Shopee là gì? Mô hình kinh doanh của Shopee mà bạn có thể chưa biết

Đánh giá bài viết

Shopee là gì? Chắc hẳn vẫn còn rất nhiều người chưa biết về Shopee cũng như những thông tin về sàn Thương mại điện tử này. Vậy bài viết này của Sapo sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về Shopee là gì và mô hình kinh doanh của Shopee. 

1. Shopee là gì? Shopee là của nước nào? 

Shopee là gì? Shopee đang là một trong số những trang thương mại điện tử mua sắm hot nhất hiện nay. Shopee được thành lập bởi tập đoàn SEA của Forrest Li tại Singapore vào năm 2015. Đây chính là một chợ mua sắm online kết nối người mua và người bán, giúp hoạt động kinh doanh online trở nên dễ dàng hơn. 

shopee của nước nào
Shopee là gì? Shopee của nước nào?

Tại Shopee, người bán đăng sản phẩm hoặc dịch vụ họ cung cấp mà không cần phải tư vấn hay vận chuyển, đồng thời người mua có thể tiếp cận được các thông tin trực quan mà không cần tới shop mua hàng, giúp việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 

Shopee đang có mặt trên 7 quốc gia trong khu vực châu Á, gồm có: Singapore, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Philippines, ngày 8/8/2016 đã có mặt chính thức tại Việt Nam.

2. Giới thiệu về Shopee

Shopee có rất nhiều mặt hàng, sản phẩm khác nhau, mẫu mã cũng vô cùng đa dạng như:

  • Quần áo
  • Đồ chơi
  • Đồ gia dụng
  • Thiết bị điện tử
  • Phụ kiện thời trang

Kể từ khi ra mắt, doanh thu của Shopee tăng trưởng theo cấp số nhân và ngày càng phát triển mạnh mẽ, có đến hơn 160 triệu người dùng đang hoạt động với khoảng 6 triệu người bán hàng, và có 7000 thương hiệu và nhà phân phối hàng đầu

mô hình kinh doanh shopee
Shopee là gì?

Mô hình kinh doanh của Shopee là Win – Win, đôi bên cùng có lợi để giúp cả nhà bán hàng lẫn người mua hàng có thể tiếp cận được với nhau một cách dễ dàng thay thế dần cho các kênh bán hàng online khác như Facebook, Youtube,…

Nền tảng thương mại điện tử này luôn cập nhật thêm các tính năng mới để người mua cũng như người bán có thể tiếp cận được nhau một cách dễ dàng nhất. Một số tính năng có thể kể tới như:

  • Xây dựng trên nền tảng ứng dụng di động
  • Trò chuyện trực tiếp trên Shopee
  • Đảm bảo thanh toán an toàn với nhiều hình thức để khách hàng lựa chọn
  • Ứng dụng miễn phí
  • Vận chuyển an toàn, nhanh chóng

3. Shopee cung cấp những sản phẩm gì?

Có rất nhiều sản phẩm được kinh doanh trên Shopee như: Đời sống sức khỏe, làm đẹp, thời trang, đồ thể thao, đồ ăn uống, các mặt hàng điện tử, vật dụng gia đình, từ đồ bình dân cho tới đồ xa xỉ. Bạn đều có thể tìm mua trên Shopee.

Trên Shopee có phản hồi về sản phẩm nên nếu bất kỳ phản hồi hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thì chủ shop đó sẽ bị ngừng bán vĩnh viễn. Do đó người mua có thể yên tâm hơn khi mua hàng trên Shopee. Bạn cũng có thể tham khảo các phản hồi công khai để quyết định xem có nên mua sản phẩm của shop đó hay là không.

4. Các hình thức thanh toán trên Shopee mà người mua có thể lựa chọn

Shopee có nhiều hình thức thanh toán để hỗ trợ người mua hàng, gồm có:

  • Thanh toán khi nhận được hàng (COD)
  • Thanh toán qua thẻ Visa
  • Thanh toán qua ví điện tử Shopee Pay
Shopee của ai
Shopee là gì?

Khi mua hàng bạn có gặp bất cứ vấn đề gì đều có thể không nhận hàng hoặc hoàn hàng, Shopee sẽ hỗ trợ hoàn tiền về ví điện tử cho bạn. 

Tham khảo thêm: Ví Shopee Pay là gì? Cách sử dụng ví Shopee Pay dễ dàng nhất

5. Bán hàng trên Shopee có mất phí không?

Bán hàng trên Shopee có mất phí không? Có bao nhiêu các loại chi phí khi bán hàng trên Shopee? Hãy để Sapo giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc này nhé.

