Không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, mạng xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng. LinkedIn là mạng xã hội nghề nghiệp nổi tiếng với số lượng người dùng lớn hơn cả Twitter.
Khác với Facebook là nơi tụ tập của tất cả mọi người, LinkedIn chỉ tập trung vào đối tượng người sử dụng chính là các doanh nghiệp hoặc các cá nhân chuyên nghiệp.
LinkedIn cho phép bạn tạo kết nối với nhiều người và mở rộng quan hệ. Tuy nhiên làm thế nào để tạo được một hồ sơ chuyên nghiệp, thể hiện được uy tín thương hiệu cũng như cá nhân trên LinkedIn để những đối tác muốn tương tác với bạn, hãy cũng tham khảo những lời khuyên hữu ích dưới đây:
1. Hiển thị profile cá nhân
Profile cá nhân trên LinkedIn không đầy đủ chi tiết hoặc không rõ ràng sẽ làm mất ấn tượng tốt đẹp ban đầu của người khác về bạn. Hãy tưởng tượng lần đầu tiên đi gặp khách hàng để chào bán sản phẩm mà bạn lại quên mang sản phẩm mẫu hoặc ăn mặc thiếu chuyên nghiệp.
Người khách hàng đó sẽ nghĩ bạn không có sự chuẩn bị kỹ càng hoặc không hề nghiêm túc trong công việc. Vậy ai sẽ muốn làm việc tiếp với bạn? Mỗi người chỉ có duy nhất một lần để tạo ấn tượng đầu tiên với người khác vì vậy hãy biết cách tận dụng nó cho tốt.
Hình ảnh đại diện là yếu tố đầu tiên để đánh giá sự chuyên nghiệp. Khi nhìn vào profile cá nhân điều đầu tiên được chú ý chính là ảnh đại diện.
Nếu bạn là một tổ chức hãy sử dụng hình ảnh của chính công ty mình như logo để làm ảnh đại diện, còn nếu bạn là cá nhân thì một hình ảnh của chính bạn với tone sáng màu cùng khuôn mặt gọn gàng, ánh mắt nụ cười tươi sáng sẽ giúp mọi người có cái nhìn thiện cảm hơn.
Một hình ảnh không chuyên nghiệp sẽ làm mất đi ấn tượng tốt đẹp với nguời khác, mối quan hệ không được thiết lập do đó bạn mất đi một cơ hội hợp tác kinh doanh mới.
2. Tuyệt đối không nhồi nhét từ khóa
Có rất nhiều người cố gắng chèn càng nhiều từ khóa càng tốt vào hồ sơ của mình để làm tăng kết quả tìm kiếm tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm.
Hồ sơ của bạn chứa quá nhiều từ khóa được lặp đi lặp lại không liên quan sẽ khiến bạn bị đánh giá là spamer và ấn tượng của người khác về bạn sẽ rất xấu. Hiển nhiên là họ sẽ không đồng ý kết nối với bạn.
Có thể tối ưu hóa hồ sơ cá nhân trên LinkedIn của bạn bằng 3 hoặc 4 từ khóa chính mà bạn muốn được liên kết để có thể hiển thị trên kết quả tìm kiếm liên quan đến lĩnh vực của bạn. Phải thật sáng suốt khi lựa chọn những từ khóa cần thiết.
3. Những sai lầm khi gửi lời mời kết bạn
Đừng gửi những tin nhắn mặc định sẵn có trên LinkedIn, bạn sẽ bị đánh giá là không có thiện chí và thiếu chuyên nghiệp. Dành một chút thời gian viết vài dòng yêu cầu muốn kết bạn với những người khác thể thiện thiện chí của bản thân mình.
Đó sẽ là thông điệp mở đầu mà bạn muốn gửi đến người bạn muốn kết nối, khả năng được chấp nhận kết nối sẽ cao hơn.
Và một điều bạn cần chú ý nữa là không được gửi cho cùng một người quá nhiều lời mời. Bạn sẽ bị người đó báo cáo là spam và khả năng mở rộng mối quan hệ sẽ bị giảm đi đáng kể. Hãy kiên nhẫn chờ đợi câu trả lời của họ.
4. Yêu cầu xác nhận về công việc của bạn
Trên mạng xã hội LinkedIn bạn có thể chứng thực những kỹ năng của các cá nhân khác mà bạn cảm thấy họ có đủ kinh nghiệm và kỹ năng về lĩnh vực mà họ đang làm.
Xác nhận kỹ năng của những người mà bạn đã kết nối để họ thấy rằng bạn ngưỡng mộ và đánh giá cao công việc của họ. Đây cũng là một biện pháp rất hay để làm tăng thiện cảm và phát triển mối quan hệ tốt hơn.
5. Xử lý những đề nghị khác
Một số người vì muốn thu hút sự chú ý của người khác vào hồ sơ của mình trên LinkedIn mà đề nghị trao đổi việc chứng thực kỹ năng của họ. Họ sẽ chững thực kỹ năng của bạn và ngược lại bạn chứng thực cho họ.
Những lời đề nghị này thường có 2 chiều. Nếu bạn đồng ý, cả 2 bên đều có lợi tuy nhiên đây sẽ là hành động lừa dối mọi người nếu kỹ năng của bạn thực sự không tốt, ngoài ra những người không có thiện chí có thể để lại những phản hồi không tốt về bạn.
Chỉ đề nghị chứng thực từ những người có thể xác minh cho công việc của bạn, không nên yêu cầu hoặc chấp nhận lời đề nghị từ một người nào đó mà bạn không biết.
Những vòng kết nối trên LinkedIn thực sự rất có lợi cho việc mở rộng mối quan hệ kinh doanh của bạn. Càng có nhiều người trong vòng kết nối thì việc mở rộng các cơ hội kinh doanh mới càng cao. Tỏ ra một cách chuyên nghiệp và tiếp cận khéo léo sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với những đối tác khác từ đó cơ hội hợp tác sẽ cao hơn.
Đọc thêm tại:
Lỗi cơ bản thường gặp khi thiết kế website bán hàng
9 sai lầm sơ đẳng khi thiết kế Facebook Ads (P1)
Vào đám mây hay không vào đám mây: Đánh giá rủi ro