Rủi ro trong kinh doanh là gì? Cách quản trị hiệu quả cho doanh nghiệp

Đánh giá bài viết

Khi đã xác định đầu tư kinh doanh, dù là kinh doanh lớn hay nhỏ thì đều sẽ luôn có những rủi ro riêng. Không có bất kỳ doanh nghiệp nào có thể đảm bảo rằng sản phẩm của mình 100% là tốt nhất, an toàn và hoàn hảo nhất. Rủi ro trong kinh doanh có thể gây nên từ những tác động khách quan từ bên ngoài hoặc chủ quan về bản thân doanh nghiệp, có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro và phạm vi thể hiện nó cũng rất đa dạng. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp có thể quản trị được hết rủi ro trong kinh doanh có thể khiến công ty rất nhiều khi đứng trước vấn đề thật sự. Vậy rủi ro trong kinh doanh là gì? Những phương pháp nào giúp quản trị rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp? Cùng Haravan tìm hiểu ngay nhé!

1. Rủi ro trong kinh doanh là gì?

1.1 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro trong kinh doanh là các mức thiệt hại về đầu tư, tài chính,…

Rủi ro trong kinh doanh được hiểu là các mức thiệt hại về vốn đầu tư, tài chính, thị trường,… mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có rất nhiều những loại rủi ro khác nhau những chủ yếu các doanh nghiệp sẽ mắc phải các rủi ro về tài chính và các thực trạng hoạt động kinh doanh hiện nay.

1.2 Phân biệt rủi ro trong kinh doanh và rủi ro tài chính

Sự khác biệt chính giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính là rủi ro kinh doanh liên quan đến hoạt động kinh doanh và không có khả năng tạo ra thu nhập thích hợp để trang trải chi phí hoạt động, trong khi rủi ro tài chính liên quan nhiều hơn đến khả năng không thể trả nợ và đáp ứng nghĩa vụ tài chính.

Rủi ro kinh doanh độc lập với phần nợ mà doanh nghiệp nắm giữ, trái ngược với rủi ro tài chính chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi mức nợ. Bên cạnh đó, rủi ro trong kinh doanh liên quan đến các yếu tố không chắc chắn và khó đo lường trước có thể gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh tổ chức. Trong khi đó, rủi ro tài chính là những rủi ro liên quan đến quản lý tài chính, đầu tư và các hoạt động tài chính khác có thể gây thiệt hại hoặc mất mát tài chính cho tổ chức hoặc cá nhân.

2. Một số loại rủi ro trong kinh doanh

2.1 Rủi ro về vốn

Đây là rủi ro thường xuất hiện hiện trong trường hợp khi bạn đầu tư vào cổ phiếu hoặc góp một phần vốn của mình vào công ty. Nếu công ty bạn đầu tư có xu hướng phát triển, bạn sẽ thu về một khoản lời đáng kể theo tỷ lệ đóng góp ban đầu. Ngược lại, nếu công ty đó thua lỗ bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ, thậm chí mất luôn nguồn vốn đầu tư.

Vì vậy khi tiến hành đầu tư, bạn cần phân tích thật kỹ các hiệu quả quả hoạt động của một trong công ty trong thời gian dài. Cùng với đánh giá các lợi thế và tiềm năng trong tương lai. Các đội ngũ trong quản lý hay lãnh đạo có tố chất và sự sáng tạo như nào. Trên lý thuyết này đề đánh giá các lợi nhuận thu về có xứng đáng hay không.

2.2 Rủi ro về lợi nhuận

Rủi ro này thường được thể hiện với hoạt động đầu tư đi liền với trái phiếu. Khi các doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu điều chỉnh lãi suất. Bằng cách mua lại các trái phiếu cũ có phân lời cao, và phát hành trái phiếu mới với phân lời thấp hơn. Khi đó, người còn sở hữu trái phiếu sẽ nhận được các lợi nhuận thấp hơn giá trị ban đầu được bảo đảm.

Các rủi ro đảm bảo tính chất khoản vốn vẫn được hoàn trả. Tuy nhiên so với thời gian đầu tư, các lợi nhuận thực tế là không đảm bảo. Nó phản ánh sự giảm sút trong tính ổn định và tính toán về lợi nhuận ban đầu.

