Kinh doanh hệ thống hiện đang là mô hình được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Nhất là đối với các sản phẩm có tệp khách hàng mục tiêu rộng lớn. Nếu bạn quyết định khởi nghiệp kinh doanh với một sản phẩm giá tốt, hãy tham khảo bí quyết vận hành mô hình kinh doanh hệ thống trong bài viết này.
1. Kinh doanh hệ thống là gì?
1.1 Khái niệm của kinh doanh hệ thống
Kinh doanh hệ thống đang là mô hình được sử dụng phổ biến và hiệu quả
Kinh doanh hệ thống hay System Business là việc kết nối các khía cạnh của tổ chức nào đó thành một hệ thống. Việc này giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn và cải thiện khó khăn bằng các nguyên tắc chính xác.
Nguyên tắc của mô hình kinh doanh hệ thống là việc kinh doanh được kết nối với nhau, các bộ phận cùng tiến hành các công việc để đạt được mục tiêu, chiến lược kinh doanh do công ty đề ra. Một mô hình làm việc hiệu quả là sự kết hợp của các chính sách, nhân sự, thiết bị và cả các phương tiện để phối hợp hoạt động. Các nguyên tắc trong mô hình kinh doanh hệ thống cần rất chặt chẽ và chính xác, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra trong chiến lược kinh doanh.
1.2 Ưu và nhược điểm của kinh doanh hệ thống
- Tạo giá trị toàn diện: Mô hình này tập trung vào cung cấp một giải pháp toàn diện cho khách hàng. Điều này mang lại lợi ích lớn hơn cho khách hàng, vì họ nhận được một hệ thống hoàn chỉnh có tính tương thích cao và đáp ứng nhu cầu toàn diện của họ.
- Tích hợp và tương thích: Mô hình kinh doanh hệ thống đảm bảo tích hợp tốt giữa các thành phần khác nhau. Sự tương thích cao giữa các phần tử trong hệ thống giúp tối ưu hóa hiệu suất và hiệu quả sử dụng.
- Xây dựng mối quan hệ lâu dài: Mô hình này thường tạo ra mối quan hệ đối tác lâu dài với khách hàng. Điều này mang lại lợi ích cho cả hai bên, vì doanh nghiệp có thể duy trì khách hàng và tạo ra doanh thu liên tục từ việc bảo trì, nâng cấp và mở rộng hệ thống.
- Chi phí đầu tư ban đầu cao: Triển khai và xây dựng một hệ thống kinh doanh hệ thống đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Điều này có thể là một rào cản đối với một số doanh nghiệp nhỏ và khởi nghiệp với nguồn vốn hạn chế.
- Quản lý phức tạp: Với nhiều thành phần và tính tương thích cao, mô hình kinh doanh hệ thống đòi hỏi quản lý phức tạp. Điều này yêu cầu sự chuyên môn và kiến thức cao để đảm bảo hoạt động liên tục và hiệu quả của hệ thống.
- Rủi ro không tương thích: Nếu các thành phần trong hệ thống không tương thích hoặc không được tích hợp tốt, có thể gây ra sự cố hoặc giảm hiệu suất của hệ thống. Điều này đòi hỏi kiểm tra và kiểm soát cẩn thận để đảm bảo sự tương thích và tích hợp đúng đắn.
2. Tại sao phải kinh doanh hệ thống?
Mặc dù là mô hình kinh doanh phát triển thịnh hành mới đây, nhưng kinh doanh hệ thống mang lại rất nhiều lợi ích cho người chủ doanh nghiệp. Dưới đây là một số lý do giải thích cho việc tại sao nhiều người lại lựa chọn mô hình kinh doanh hệ thống để khởi nghiệp.
2.1 Tăng trưởng doanh thu
Mô hình kinh doanh hệ thống là yếu tố then chốt và nền tảng làm tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp. Nhờ có mô hình này mà doanh nghiệp sẽ được phát huy tối đa tất cả tiềm lực sẵn có, hạn chế được tối đa các vấn đề có thể phát sinh. Từ đó thực hiện một cách có hiệu quả đối với các kế hoạch dự án của doanh nghiệp.
Kinh doanh hệ thống là nền tảng làm tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp
Mặt khác, mọi vấn đề phát sinh của khách hàng sẽ được xử lý nhanh chóng và kịp thời. Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều được thực hiện bài bản và phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau, tránh việc bị trì hoãn khi chuyển giao công việc.
2.2 Tối ưu chi phí vận hành
Kinh doanh hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp của bạn giảm thiểu được các chi phí không cần thiết. Tuy nhiên khi cắt giảm chi phí, doanh nghiệp nên quan tâm cũng như chú trọng hơn vào chất lượng. Nhiều doanh nghiệp sau khi cắt giảm chi phí lại không chú trọng đến chất lượng khiến cho chất lượng bị giảm sút.