5.1. Phí thanh toán

  • Phí thanh toán là phí giao dịch áp dụng cho tất cả các đơn hàng nào đã giao thành công trên sàn TMĐT Shopee (Nằm ở mục “Đã giao”) hoặc đơn có phát sinh yêu cầu Trả hàng/Hoàn tiền được Người bán/Shopee chấp nhận “Hoàn tiền ngay” (trừ lý do Chưa nhận được hàng)
  • Phí thanh toán được áp dụng cho tất cả Người bán trên Shope

5.2. Phí cố định

Phí cố định là phí hoa hồng cố định với tất cả những giao dịch bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người bán đã được thành công qua sàn giao dịch TMĐT Shopee (phí cố định sẽ không áp dụng cho các đơn hàng bị hủy hoặc yêu cầu Trả hàng/Hoàn tiền)

Mức phí cố định sẽ được áp dụng như sau:

Đối với người bán thuộc Shopee Mall: Mỗi ngành hàng sản phẩm sẽ có tỷ lệ phần trăm phí cố định khác nhau

Đối với người bán không thuộc Shopee Mall: Phí cố định là 1% (bao gồm VAT) cho mỗi đơn hàng thực hiện thành công

5.3. Phí dịch vụ

Phi dịch vụ được áp dụng trên mỗi đơn hàng đã hoàn thành (Đơn hàng đã chuyển sang mục Đã giao ở trên Shopee) hoặc đơn có phát sinh thêm yêu cầu Trà hàng/Hoàn tiền được Người bán chấp nhận và Hoàn tiền ngay

Phí dịch vụ áp dụng cho tất cả Người bán đang tham gia Gói miễn phí vận chuyển freeship extra và Gói voucher hoàn xu extra

Xem thêm: Phí dịch vụ Shopee là gì? Tính phí dịch vụ Shopee như thế nào?

6. Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng Shopee

6.1. Ưu điểm

Khi mua sắm trên Shopee bạn có thể an tâm về chính sách bảo vệ người mua cũng như người bán của Sàn Thương mại điện tử này. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm mua bất cứ sản phẩm nào cũng đều có thể có thể Shopee.

Các sản phẩm, dịch vụ giá rất cạnh tranh, đề đảm bảo nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Shopee hỗ trợ phí vận chuyển, đồng thời có thể theo dõi tình trạng đơn hàng, cũng như nhận được những ưu đãi, voucher hấp dẫn từ Sàn. 

Đối với người bán hàng trên Shopee, đây là một “mảnh đất màu mỡ” dành cho các nhà bán hàng khi một hàng có tới hàng triệu lượt truy cập vào Shopee để mua sắm, bạn có thể tiếp cận được với người mua một cách dễ dàng hơn. 

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách đăng ký bán hàng trên Shopee cho người mới bắt đầu

6.2. Nhược điểm

Nói chung, mô hình kinh doanh của Shopee hoạt động dựa trên nguyên tắc win-win, mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Tuy nhiên, mặc dù có những ưu điểm đáng chú ý, mô hình kinh doanh của Shopee vẫn tồn tại một số hạn chế như sau:

  • Thiếu chính sách kiểm soát nghiêm ngặt về uy tín của người tham gia và chất lượng sản phẩm.
  • Việc đổi hàng đòi hỏi bên mua phải chịu phí vận chuyển thêm, điều này làm cho quá trình trở nên không tiện lợi.
  • Shopee không cung cấp tính năng đặt hàng hộ, điều này làm cho việc mua sắm cho người khác trở nên khó khăn hơn.
  • Tính năng chat với cửa hàng cũng gây ra một số vấn đề, như tranh cãi giữa người mua và cửa hàng về chất lượng hàng hóa không đúng như quảng cáo.
  • Vẫn tồn tại các quảng cáo không đáng tin cậy trên nền tảng Shopee.
  • Kênh bán hàng vẫn còn một số điểm yếu gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Vì vậy, khi tham gia bán hàng trên Shopee, việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn vận hành và kiểm soát doanh thu một cách hiệu quả hơn.

7. Cách cài đặt Shopee

Có hai cách để bạn có thể sử dụng và tạo tài khoản trên Shopee:

  • Cách 1:  Nếu sử dụng máy tính, bạn chỉ cần truy cập vào trang web của Shopee, sau đó đăng ký và đăng nhập bằng số điện thoại của mình hoặc kết nối thông qua tài khoản Facebook hoặc Email.
  • Cách 2: Nếu sử dụng điện thoại di động, bạn cần tải ứng dụng Shopee về thiết bị của mình từ cửa hàng ứng dụng và sau đó thực hiện đăng ký và đăng nhập vào tài khoản bằng số điện thoại hoặc kết nối qua tài khoản Facebook hoặc Email, tương tự như trên máy tính.

Trên đây Sapo đã giúp bạn biết Shopee là gì và hiểu hơn về sàn thương mại điện tử này, hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để có thể bắt đầu kinh doanh hay mua sắm trên kênh Shopee này. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline tư vấnZalo tư vấnĐăng ký website