Để đảm bảo tránh được các rủi ro này, nhà đầu tư nên quan tâm đến uy tín cũng như hiệu quả của tổ chức phát hành. Đồng thời để mang đến các lợi nhuận an toàn hơn, có thể chia khoản đầu tư thành nhiều khoản nhỏ. Thực hiện đầu tư trên các trái phiếu được phát hành khác nhau. Mang đến các đa dạng trong tìm kiếm lợi nhuận.

2.3 Rủi ro do thị trường biến động

Rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro trong kinh doanh có thể diễn ra do yếu tố thị trường

Rủi ro thị trường có thể nói là rủi ro kinh doanh mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng thường xuyên gặp phải. Trong trường hợp thị trường khi bị “đóng băng”, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tình trạng sản phẩm cung cấp ra thị trường không có người mua, nhất là trong thị trường về bất động sản. Một miếng đất hay một ngôi nhà để bán được trong thời gian ổn định có khi phải mất đến cả tháng. Và khi thị trường chững lại thì những sản phẩm đó hoàn toàn bị động “nằm im tại chỗ”.

2.4 Lạm phát

Lạm phát dẫn đến sự mất giá trị của đồng tiền, được hình dung với các giá cả trên hàng hóa hay dịch vụ bị “độn” lên cao trên thị trường, điều này còn được hiểu như là vật giá leo thang, làm người tiêu dùng phải bỏ ra một số tiền lớn hơn để thực hiện nhu cầu của họ. Trong một lúc thời điểm kinh tế phát triển thịnh vượng, giá nhà cửa, đồ ăn, đồ dùng cùng nhau lên giá. Các giá cả tăng đồng thời thường gắn với các phản ánh trong tổng sản phẩm quốc nội tăng. Tuy nhiên, sự mất giá lại được phản ánh khi so sánh tỷ giá tiền tệ.

Lạm phát tác động nhất định lên các nhu cầu đầu tư nước ngoài. Hoặc tác động đến những lao động có thu nhập thấp. Đồng tiền không còn đủ giá trị để mua những vật dụng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Các đảm bảo cho nhu cầu không được phản ánh, dẫn đến các nguồn cung đáp ứng trên thị trường cũng cần dịch chuyển theo. Rủi ro lạm phát thường đi liền với những món tiền đầu tư vào quỹ tiết kiệm. Các giá trị phản ánh trên thị trường cao, trong khi thực tế lại không mang đến nhiều nhu cầu được đảm bảo.

2.5 Rủi ro về thuế

Thuế là một khoản thu lớn trong ngân sách nhà nước, dùng để thực hiện những nhu cầu về tiêu dùng hay xây dựng công trình quốc gia, đảm bảo mục đích ổn định và phát triển. Tuy nhiên với tính chất của một nghĩa vụ, nó cũng tác động rất lớn đến các thu nhập thực tế. Từ đó phản ánh trên tiêu dùng, đầu tư hay tiết kiệm. Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế một cách ổn định.

Nhiều nhà đầu tư lợi dụng những kẽ hở của luật thuế để sinh lời, điều đó thể hiện qua các báo cáo tài chính không đúng, từ đó trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Các nghĩa vụ thuế ở nhiều khu vực được phản ánh với giá trị quá cao. Nó ảnh hưởng tới thu nhập thực tế và các tiêu dùng cho nhu cầu tối thiểu.

2.6 Rủi ro về chiến lược của doanh nghiệp

Rủi ro trong kinh doanh

Chiến lược doanh nghiệp có vấn đề cũng sẽ gây đến những rủi ro trong kinh doanh

Muốn xây dựng một doanh nghiệp thành công thì cần phải có một chiến lược hoàn hảo. Tuy nhiên, vạn vật trên đời đều có thể xảy ra và một kế hoạch tưởng chừng hoàn hảo đôi khi lại trở nên nhàm chán vô cùng.

Tình trạng này gọi chung là rủi ro chiến lược. Có khá nhiều yếu tố tác động đến chiến lược của công ty như: nhu cầu của khách hàng, sự thay đổi tiến bộ của công nghệ, chi phí đầu tư cho trang thiết bị tăng giá,… Dù với bất kỳ lý do nào thì nó cũng sẽ ảnh hưởng đến chiến lược. Do vậy, để đạt được mục tiêu, doanh nghiệp cần phải triển khai nhiều cách giải quyết hiệu quả để phòng khi có vấn đề xảy ra.

