Những năm gần đây, kinh doanh mô hình quán pub nhỏ được đánh giá là một mô hình kinh doanh vô cùng tiềm năng vì mang lại rất nhiều lợi nhuận. Nếu sở hữu một lượng khách ổn định thì chủ quán pub sẽ giàu lên một cách nhanh chóng. Nếu bạn muốn đầu tư vào mô hình kinh doanh này thì hãy bỏ chút thời gian để tìm hiểu về những thứ bạn cần chuẩn bị.
Quán pub là gì và những đặc trưng nổi bật của quán pub?
Kinh doanh mô hình quán pub nhỏ đang là một mô hình tiềm năng được nhiều chủ đầu tư quan tâm
Xã hội càng hiện đại thì càng có nhiều hình thức giải trí để phục vụ nhu cầu của chúng ta và pub cũng là một trong số đó.
Quán pub là một loại quán rượu phục vụ đồ uống mạnh như bia, rượu và các loại đồ uống có cồn. Ngoài ra, quán pub còn có thể kinh doanh thêm đồ ăn nhẹ và một số món ăn vặt.
“Pub” là viết tắt của từ “Public house” trong tiếng Anh, có nghĩa là “nhà công cộng”. Tên gọi này bắt nguồn từ thời kỳ trung cổ ở Anh, khi những nơi cung cấp rượu và thực phẩm cũng là nơi mọi người gặp gỡ, giao lưu và thư giãn.
Nhiều người đang nhầm lẫn giữa quán pub và quán bar hay club. Đấy là lý do bài viết đã tổng hợp những đặc điểm cơ bản nhất của pub ngay bên dưới để bạn dễ dàng nhận biết.
- Không gian được thiết kế theo lối mở nhằm mang đến sự thoải mái và thông thoáng cho khách giúp khách ngắm nhìn không gian bên ngoài. Tuy nhiên, quán cũng sẽ có những vị trí ngồi trong góc nhằm đem đến khách hàng cảm giác riêng tư.
- Âm nhạc nhẹ nhàng và du dương mang đến cảm giác thoải mái và thư thái cho khách hàng. Khách có thể thoải mái trò chuyện hoặc trao đổi về công việc mà không lo phải ngắt quãng vì tiếng ồn. Đây là điều trái ngược hoàn toàn với những quán bar sôi động và náo nhiệt.
- Không giới hạn đối tượng khách hàng, khách đến với quán pub nhỏ có thể là những bạn trẻ, nhân viên văn phòng, doanh nhân thành đạt hay người nổi tiếng,…
- Giá dịch vụ của quán pub vô cùng phải chăng bởi phục vụ nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Từ những người có thu nhập trung bình đến những người có thu nhập cao đều có thể ghé vào pub. Ngoài ra, khách hàng đến với pub còn không phải trả tiền vé để vào cửa.
- Tất cả khách hàng trong pub đều được thoải mái ngồi theo nhóm hoặc theo bán, share hóa đơn cùng nhau. Nhờ vậy, khách hàng vừa thấy tự nhiên và thoải mái lại vừa tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
- Những quán pub nhỏ còn sở hữu thực đơn vô cùng phong phú, có: đồ uống có cồn (bia, rượu, cocktail,…), đồ uống không cồn (mocktail, soft drink, nước ép,…), hoa quả tươi, hoa quả sấy, món ăn vặt,…
- Quán pub nhỏ sẽ hoạt động cả ngày từ sáng đến tối để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng.
Kinh doanh mô hình quán pub nhỏ có nhiều điểm khác biệt so với kinh doanh quán bar và club
Mô hình quán pub nhỏ có thật sự tiềm năng để bạn đầu tư?
Trước đây, mô hình kinh doanh quán bar và club có phần nổi trội hơn quán pub. Nhưng hiện nay, mô hình quán pub lại là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều nhà đầu tư. Liệu mô hình kinh doanh này có phải “miếng bánh ngon” để nhà đầu tư theo đuổi?
- Chi phí đầu tư ít hơn so với quán bar hay club.
- Lợi nhuận đến từ việc kinh doanh đồ uống là rất lớn nếu quán có một lượng khách quen nhất định.
