: video học trực tuyến, Podcast,…để đạt hiệu quả tốt trong các chiến dịch truyền thông.

Sự ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đến xã hội

Sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông đã giúp cho quá trình giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Hiện nay, internet được coi là một trong những công cụ truyền thông hiệu quả nhất. Phương tiện này bao gồm các công cụ như email, Skype, Facebook,… giúp người dùng có thể liên lạc với nhau dễ dàng hơn và tạo ra các cộng đồng trực tuyến mới. 

Mặt khác, các phương tiện truyền thông điện tử (ví dụ như TV) và phương tiện in (chẳng hạn như báo chí) cũng đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch marketing và quảng cáo của doanh nghiệp. Ngoài vai trò “quảng cáo”, các phương tiện truyền thông này còn là một công cụ để giúp người dùng trên toàn thế giới có thể thu thập và chia sẻ kiến thức. Chưa kể, các phương tiện truyền thông còn là công cụ hữu hiệu giúp xây dựng và kết nối giữa chính trị, văn hóa và đời sống kinh tế – xã hội. 

Trong khi internet là nền tảng trực tuyến giúp bạn có thể truyền tải văn hóa, giới tính và vượt qua các rào cản quốc gia. Bất kỳ người dùng nào cũng có thể truy cập vào internet và các thông tin đều được công khai một cách minh bạch, rõ ràng.

Vì vậy, internet được đánh giá là một giải pháp truyền thông bền vững giúp kết nối người dùng trên toàn cầu cũng như hỗ trợ cho các hoạt động thương mại điện tử và các hoạt động trực tuyến khác. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng chẳng hạn như gây chia rẽ về tôn giáo và phân biệt chủng tộc trong truyền thông.

Câu hỏi thường gặp

Phương tiện truyền thông đại chúng là gì?

Phương tiện truyền thông đại chúng là những phương tiện truyền thông có khả năng truyền đạt thông tin đến với công chúng hoặc đại đa số người xem. Một số phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến hiện nay bao gồm mạng xã hội, internet, báo chí, truyền hình, tờ rơi, bảng hiệu,…

Phương tiện truyền thông xã hội là gì?

Phương tiện truyền thông xã hội (social media) là những công cụ, thiết bị được dùng để kết nối thông tin giữa nhiều người, giao tiếp và chia sẻ nội dung. Hiểu một cách đơn giản thì giao tiếp bằng social media chính là việc bạn sử dụng các nền tảng hoặc trang web đang được ưa chuộng hiện nay để xây dựng và chia sẻ nội dung, đồng thời tạo dựng thương hiệu cho mình. 
Ngoài ra, phương tiện truyền thông xã hội còn được đo lường bằng việc người dùng truy cập vào các ứng dụng web hoặc các nền tảng mạng xã hội, hay tham gia các dịch vụ điện tử,…để trao đổi, tương tác với nhau và với doanh nghiệp.

Làm thế nào để tận dụng phương tiện truyền thông một cách hiệu quả để phát triển bản thân và sự nghiệp?

Để tận dụng phương tiện truyền thông hiệu quả cho phát triển bản thân và sự nghiệp, hãy xây dựng thương hiệu cá nhân bằng cách chia sẻ nội dung chất lượng và tương tác với cộng đồng trên mạng xã hội. Mở rộng mạng lưới quan hệ qua kết nối với chuyên gia và tham gia sự kiện trực tuyến. Học hỏi và cập nhật kiến thức từ các nguồn tin uy tín và khóa học trực tuyến. Tạo nội dung hấp dẫn như blog, video, và sử dụng công cụ trực quan. Quảng bá bản thân qua thông cáo báo chí, tham gia cuộc thi, và diễn thuyết tại các sự kiện.

Sự phát triển của mạng xã hội đã thay đổi cách chúng ta tương tác và giao tiếp như thế nào?

Sự phát triển của mạng xã hội đã thay đổi cách chúng ta tương tác và giao tiếp bằng cách xóa bỏ rào cản địa lý, mở rộng mạng lưới quan hệ, và chia sẻ thông tin nhanh chóng. Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến giảm tương tác trực tiếp, lan truyền thông tin sai lệch, xâm phạm quyền riêng tư, gây nghiện và áp lực xã hội. Cần sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu tác động tiêu cực.

Chúng ta nên làm gì để bảo vệ mình khỏi những thông tin sai lệch và tiêu cực trên phương tiện truyền thông?

Để bảo vệ mình khỏi thông tin sai lệch và tiêu cực trên phương tiện truyền thông, hãy kiểm chứng nguồn tin từ các nguồn uy tín, phát triển tư duy phản biện, sử dụng các công cụ kiểm chứng thông tin, quản lý nguồn tin theo dõi, và chia sẻ thông tin có trách nhiệm. Ngoài ra, hãy chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng cách giữ cân bằng và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần.

Lời kết

Trên đây là 8 phương tiện truyền thông xã hội được ưa chuộng nhất hiện nay. Việc hiểu rõ được các phương tiện truyền thông là gì và ưu, nhược điểm của từng công cụ sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được kênh quảng cáo phù hợp. Từ đó giúp tăng cường độ nhận diện thương hiệu và mang về doanh thu tốt cho công ty.

Hotline tư vấnZalo tư vấnĐăng ký website