2.7 Rủi ro về xã hội và nguồn đầu tư nước ngoài

Nếu doanh nghiệp bạn có mối liên kết với đầu tư nước ngoài thì rất có thể gặp phải tình trạng rủi ro này trong kinh doanh. Đặc biệt là tại các nước đang phát triển thì rủi ro về kinh tế – xã hội có khả năng xảy ra rất cao vì giá trị tiền tệ của các quốc gia thường dao động lên xuống bất thường và không có sự cố định. Thế nên, khi lựa chọn đầu tư khoản này, dù doanh nghiệp có lãi đi chăng nữa thì vẫn khó tránh khỏi gặp phải các rủi ro.

3. Những yếu tố dẫn đến rủi ro trong kinh doanh

Một vài yếu tố điển hình thường gặp dẫn đến các rủi ro trong kinh doanh gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, có thể kể đến như:

Biến động trong nhu cầu

Nếu nhu cầu về sản phẩm có sự ổn định thì nó sẽ giúp làm giảm nguy cơ hình thành rủi ro trong kinh doanh cho công ty.

Biến động về doanh số

Một doanh nghiệp sở hữu sản phẩm có đầu ra ổn định sẽ phải chịu ít rủi ro kinh doanh hơn gấp nhiều lần so với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có sự biến động cao về giá bán trên thị trường.

Thời điểm phát triển sản phẩm và chi phí

Đối với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ và dược phẩm thì thường phải phụ thuộc vào tốc độ cải tiến chất lượng dòng sản phẩm một cách liên tục để phù hợp với nhu cầu thực tiễn và thị hiếu của khách hàng cũng như sự phát triển không ngừng trên thị trường. Nếu doanh nghiệp đó không chú trọng đến vấn đề này thì sản phẩm sẽ mau bị trở thành lỗi thời dẫn đến việc xảy ra rủi ro trong kinh doanh là điều nghiễm nhiên, thậm chí nó còn có thể khiến doanh nghiệp thất bại và phá sản.

Quy mô chi phí cố định

Công ty có thể gặp phải rủi ro trong kinh doanh rất cao nếu như chi phí cố định ở mức độ cao và tổng chi phí không có biến động giảm khi cầu giảm. Vấn đề này còn có cách gọi khác là đòn bẩy hoạt động.

4. Cách khắc phục những rủi ro trong kinh doanh hiệu quả

Bước 1: Xác định rủi ro

Rủi ro trong kinh doanh

Xác định rủi ro trong kinh doanh là điều vô cùng cần thiết

Điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm là xác định những doanh nghiệp gặp phải trong môi trường hoạt động, đó có thể là rủi ro về pháp lý, môi trường, thị trường, vốn, lạm phát,… Điều quan trọng là xác định càng nhiều yếu tố, nguy cơ thì sẽ giúp doanh nghiệp có được những hướng quản trị hiệu quả và rõ ràng hơn, không những thế, tất cả những thông tin này nên được đưa trực tiếp vào hệ thống.

Ưu điểm của phương pháp này là những rủi ro có thể xảy ra có thể nhìn thấy đối với mọi bên liên quan trong tổ chức có quyền truy cập vào hệ thống. Thay vì thông tin quan trọng này bị khóa trong một báo cáo phải được yêu cầu qua email, bất kỳ ai muốn xem rủi ro nào đã được xác định đều có thể truy cập thông tin trong hệ thống quản lý rủi ro.

Bước 2: Phân tích rủi ro

Một khi rủi ro đã được xác định đúng, nó nên được đem ra phân tích, điều quan trọng là bạn phải hiểu được mối liên hệ giữa rủi ro và các yếu tố khác nhau trong doanh nghiệp. Để có thể xác định mức độ nghiêm trọng và tầm hoạt động của rủi ro, cần phải xem có bao nhiêu chức năng kinh doanh có thể bị ảnh hưởng. Có những rủi ro có thể khiến toàn bộ doanh nghiệp bế tắc nếu được hiện thực hóa, trong khi có những rủi ro sẽ chỉ là những bất tiện nhỏ trong quá trình phân tích.

