Để một doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả đó là sở hữu cho mình một quy trình bán hàng chuyên nghiệp. Vậy tại sao lại cần có quy trình bán hàng và cách xây dựng sơ đồ quy trình bán hàng của doanh nghiệp thế nào cho hiệu quả, hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về chủ đề này nhé.
1. Quy trình bán hàng là gì?
Xây dựng quy trình bán hàng
Quy trình bán hàng của doanh nghiệp được xem là thứ tự các hoạt động kinh doanh buôn bán được đặt ra sẵn và mang tính chất bắt buộc, thực hiện theo quy trình này để đáp ứng được những mục tiêu đã đề ra của hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp.
2. Tại sao doanh nghiệp cần sơ đồ quy trình bán hàng
Xây dựng quy trình bán hàng có thể mang lại lợi ích to lớn
Xây dựng quy trình bán hàng hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp là yếu tố tiên quyết để giúp doanh nghiệp kinh doanh thành công. Những lợi ích nó mang lại có thể kể để như:
Hiểu được quy trình:
Thiết lập một sơ đồ hoàn chỉnh và rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc hiểu được công việc bán hàng của mình và đánh giá tình hình của nó.
Cải thiện chiến lược:
Áp dụng quy trình bán hàng cho từng phòng ban và tất cả nhân viên sẽ theo một thể thống nhất và cải thiện được những lỗ hổng trong quy trình trước kia.
Tăng doanh số:
Một quy trình bán hàng được áp dụng thành công sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt đó là doanh số tăng lên đáng kể. Nhân viên sẽ học được cách chăm sóc khách hàng hiệu quả và giúp họ đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn
Mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng:
Khách hàng khi mua hàng được trải nghiệm đầy đủ dịch vụ và được chăm sóc, giải quyết mọi vấn đề cần giải quyết. Họ sẽ cảm thấy được tôn trọng và tạo ra được thiện cảm khá tốt.
3. Sơ đồ quy trình bán hàng 7 bước cụ thể cho doanh nghiệp
Quy trình bán hàng hoàn chỉnh có thể giúp cho nhân viên có định hướng rõ ràng để tương tác với tệp khách hàng, tùy theo từng doanh nghiệp sẽ có yêu cầu riêng để thiết lập ra một sơ đồ quy trình bán hàng. Hãy cùng Haravan tham khảo sơ đồ quy trình 7 bước dưới đây và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Hình ảnh sơ đồ 7 bước quy trình bán hàng
Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch và xác định chỉ tiêu:
Bước đầu tiên cần làm là chuẩn bị mọi thứ từ các thông tin về sản phẩm ( giá cả, ưu nhược điểm), phương thức thanh toán, đối thủ cạnh tranh,…
Lên kế hoạch bán hàng ( ngày, giờ cụ thể) để có phương pháp tiếp cận khách hàng hợp lý hơn. Lập ra bảng báo giá sản phẩm, dịch vụ và thiết kế card visit, giấy giới thiệu để đưa chúng đến cho khách hàng.
Bước 2: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Bước tiếp theo sẽ là tìm kiếm tệp khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp, bạn có thể tìm họ thông qua mạng xã hội, đối thủ hoặc bạn bè xung quanh. Bạn cần biết được nhu cầu của họ là gì và doanh nghiệp của bạn có thể đáp ứng được điều đó hay không. Thông tin về khách hàng rất dễ dàng thu thập được từ mọi thứ xung quanh, bạn nên chú ý vào những chi tiết là sẽ có thể làm được. Sau khi xác định được khách hàng thì bạn đã nắm được đầu mối để có thể phát triển các bước tiếp theo
Bước 3: Tiếp cận khách hàng
Đây là bước quan trọng trong quy trình bán hàng mà bạn cần biết. Tiếp cận khách hàng với mục đích hiểu được nhu cầu và mong muốn của họ. Giai đoạn này bạn sẽ cần tạo mối liên hệ với khách hàng và cố gắng tạo ấn tượng tốt đối với họ. Thu hút khách hàng mua sản phẩm bằng cách đánh vào tâm lý của họ. Việc này thực sự không quá khó vì nếu bạn đã có thể gây ấn tượng tốt từ lần đầu thì tỷ lệ bán hàng thành công đã tăng lên đáng kể
Bước 4: Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
Hiểu được khách hàng cần gì, bước tiếp theo sẽ là giới thiệu sản phẩm, dịch vụ với họ. Bạn hãy nhớ nên nhắc đến các lợi ích, giá trị và giải pháp của sản phẩm cho khách hàng thay vì chỉ trình bày về những đặc điểm, tính năng sẵn có. Cố gắng biến cuộc hẹn để giới thiệu sản phẩm thành cuộc đối thoại 1-1, vì nếu bạn có thể khiến khách hàng nói ra những “nỗi đau” của họ, bạn có thể dễ dàng lắng nghe và hiểu được họ đang cần gì và giải quyết nó.
