Hàng nhập khẩu là gì? Cập nhật quy trình lưu thông hàng nhập khẩu

Đánh giá bài viết

Những sản phẩm nước ngoài nếu muốn kinh doanh, thì bắt buộc phải nhập chúng về trong nước. Tuy nhiên, với những cách nhập khác nhau, thì tên gọi chúng sẽ khác nhau, và hàng nhập khẩu cũng không ngoại lệ. Những nhà kinh doanh khi mới bắt đầu tìm hiểu về việc nhập hàng hóa về kinh doanh, thường sẽ có rất nhiều kiến thức khác nhau liên quan đến thủ tục nhập hàng, hay làm thế nào để nhập hàng và kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Vậy hàng nhập khẩu là gì? Cập nhật ngay quy trình lưu thông hàng nhập khẩu!

1. Hàng nhập khẩu là gì?

Hàng nhập khẩu là gì

Hàng nhập khẩu là những sản phẩm được nhập và lưu thông trên thị trường Việt Nam theo quy định của pháp luật

Hàng nhập khẩu bao gồm những loại hàng hóa hay nhãn hàng hóa, sản phẩm được sản xuất ở nước khác và thông qua cửa khẩu Việt Nam để lưu hành và kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Những sản phẩm này không quan trọng được sản xuất bởi ai, ở đâu, chỉ cần chúng được sản xuất ở nước ngoài, được phép sản xuất theo quy định của nước ngoài và được nhập khẩu về Việt Nam, thì sản phẩm đó được gọi là hàng nhập khẩu.

Theo quy định tại Điều 28 Luật thương mại 2005 về nhập khẩu hàng hóa: Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Vậy nên trong một số trường hợp, ngay cả khi nhà máy của người Việt Nam làm chủ, nhân công sản xuất là người Việt Nam, nhưng địa điểm hay cơ sở sản xuất ở nước ngoài thì khi nhập chúng về Việt Nam, thì đó vẫn được gọi là hàng nhập khẩu.

2. Hàng nhập khẩu được thông qua bởi các hình thức nào?

2.1 Nhập khẩu trực tiếp

Đây là hình thức người mua và người bán trao dịch trực tiếp với nhau, và hoàn toàn không ràng buộc trong quá trình mua bán.

Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tính toán những chi phí để kinh doanh mang lại lợi nhuận, đúng phương hướng, chính sách luật pháp của Nhà nước.

Trong hoạt động nhập khẩu tự doanh, doanh nghiệp có hoàn toàn quyền chủ động và tự tiến hành các nghiệp vụ của hoạt động xuất nhập khẩu từ việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn khách hàng, phương thức giao dịch cho đến việc ký kết hợp đồng. Doanh nghiệp cũng phải tự bỏ vốn để trả các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh và hưởng lợi nhuận thu được.

2.2 Nhập khẩu ủy thác

Đây là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp hoạt động trong nước có ngành hàng kinh doanh mặt hàng nhập khẩu nhưng lại không đủ khả năng tài chính, đối tác kinh doanh,… nên họ ủy thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch để tiến hành nhập khẩu hàng hóa.

Bên nhận ủy thác sẽ đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu và được hưởng một mức hoa hồng gọi là phí ủy thác. Quan hệ giữa doanh nghiệp ủy thác và nhận ủy thác thì đại diện của doanh nghiệp xuất nhập khẩu chỉ được tính kim ngạch xuất nhập khẩu chứ không được tính doanh số, không chịu thuế doanh thu.

Khi nhận ủy thác, các doanh nghiệp này phải lập hai bản hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa với nước ngoài, hợp đồng còn lại là hợp đồng nhận ủy thác với bên ủy thác.

2.3 Tạm nhập, tái xuất

Tạm nhập, tái xuất là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu tạm thời hàng hóa vào Việt Nam sau đó lại xuất khẩu hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam. Hình thức này là tiến hành nhập khẩu hàng hóa nhưng không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu sang nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận.

Giao dịch này gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu. Khi tiến hành quy trình này, doanh nghiệp cần tiến hành lập hai hợp đồng: Hợp đồng mua hàng ký với doanh nghiệp nước xuất khẩu và Hợp đồng bán hàng ký với doanh nghiệp nước nhập khẩu.

2.4 Nhập khẩu liên doanh

Hàng nhập khẩu là gì

Nhập khẩu liên doanh là sự liên kết một cách tự nguyên giữa các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu

Đây là hoạt động nhập khẩu hàng hóa trên cơ sở liên kết kỹ thuật một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng, kỹ thuật, công nghệ để cùng giao dịch và đề ra chiến dịch có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy theo chiều hướng có lợi cho cả hai.

Hoạt động kinh doanh này có điểm riêng biệt như sau: so với tự doanh thì nhập khẩu liên doanh ít chịu rủi ro hơn, bởi mỗi doanh nghiệp chỉ phải đóng góp một số vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm cũng tăng theo số vốn góp, việc phân chia chi phí, thuế doanh thu theo tỷ lệ vốn góp, lãi lỗ đều theo thỏa thuận mà gánh vác.

2.5 Nhập khẩu gia công

Nhập khẩu gia công là hình thức nhập khẩu mà bên nhập khẩu (bên nhận gia công) tiến hành nhập khẩu nguyên vật liệu từ bên xuất khẩu (bên đặt gia công) để tiến hành gia công theo quy định trong hợp đồng.

3. Đặc điểm lưu hành của hàng nhập khẩu

Hàng nhập khẩu cần có đầy đủ giấy tờ chứng nhận sản phẩm từ quốc gia gốc đến đất nước được nhập vào. Khi nhập hàng về Việt Nam có thể đi qua nhiều đường vận chuyển như đường hàng không, đường biển hay đường bộ, hàng hóa sẽ được nhập về một cách trực tiếp thông qua sự kiểm soát nghiêm ngặt của hải quan. Tại cơ quan hải quan, thì việc nhập hàng sẽ phải đóng thuế VAT.