- Cơ hội “kiếm bội tiền” vào dịp cuối tuần hoặc lễ Tết, nhất là khi quán được mở ở những thành phố lớn hoặc đặc điểm du lịch nổi tiếng.
Bật mí chi phí mở quán pub mini để bạn chuẩn bị tài chính
Nếu bạn muốn biết mình cần chuẩn bị bao nhiêu vốn để mở quán pub mini thì đừng quên lập một bản kế hoạch chi tiết cho từng hạng mục. Bên dưới là top 5 hạng mục quan trọng tương ứng với 5 loại chi phí cố định bạn cần đầu tư, mời bạn tham khảo nhé!
Bạn muốn kinh doanh mô hình quán pub nhỏ thì cần chuẩn bị số vốn phù hợp với quy mô của quán
Chi phí dùng để chi trả mặt bằng
Theo chia sẻ của những chủ quán pub mini có nhiều kinh nghiệm, khoản chi phí dùng để chi trả tiền thuê mặt bằng thường sẽ chiếm khoảng 20 – 30% số vốn đầu tư. Giả sử, bạn có 600 triệu để mở quán thì phải dành ra từ 120 đến 180 triệu để thuê mặt bằng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một con số tương đối vì nó còn phụ thuộc vào địa điểm bạn chọn để mở quán.
Chi phí dùng vào việc trang trí quán
Khoản chi phí tiếp theo bạn phải chuẩn bị đó chính là chi phí dùng để trang trí quán. Với khoảng 20% tổng chi phí đầu tư ban đầu, bạn sẽ dùng để:
- Mua sắm bàn ghế và đồ nội thất trong quán.
- Ngoài việc trang trí bên trong quán, cũng cần xem xét việc trang trí ngoại thất để tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý của khách hàng. Điều này có thể bao gồm bảng hiệu, biển quảng cáo, khu vực sân vườn hay không gian bên ngoài thuận tiện cho khách hàng hưởng thụ.
- Thiết kế không gian bên trong quán pub: Sử dụng hình ảnh, tranh, hình vẽ hoặc các phụ kiện trang trí khác để tạo điểm nhấn và thể hiện phong cách của quán. Bạn có thể dùng tường trang trí, bảng treo hoặc kệ trưng bày để thể hiện sự sáng tạo và cá nhân hóa không gian.
Chi phí cần để mua máy móc và trang thiết bị
Quán pub mini của bạn chỉ có thể đưa vào hoạt động khi được trang bị đầy đủ máy móc và trang thiết bị cần thiết. Bạn nên dành khoảng 20% vốn đầu tư để mua sắm dụng cụ và máy móc pha chế, trang bị hệ thống âm thanh và ánh sáng chất lượng,…
Có rất nhiều loại chi phí bạn cần chi trả khi muốn kinh doanh mô hình kinh doanh quán pub nhỏ
Chi phí dành để mua nguyên vật liệu
Với khoảng 20% vốn tiếp theo, bạn sẽ dùng để mua đồ uống có cồn và thực phẩm phục vụ cho việc kinh doanh. Tuy nhiên, rượu là đồ uống có giá thành cao nên bạn phải lựa chọn nhà cung cấp uy tín để tránh mua phải rượu kém chất lượng không phù hợp với giá tiền. Nguy hiểm hơn, rượu “dởm” còn gây hại cho sức khỏe của khách khiến uy tín của quán bị giảm sút trầm trọng.
Chi phí dùng cho hoạt động tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Chế độ đãi ngộ tốt đi kèm nhiều quyền lợi hấp dẫn là “chìa khóa vàng” giúp bạn chinh phục thành công những nhân viên có chuyên môn và kỹ năng tốt. Nhưng sau khâu tuyển dụng thì bạn phải chuyển sang khâu đào tạo training nhân viên để mỗi cá nhân trở nên hoàn hảo hơn. Khoản chi phí dùng cho 2 khâu này thường chiếm khoảng 10% vốn đầu tư.
