Những sai lầm trong kinh doanh qua mạng xã hội

Đánh giá bài viết

Mạng xã hội những năm gần đây đã thực sự trở thành một thế giới ảo tập trung hàng tỉ người tại khắp mọi nơi trên thế giới. Dựa vào khả năng kết nối bỏ qua giới hạn thời gian và không gian, những thông điệp trên mạng xã hội nhanh chóng lan toả đến nhiều người cùng lúc, tạo điều kiện hình thành những mối quan hệ chồng chéo. Với các đặc điểm thuận lợi như vậy, kinh doanh online đã nhanh chóng lan ra khắp mảnh đất ảo này, biến mạng xã hội thành một thị trường còn nhộn nhịp hơn thế giới thực.

Tuy nhiên, nhiều người mắc phải những sai lầm trong kinh doanh trên mạng xã hội. Bởi để thực sự thành công không phải điều đơn giản, rất nhiều người từng làm mưa làm gió ở thị trường khác nhưng vẫn thất bại tại đây vì không hiểu hết các đặc thù của nó. Bài viết này chúng tôi sẽ cảnh tỉnh bạn tránh mắc phải những sai lầm tưởng như nhỏ nhưng lại làm nên sóng gió dưới đây.

kinh-doanh-tren-facebook-co-nen-dung-phan-mem-quan-ly-ban-hang1

Kinh doanh online trên mạng xã hội rất tiềm năng

1. Quá vội vàng kết bạn khi kinh doanh trên mạng xã hội

Như đã nói, lợi thế khi kinh doanh trên mạng xã hội là rất dễ tiếp cận khách hàng dựa vào các mối quan hệ chồng chéo ở đây, thậm chí nhiều người còn trở thành bạn bè thân thiết với chính khách hàng của mình sau quãng thời gian hợp tác lâu dài. Ở đây chúng tôi nhấn mạnh là “hợp tác lâu dài”, tức là mặc dù chỉ là mối quan hệ ảo nhưng để thực sự tiến tới mức thân thiết cũng cần phải có khoảng thời gian nhất định để làm quen và tạo sự tin tưởng. Nhưng nhiều người lại không hiểu điều này khi kinh doanh online qua mạng xã hội, để thuận tiện cho việc quảng cáo họ kết bạn hàng loạt với những đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Đây không phải một chiến lược khôn ngoan.

Vì mạng xã hội đã quá mức “ồn ào” nên người dùng hiện nay rất hạn chế kết bạn với người lạ, họ thường tỏ ra cảnh giác với tất lời chào mời, quảng cáo đột ngột, thậm chí còn cho rằng bạn đang đi lừa đảo. Vậy nên trước khi gửi yêu cầu kết bạn hãy cố gắng giới thiệu về mình và việc kinh doanh của mình cho khách hàng, tốt nhất là thông qua một mối quan hệ trung gian nào đó, để họ hiểu rằng bạn mang đến thiện chí và cơ hội hợp tác. Nếu không, hãy đưa ra những lợi ích khách hàng có thể nhận được nếu đồng ý kế nối với bạn, chẳng hạn như sẽ được cập nhật liên tục xu hướng thời trang mới trong nước và nước ngoài.

Bán hàng cần nhiệt tình nhưng đừng quá vồn vã, vì con người có tâm lý bài xích thứ khác lạ. Hãy để khách hàng làm quen dần dần với bạn để tạo mối quan hệ bền vững chứ không phải chỉ đơn thuần là kẻ bán – người mua.