2.3 Tạo cơ hội cho nhân viên phát triển
Kinh doanh hệ thống sẽ tạo nên một tập thể đoàn kết, cùng nhau làm việc và tạo nên những giá trị tốt đẹp cho công ty. Khi mà mọi công việc của các bộ phận trong công ty đều gắn liền với nhau sẽ tạo cho nhân viên cơ hội để phát triển bản thân và hoàn thành tốt công việc được giao.
Hơn thế nữa, để hoàn thành tốt công việc thì tinh thần làm việc nhóm sẽ được đề cao, giúp cho nhân viên có thể khai thác tối đa mọi ý tưởng và đạt được kết quả tốt nhất cho công việc chung của nhóm.
2.4 Giải quyết vấn đề của khách hàng
Nếu bạn đang kinh doanh hệ thống thì chắc hẳn tổ chức của bạn sẽ biết cách đo lường và phân tích mong muốn của khách hàng. Mô hình này sẽ giúp bạn có thể hiểu được nhu cầu cầu của khách hàng là gì và đáp ứng được nhu cầu đó.
Kinh doanh hệ thống sẽ tạo nên một tập thể đoàn kết
2.5 Xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp bền vững
Mô hình kinh doanh hệ thống giúp tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng một hệ sinh thái bền vững. Từ đó giúp cho doanh nghiệp của bạn mở rộng lợi thế cạnh tranh và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề khi gặp sự cố. Bên cạnh đó sẽ giúp cho tổ chức kinh doanh của bạn học được cách đổi mới sao cho phù hợp và chuyên nghiệp hơn với tình hình hiện tại.
3. Cách xây dựng mô hình kinh doanh hệ thống hiệu quả
Để triển khai và vận hành mô hình kinh doanh hệ thống một cách khoa học và đạt hiệu quả cao, bạn cần thành thạo hoặc ít nhất hiểu được cách xây dựng mô hình thông qua một số quy trình cơ bản.
3.1 Quy mô kinh doanh
Trước hết, doanh nghiệp cần phân tích mô hình kinh doanh mà mình muốn áp dụng. Phân tích mô hình kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ mình phù hợp với mô hình nào, từ đó biến tấu sao cho phù hợp với thực trạng với công ty hiện tại.
3.2 Quy trình triển khai
Sau khi tìm được mô hình kinh doanh hệ thống thích hợp, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch và triển khai xây dựng mô hình. Mỗi công ty sẽ có những đặc thù riêng nên sẽ có cách triển khai xây dựng riêng. Bí quyết để xây dựng mô hình kinh doanh hệ thống thành công là sự phù hợp của mô hình với doanh nghiệp.
Nhìn chung, cách triển khai kinh doanh đều cần trải qua quy trình sau:
- Quy trình tuyển dụng: Xác định nhu cầu nhân sự: Đánh giá và xác định các vị trí cần thiết trong việc triển khai và quản lý hệ thống. Đăng tuyển và thu thập hồ sơ: Đăng tải thông tin tuyển dụng, thu thập hồ sơ từ ứng viên tiềm năng. Phỏng vấn và lựa chọn: Tiến hành phỏng vấn ứng viên, đánh giá và chọn lựa nhân sự phù hợp với yêu cầu công việc.
- Quy trình Marketing: Xác định mục tiêu và khách hàng mục tiêu: Định rõ mục tiêu kinh doanh và xác định đối tượng khách hàng mà mô hình hướng tới. Xây dựng chiến lược Marketing: Tạo ra kế hoạch marketing chi tiết, bao gồm các hoạt động quảng cáo, truyền thông, và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Triển khai chiến dịch marketing: Thực hiện các hoạt động quảng cáo, tiếp thị và khuyến mãi để thu hút khách hàng và tăng cường nhận diện thương hiệu.
- Quy trình đào tạo: Đánh giá nhu cầu đào tạo: Xác định những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho nhân viên để triển khai và hỗ trợ hệ thống. Xây dựng chương trình đào tạo: Thiết kế chương trình đào tạo chi tiết, bao gồm các khóa học, tài liệu và phương pháp đào tạo phù hợp. Triển khai đào tạo: Cung cấp đào tạo cho nhân viên, bao gồm các khóa học, buổi hướng dẫn và hoạt động thực hành để nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết.
- Quy trình dịch vụ khách hàng: Thiết lập tiếp xúc và hỗ trợ khách hàng: Xây dựng kênh giao tiếp và tiếp xúc với khách hàng, cung cấp hỗ trợ và giải đáp các câu hỏi, yêu cầu từ khách hàng. Quản lý tương tác khách hàng: Theo dõi và đánh giá tương tác với khách hàng, cải thiện dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Giải quyết khiếu nại và phản hồi: Xử lý các khiếu nại và phản hồi từ khách hàng, đảm bảo sự hài lòng và tạo lòng tin với khách hàng.
- Quy trình xử lý khủng hoảng: Định rõ tiêu chí và quy trình xử lý khủng hoảng: Xác định trước các tình huống khẩn cấp và thiết lập quy trình để xử lý khủng hoảng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Đội ngũ khủng hoảng: Xác định đội ngũ khủng hoảng có nhiệm vụ phụ trách xử lý và giải quyết các vấn đề khẩn cấp. Triển khai kế hoạch khủng hoảng: Thực hiện kế hoạch xử lý khủng hoảng, bao gồm việc thông báo, giải thích và ứng phó với tình huống khẩn cấp.