Bạn cần cân đối vốn đầu tư để có kế hoạch kinh doanh mô hình quán pub nhỏ hiệu quả
Kinh nghiệm mở quán pub nhỏ mà bạn nên “dắt túi”
Dù là mô hình kinh doanh tiềm năng nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả nhà đầu tư đều thành công. Mô hình kinh doanh này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và thách thức. Nếu bạn không muốn bị vấp ngã trên hành trình đó thì hãy “dắt túi” ngay những kinh nghiệm quý giá dưới đây nhé!
Tìm kiếm mặt bằng để mở mô hình quán pub mini
Nhiều người nghĩ rằng phải tìm địa điểm đẹp trên những tuyến phố lớn thì mới phù hợp với mô hình kinh doanh quán pub mini. Thực tế, quán pub vẫn có thể mở ngay tại những tuyến phố nhỏ, thậm chí là trong ngõ nhỏ.
Nhưng bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định sẽ chốt địa điểm nào để đảm bảo:
- Khách hàng dễ dàng tìm thấy quán pub.
- Quán không có quá nhiều đối thủ cạnh tranh ở xung quanh.
- Quán có mặt tiền đủ rộng để khách hàng đỗ xe vì khi đến quán pub thì khách hàng thường đi theo nhóm.
- Quán nên được mở gần những khu văn phòng, khu có nhiều địa điểm ăn chơi như: trung tâm thương mại, phố đi bộ, phố ẩm thực,…
Kinh doanh mô hình quán pub nhỏ rất dễ để bạn chọn địa điểm mở quán
Lên ý tưởng thiết kế ấn tượng cho quán pub
Mô hình quán pub nhỏ sẽ có diện tích không quá lớn nên bạn phải lựa chọn phương án thiết kế phù hợp để dành tối đa không gian phục vụ cho khách. Để làm được điều đó, bạn cần đưa ra concept và ý tưởng mình mong muốn với kiến trúc sư. Cả 2 bên sẽ cũng bàn bạc chi tiết nhằm đưa ra một thiết kế hài hòa và ấn tượng, không bị rườm rà và lộn xộn.
Thiết kế menu hấp dẫn giúp quán pub mini thu hút khách
Một trong những “thứ vũ khí lợi hại” giúp quán pub nhỏ của bạn thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả đó là menu đồ uống hấp dẫn. Menu phải được thiết xong trước khi quán mở cửa chính thức.
Trong quá trình quán hoạt động, bạn cũng phải thường xuyên phát triển đồ uống mới và cập nhật những xu hướng thịnh hành trên thế giới. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra nhiều thức uống ngon khiến khách hàng phải “tấm tắc khen” mỗi khi đến quán.
Tìm nguồn cung nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo
Sau khi thiết kế menu hoàn chỉnh cho quán, bạn cần tìm nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt và xuất xứ rõ ràng. Đồng thời, nhà cung cung cấp bạn chọn phải đảm bảo có thể bán nguyên liệu cho bạn một cách ổn định và liên tục.
Kinh doanh mô hình quán pub nhỏ muốn thành công thì bạn phải lập kế hoạch kinh doanh chi tiết
Mua sắm các loại máy móc và trang thiết bị cần thiết
Đây cũng là một bước vô cùng quan trọng trong kế hoạch mở quán pub nhỏ để kinh doanh. Đối với mô hình quán pub, bên cạnh yếu tố không gian và đồ uống thì âm nhạc cũng ảnh hưởng đến sự thành – bại của quán. Bởi vậy, bạn cần chú ý đến hệ thống âm thanh để đảm bảo âm thanh luôn tốt, tạo ra sức cuốn nhất định với khách hàng.
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên cho quán pub nhỏ
Không giống những môi trường làm việc khác, môi trường làm việc ở quán pub đòi hỏi nhân viên phải là người nhanh nhạy và có khả năng xử lý vấn đề hiệu quả. Cả bartender và nhân viên phục vụ trong quán cần cố gắng tạo ấn tượng tốt với khách hàng qua từng lời nhỏ hay hành động. Điều đó sẽ khiến khách có cảm giác thư giãn, thoải mái nhất và muốn đến quán nhiều lần.
Triển khai nhiều dịch vụ đi kèm khi kinh doanh quán pub
Có một thực tế đó là khách hàng đến với quán pub nhỏ không chỉ để thưởng thức những loại đồ uống hấp dẫn và nhiều màu sắc mà còn để thả mình vào không khí vui tươi, nhộn nhịp. Vì vậy, bạn có thể triển khai thêm một số dịch vụ đi kèm như:
- Hỗ trợ set up tiệc.