Trong môi trường quản lý rủi ro thông thường, việc phân tích này phải được thực hiện thủ công. Khi triển khai giải pháp quản trị rủi ro, một trong những bước cơ bản quan trọng nhất là ánh xạ rủi ro vào các tài liệu, chính sách, thủ tục và quy trình kinh doanh khác nhau. Điều này có nghĩa là hệ thống sẽ có sẵn khung quản lý rủi ro được lập bản đồ để đánh giá rủi ro và cho bạn biết tác động sâu rộng của chúng

Bước 3: Đánh giá và xếp hạng rủi ro

Rủi ro cần được xếp hạng và sắp xếp ưu tiên. Hầu hết các giải pháp quản trị rủi ro đều có các loại rủi ro khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chúng. Rủi ro có thể gây ra một số bất tiện được đánh giá thấp, rủi ro có thể dẫn đến tổn thất thảm khốc được đánh giá cao nhất. Điều quan trọng là phải xếp hạng rủi ro vì nó cho phép công ty có được cái nhìn tổng thể về mức độ rủi ro của toàn tổ chức.

Có 2 loại rủi ro cần đánh giá, bao gồm:

  • Rủi ro định tính: Đây là những rủi ro mà doanh nghiệp không thể lường trước được. Chẳng hạn, rủi ro biến đổi khí hậu mà nhiều doanh nghiệp hiện đang tập trung vào không thể định lượng được một cách tổng thể mà chỉ có thể định lượng được các khía cạnh khác nhau của nó. Cần có cách thức thực hiện đánh giá rủi ro định tính mà vẫn đảm bảo tính khách quan, chuẩn mực trong đánh giá trong toàn doanh nghiệp.

  • Rủi ro định lượng: Đây là những rủi ro mà doanh nghiệp có thể lường trước được, thông thường là những rủi ro liên quan đến tài chính, bởi nó chủ yếu xoay quanh những con số (tiền, số liệu, lãi suất,…). Đánh giá rủi ro định lượng dễ tự động hóa hơn so với đánh giá rủi ro định tính và thường được coi là khách quan hơn.

Bước 4: Xử lý rủi ro

Rủi ro trong kinh doanh

Khi đã xác định được rủi ro cần tiến hành xử lý ngay

Mọi rủi ro cần phải được loại bỏ hoặc ngăn chặn càng nhanh càng tốt. Điều này được thực hiện bằng cách kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị rủi ro. Trong môi trường thủ công, điều này đòi hỏi phải liên hệ với từng bên liên quan và sau đó thiết lập các cuộc họp để mọi người có thể trao đổi và thảo luận về các vấn đề.

Bước 5: Theo dõi và xem xét rủi ro

Không phải tất cả các rủi ro đều có thể được loại bỏ – một số ít trong chúng luôn hiện hữu. Rủi ro thị trường và môi trường chỉ là hai ví dụ về rủi ro luôn cần được theo dõi. Theo hệ thống thông thường, việc giám sát diễn ra thông qua các nhân viên được giao việc cụ thể. Các chuyên gia này phải đảm bảo rằng họ theo dõi chặt chẽ tất cả các yếu tố rủi ro.

Trong môi trường kỹ thuật số, hệ thống quản lý rủi ro giám sát toàn bộ khuôn khổ rủi ro của tổ chức. Nếu bất kỳ yếu tố hoặc rủi ro nào thay đổi, mọi người đều có thể nhìn thấy ngay lập tức. Máy tính cũng có khả năng theo dõi rủi ro liên tục tốt hơn nhiều so với con người. Giám sát rủi ro cũng cho phép doanh nghiệp của bạn đảm bảo tính liên tục.

5. Kết luận

Sau đây là tất cả những gì mà doanh nghiệp cần nắm về rủi ro trong kinh doanh. Haravan mong rằng bạn sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm để có thể quản trị được những rủi ro trong quá trình vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả và năng suất nhất. Chúc bạn thành công!

—————–

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

>>> Có thể bạn quan tâm:

Công nghệ số là gì? Ứng dụng công nghệ trong marketing và doanh nghiệp

Quy trình phát triển sản phẩm mới hiệu quả cho doanh nghiệp

Triết lý kinh doanh là gì? 3 cách thức xây dựng triết lý kinh doanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline tư vấnZalo tư vấnĐăng ký website