4. Các hình thức kinh doanh hệ thống phổ biến
Đối với sản phẩm sẽ có một hoặc một vài hình thức kinh doanh hệ thống tương ứng. Bạn có thể tham khảo 4 hình thức kinh doanh phổ biến nhất hiện nay:
4.1 Hệ thống kinh doanh kim tự tháp
Kim tự tháp là mô hình mà phần lớn các công ty lựa chọn để liên kết thành viên với người bán nhằm mục đích tăng doanh thu. Mục đích của mô hình này là công ty sẽ ngồi trên đỉnh của tháp và khiến dòng tiền doanh thu chủ động đổ về phía mình.
Mô hình này cực kỳ phù hợp cho những ai kinh doanh mà chưa có vốn hoặc vốn ít bởi vì nó cần ít vốn mà lãi sinh ra thì nhiều. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chia lợi nhuận phần trăm hoa hồng cho người bán hàng. Ưu điểm của mô hình này không cần quá nhiều đội ngũ nhân viên hỗ trợ bán hàng mà có thể liên kết với các công tác viên bên ngoài, để giảm được chi phí vận hành nhân sự.
Mô hình này hữu ích cho ai kinh doanh mà chưa có vốn hoặc vốn ít
4.2 Hệ thống mô hình chia sẻ quyền sở hữu
Mô hình này còn được gọi là mô hình Access Over Ownership. Hiện tại thì nó được áp dụng cho các sản phẩm như phương tiện di chuyển. Nó phù hợp cho những ai sống ở thành phố phát triển mà không có một chiếc ô tô hay phương tiện nào nhưng thường xuyên phải đi lại hay sử dụng các dịch vụ thuê ngoài. Nó là hình thức dịch vụ cho thuê sản phẩm, dịch vụ nào đó theo giờ, theo ngày mà người thuê có quyền sử dụng.
4.3 Mô hình kinh doanh sàn giao dịch thương mại điện tử
The Marketplace Model, đây là hình thức kinh doanh online được khá nhiều người sử dụng. Mô hình kinh doanh hệ thống này có eBay là đại diện tiêu biểu. Mô hình giúp cho người bán và người mua có những cơ hội tiếp cận dễ dàng và an toàn trên nền tảng của sàn thương mại điện tử có sẵn. Mô hình này thu hút ngày càng đông người sử dụng vì người dùng Internet ngày càng thích việc mua sắm online trên các trang điện tử thương mại thay vì đến tận nơi chọn hàng.
4.4 Mô hình kinh doanh miễn phí
Nếu bạn là người đam mê công nghệ hoặc Internet thì dễ dàng bắt gặp mô hình này được nhiều doanh nghiệp áp dụng, có thể kể tên những ông lớn như Google, Facebook. Dù là miễn phí nhưng nó mang lại hiệu quả nội bật cho nhiều người. Facebook và Google là những công ty sử dụng mô hình kinh doanh hệ thống miễn phí có giá trị thị phần lớn nhất thế giới.
Mô hình kinh doanh miễn phí dành cho những người đam mê công nghệ
Bạn có thể sử dụng kênh Youtube, Facebook và một số mạng xã hội khác và phát triển Livestream để quảng cáo hoặc giới thiệu sản phẩm. Mô hình này không mất một đồng phí nào nhưng phải bạn cần có ít nhất một phân khúc khách hàng đông đảo
5. Sản phẩm nào nên kinh doanh hệ thống?
Đối với mô hình kinh doanh hệ thống, đặc tính sản phẩm cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động bán hàng. Bạn nên ưu tiên khởi nghiệp bằng những sản phẩm mà số đông người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận, hoặc là những sản phẩm cần thiết trong nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
Một số sản phẩm đang được ưa chuộng bạn có thể cân nhắc kinh doanh như:
– Thực phẩm chức năng;
– Mỹ phẩm: bán trọn bộ trang điểm hoặc một sản phẩm bất kỳ như son môi, phấn má, sửa rửa mặt, serum,….;
– Thời trang: giày dép, túi xách, quần áo,…
– Gia dụng, đồ nhà bếp, nội thất,…
6. Kết luận
Bất kể bạn lựa chọn khởi nghiệp bằng mô hình kinh doanh nào thì cũng cần đưa chất lượng sản phẩm lên hàng đầu và kinh doanh hệ thống cũng không ngoại lệ. Hi vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về kinh doanh hệ thống, áp dụng hiệu quả vào kế hoạch kinh doanh của bản thân.
>>> Xem thêm:
- Kinh doanh theo mạng là gì? Thông tin chi tiết về network marketing
- Affiliate Marketing là gì? Cách xây dựng hệ thống Affiliate
- Hướng dẫn quy trình xây dựng hệ thống bán hàng hiệu quả