Kinh doanh trên mạng xã hội cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Hãy cùng xem các khó khăn đó là gì tại bài viết Những khó khăn khi kinh doanh online

2. Kinh doanh trên mạng xã hội nhưng không tìm hiểu về khách hàng

Trong thực tế, để tìm được khách hàng không hề đơn giản, bạn phải vượt qua nhiều rào cản về không gian, văn hoá,… nhưng trên mạng xã hội thì dường như chỉ một cú click chuột bạn sẽ chạm được ngay vào họ, cực kì dễ dàng. Cũng vì quá dễ nên nhiều người thường chủ quan, cho rằng kinh doanh trên mạng xã hội không cần phải tìm hiểu khách hàng làm gì, cứ tung sản phẩm ra bán rồi thực hiện vài chương trình tiếp thị là đủ. Đây là một sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sự thất bại của rất nhiều người.

Vì mạng xã hội có tới hàng tỉ người cùng tham gia, thuộc các tầng lớp, giới tính, độ tuổi, văn hoá,… khác nhau, nếu không tìm hiểu để xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của mình thì mọi việc bạn làm đều là vô nghĩa. Ngoài ra, việc tìm hiểu khách hàng dựa trên hồ sơ cá nhân và các hoạt động của họ còn giúp bạn biết được những thói quen, nhu cầu mà họ cần để lên kế hoạch bán hàng hiệu quả hơn.

3. Không cần chăm sóc khách hàng 

Khách hàng

Cần liên tục chăm sóc khách hàng trên mạng xã hội để tạo mối quan hệ lâu dài

Nhiều người nghĩ rằng kinh doanh online thì chẳng phải gặp trực tiếp khách hàng, thế nên chẳng phải sợ họ tìm đến tận nhà phàn nàn, mua bán xong coi như là đường ai nấy đi. Sự thật thì đúng là bạn có thể làm như thế, sẽ chẳng ai tìm được bạn nếu thông tin bạn đưa lên là giả, chẳng ai có thể kiện được bạn nếu đột nhiên bạn biến mất và xoá mọi dấu vết. Nhưng như thế cũng đồng nghĩa với việc kinh doanh của bạn chính thức bị tuyên án tử hình.

Kinh doanh online cần nhất là sự tin tưởng, mà công tác chăm sóc khách hàng chính là cách tạo ra lòng trung thành tốt nhất. Sau quá trình bán hàng nếu bạn vẫn tận tình hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm, luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của họ hay đều đặn hỏi thăm thì chắc chắn họ sẽ có ấn tượng tốt về bạn, sẽ quay lại mua sắm thường xuyên hơn, thậm chí còn giới thiệu bạn với người thân của mình.

4. Chỉ coi kinh doanh trên mạng xã hội là kênh phụ

Kinh doanh qua mạng xã hội mới nở rộ thời gian gần đây, nhiều người chỉ coi nó như một kênh phụ để tiếp cận với khách hàng mà thôi, còn các giao dịch chủ yếu vẫn tiến hành trên website bán lẻ riêng của họ. Cũng vì tâm lý này mà họ thường không quá chú tâm vào việc xây dựng các mối quan hệ trên mạng xã hội, chiến dịch tiếp thị cũng hời hợt. Đây cũng là một sai lầm không nên phạm phải, vì nếu xác định như vậy tốt nhất là đừng xây dựng kênh mạng xã hội này nữa, có làm thì hiệu quả không đem lại bao nhiêu.

Mạng xã hội là một kênh bán hàng thực sự rất tiềm năng nếu bạn biết tận dụng tốt các mối quan hệ và khả năng lan toả tại đây. Vì vậy hãy chăm chút thật kĩ mỗi khi đăng tải các nội dung, bài viết, lên kế hoạch quảng cáo cụ thể, chi tiết. Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên trò chuyện, tương tác với khách hàng trên fanpage của mình để tạo ra các mối quan hệ bền vững.

Kinh doanh online qua mạng xã hội không chỉ đơn giản là một trào lưu, hãy biến nó thành một kênh kiếm tiền hiệu quả của bạn.

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

Xu hướng Marketing mạng xã hội năm 2015

Khách hàng là ai trong các chương trình marketing kinh doanh?

7 điều giúp bạn từ nhân viên trở thành lãnh đạo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline tư vấnZalo tư vấnĐăng ký website