- Tổ chức sinh nhật.
- Tổ chức họp lớp.
- …
Kinh doanh mô hình quán pub nhỏ cho phép bạn phát triển thêm nhiều dịch vụ đi kèm
Sắp xếp khu vực để xe tiện lợi cho tất cả khách hàng
Như đã chia sẻ ở trên, địa điểm để mở quán pub không bắt buộc phải nằm trên mặt đường lớn nhưng phải có khu vực rộng rãi để khách đỗ xe. Điều đó sẽ giúp khách cảm thấy an tâm hơn khi đến quán. Không một vị khách nào có thể “quẩy bung nóc” khi liên tục phải lo lắng về chiếc xe của mình.
Xây dựng kế hoạch marketing quán pub để nhiều người biết đến
Dù quán của bạn mở cửa cả ngày nhưng lượng khách hàng thường chỉ đông vào dịp cuối tuần. Bài toán đặt ra cho bạn là lấp đầy khách hàng vào những ngày trong tuần. Để giải bài toán này, bạn cần xây dựng kế hoạch marketing với nhiều khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn khiến khách không thể từ chối. Bạn cũng hãy chăm chỉ quảng cáo quán trên mạng xã hội để nhiều người biết.
Bạn cần triển khai nhiều hoạt động marketing khi kinh doanh mô hình quán pub nhỏ
Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép mở quán pub mini
Chủ động tìm hiểu về những điều kiện kinh doanh quán pub nhỏ theo quy định của pháp luật là việc quan trọng bạn cần làm trước khi mở quán. Đồng thời, bạn cũng cần hoàn tất mọi thủ tục để quán được cấp chứng nhận hoạt động hợp pháp.
Hồ sơ xin cấp giấy phép mở quán pub nhỏ đối với hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh có điền chính xác và đầy đủ: tên hộ kinh doanh; địa chỉ địa điểm kinh doanh, số điện thoại, số fax kèm thư điện tử (nếu có); ngành, nghề kinh doanh; số vốn kinh doanh,; số lao động; họ, tên, chữ ký, địa chỉ cư trú, số kèm ngày cấp Hộ chiếu, CCCD hay CMT của cá nhân thành lập hộ kinh doanh.
- Hộ chiếu, CCCD hay CMT của người đại diện hộ gia đình hoặc tất cả cá nhân tham gia hộ kinh doanh (bản sao).
- Biên bản họp nhóm cá nhân về vấn đề thành lập hộ kinh doanh (bản sao hợp lệ).
Thủ tục xin cấp phép kinh doanh mô hình quán pub nhỏ rất đơn giản
Nhưng chỉ với giấy phép kinh doanh thì quán pub vẫn chưa đủ điều kiện để hoạt động. Đấy là lý do bạn cần xin cấp thêm một số loại giấy tờ quan trọng khác như:
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nếu quán của bạn có kinh doanh thêm dịch vụ ăn uống.
- Giấy chứng nhận đảm bảo tất cả điều kiện phòng cháy và chữa cháy.
- Giấy chứng nhận quán đáp ứng đủ những điều kiện an ninh trật tự.
- Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ nếu quán cho kinh doanh thêm rượu để phục vụ khách hàng.
Kết luận
Kinh doanh mô hình quán pub nhỏ không hề khó khăn như bạn và nhiều người vẫn lo ngại. Tuy nhiên, bạn phải chuẩn bị tốt những điều bài viết chia sẻ ở trên và xây dựng một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, chi tiết. Mong rằng bạn sẽ áp dụng thành công để quán pub thường xuyên có nhiều khách hàng lui tới nhé!
——————-
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
Có thể bạn quan tâm:
Kinh nghiệm mở quán cafe sân vườn ấn tượng bùng nổ doanh số mỗi ngày
Kinh nghiệm lập nội quy nhà hàng dành cho người mới kinh doanh hiệu quả
Bí quyết “vàng” giúp thiết kế menu online đẹp cho quán cafe, nhà hàng