Bước 5: Thuyết phục khách hàng và giải quyết vấn đề
Qua các bước bán hàng và trò chuyện, giới thiệu sản phẩm với khách hàng ở trên thành công thì bạn hãy báo giá và thuyết phục họ mua hàng. Sẽ có rất nhiều trường hợp khách hàng sẽ từ chối mua, tuy nhiên đừng quá lo lắng, hãy tìm cách giải quyết nó, xem vấn đề của họ khi không đồng ý mua hàng nằm ở đâu, có thể là bạn chưa đủ thuyết phục họ, hoặc giá sản phẩm quá cao,… Bạn có thể làm theo những điều sau để cải thiện tình hình:
Lắng nghe: bạn sẽ có thêm được khá nhiều thông tin về vấn đề của họ và nghĩ cách để đáp ứng được điều đó, việc này sẽ giúp bạn có thêm thiện cảm trong mắt khách hàng
Đặt câu hỏi tới khách hàng: Nếu thông tin họ đưa ra quá ít hoặc bạn chưa đủ hiểu họ, hãy đưa ra những câu hỏi liên quan nhằm khai thác thêm thông tin, qua điều này cũng sẽ giúp khách hàng cảm thấy được sự chuyên nghiệp và quan tâm đến họ của bạn
Bước 6: Thống nhất và chốt đơn hàng
Sau khi thuyết phục thành công khách hàng mua sản phẩm của bạn, bạn có thể áp dụng thêm kỹ năng bán thêm các sản phẩm khác cho họ. Thống nhất với khách hàng về đơn hàng và đừng quên hãy quan tâm họ bằng cách hỏi xem họ có hài lòng về dịch vụ và sản phẩm của bạn hay không. Hãy áp dụng thêm các phương thức thanh toán online để khách hàng có thêm sự lựa chọn và tiện lợi hơn khi mua hàng. Nếu muốn họ quay lại mua vào các lần sau, bạn có thể đưa ra các ưu đãi khi họ mua nhiều sản phẩm hay mua hàng thường xuyên,..
Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng
Chăm sóc khách hàng là bước khá quan trọng quy trình bán hàng của doanh nghiệp. Đây được xem là cầu mối liên hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp, nếu chăm sóc họ và lắng nghe ý kiến thường xuyên, bạn sẽ nắm được vấn đề và duy trì việc mua hàng của họ vào các lần tới. Nếu họ cảm nhận được những điều này từ phía nhà bán hàng, họ sẽ đánh giá khá cao quy trình làm việc chuyên nghiệp của bạn và họ sẽ là người giới thiệu sản phẩm đến những người thân quen hay bạn bè của họ.
4. Các hình thức trong sơ đồ quy trình bán hàng
2 hình thức trong quy trình bán hàng
4.1. Bán hàng B2B
Quy trình bán hàng B2B là cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm cho các doanh nghiệp khác. Một số ví dụ về quy trình bán hàng B2B như:
Bán buôn: nhà sản xuất bánh kẹo sẽ bán sỉ lượng lớn tới những đại lý, sau đó những đại lý này sẽ bán lẻ cho người tiêu dùng.
Cung cấp: nhà máy sản xuất giấy sẽ phân phối cho các nhà hàng,..
Dịch vụ: Công ty phát triển phần mềm sẽ làm việc với các tổ chức doanh nghiệp để giới thiệu sản phẩm
4.2. Bán hàng B2C
Đối với quy trình bán hàng B2C sẽ rút ngắn hơn nhiều so với các quy trình khác, đối tượng khách hàng của quy trình này cũng có thể mua hàng ngay sau khi tìm hiểu.
Ví dụ về quy trình bán hàng B2C là một cửa hàng công nghệ bán laptop cho người tiêu dùng, hay nhân viên bán bảo hiểm bán cho một cá nhân nào đó.
5. Tổng kết
Trên đây là các cách xây dựng quy trình bán hàng của doanh nghiệp từ A-Z chúng tôi đã tổng hợp lại nhằm giúp bạn hiểu thêm được cách giúp doanh nghiệp tăng doanh thu từ kinh doanh. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ xây dựng được cho mình một quy trình bán hàng chuyên nghiệp và phù hợp nhất.
———–
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- Hé lộ cách tiếp cận khách hàng online tiết kiệm mà hiệu quả
- Bí quyết chuyển đổi khách hàng từ offline lên online cho doanh nghiệp truyền thống
- Top phần mềm quản lý bán hàng offline hiệu quả hiện nay