Khi sản phẩm đã đến thị trường Việt Nam, doanh nghiệp phải xin đủ các loại giấy tờ theo quy định pháp luật thì có thể lưu hành và kinh doanh trong nước. Đặc điểm chung đối với hàng nhập khẩu là phải được gắn tem phụ, có chức năng dịch lại nội dung hàng hóa bằng tiếng Việt để người tiêu dùng hiểu được sản phẩm.

Nhiều sản phẩm buộc phải có giấy phép kinh doanh riêng mới được lưu hành trên thị trường, thường là những sản phẩm liên quan đến sức khỏe như kính áp tròng, các sản phẩm chức năng.

4. Điều kiện kinh doanh hàng nhập khẩu

4.1 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Hàng nhập khẩu là gì

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin)

Certificate of Origin hay giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là loại giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Giấy chứng nhận phải tuân thủ theo những quy định của nước xuất khẩu và các nước nhập khẩu phải theo nguyên tắc đó.

Mục đích của giấy này là để chứng minh rằng sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về các loại thuế quan, các quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu giữa cả hai nước.

4.2 Các loại hóa đơn, chứng từ đối với hàng nhập khẩu

Theo Thông tư liên tịch số 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP, quy định về hóa đơn, chứng từ của hàng hóa nhập khẩu khi lưu thông trên thị trường nội địa như sau:

  • Đối với hàng nhập khẩu của cơ sở kinh doanh trực tiếp khi bày bán tại cửa hàng hoặc lưu kho cần có: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc thêm hóa đơn trong trường hợp hạch toán độc lập. Trường hợp hàng hóa chỉ lưu kho thì cần Phiếu nhập kho.
  • Đối với cơ sở kinh doanh không trực tiếp nhập khẩu: Khi bày bán, vận chuyển hoặc lưu kho cần có hóa đơn, chứng từ của cơ sở bán hàng.
  • Trong trường hợp mua hàng hóa nhập khẩu tại cơ quan có bán hàng tịch thu hoặc cơ quan Dự trữ quốc gia thì cần có: Hóa đơn bán hàng của các cơ quan này.
  • Trong trường hợp hàng hóa lưu kho: Sử dụng Phiếu nhập kho.
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh điều chuyển nhập khẩu hàng hóa cho các chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu ở ngoại tỉnh, thành phố hoặc giữa các chi nhánh với nhau thì cần có: Hóa đơn hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm Lệnh điều động.

Quy định đối với hàng biếu, quà tặng miễn thuế

Hàng nhập khẩu là gì

Những quy định đối với hàng biếu, quà tặng miễn thuế

Đối với các loại hàng hóa miễn thuế bán trong các khu kinh tế cửa khẩu, nếu thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa thì hàng hóa khi lưu thông trên thị trường cơ sở sản xuất, kinh doanh cần phải có: Chứng từ chứng minh hàng hóa đã được kê khai hay bản chính biên lai thu thuế nhập khẩu.

Quy định đối với hàng gia công

Theo khoản 4 và 6 Điều 5 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08/05/2015 quy định: “Trong trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển bán thành phẩm, các nguyên, nhiên hay vật liệu để gia công lại tại cơ sở gia công khác thì cần có: Hợp đồng gia công lại kèm theo Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và Lệnh điều động.”

Đối với trường hợp gia công, bán bán tại cửa hàng hạch toán tại cùng địa bàn tỉnh, thành phố thì cần có bản sao tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

Đối với các trường hợp khác địa bàn tỉnh, thành phố cũng như cửa hàng trực thuộc cùng địa bàn hạch toán độc lập thì cần bản sao tờ khai hải quan hàng nhập khẩu, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn theo quy định.

Trong trường hợp bán cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác cần có hóa đơn theo quy định. Đặc biệt là với các nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ hợp đồng gia công, sản phẩm gia công bán vào nội địa theo chỉ định của đối tác thuê thì cần có tờ khai hải quan đã xác nhận thông quan theo đúng quy định.

Thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ

Đối với các loại hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, đang bày bán hay để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết thì cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu cũng như người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cần xuất trình được đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo đúng quy định pháp luật, Thông tư ngay tại thời điểm kiểm tra.

Đối với các cơ sở kinh doanh hàng hóa nhập khẩu đang bày bán, để tại kho, bến bãi thuộc quyền sở hữu và sử dụng của cơ sở đó thì trong khoảng 72h kế từ thời điểm kiểm tra hàng hóa phải xuất trình được hóa đơn, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Các quy định khác về hàng hóa xuất nhập khẩu

  • Quy định dán tem nhập khẩu

Đối với các loại hàng hóa nhập khẩu và mặt hàng nhà nước quy định phải dán tem hàng nhập khẩu thì ngoài các hóa đơn, chứng từ áp dụng đối với từng trường hợp, các hàng hóa nhập khẩu này cần có tem hàng nhập khẩu dán vào hàng hóa theo đúng quy định.

  • Quy định tem phụ bằng tiếng Việt

Căn cứ theo Khoản 6 Điều 4 Thông tư liên tịch số 64/2015, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ các nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì không vi phạm quy định về nhãn hàng hóa. Tuy nhiên, các các cá nhân, tổ chức cần phải bổ sung nhãn phụ bằng tiếng Việt trước khi đưa ra lưu thông.

4.3 Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng nhập khẩu

Hàng nhập khẩu là gì

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale)

Giấy chứng nhận lưu hành hay CFS là một trong các loại giấy tờ thông hành cho phép sản phẩm có thể thông hành trên thị trường. Ngoài ra, đây cũng là công cụ cho phép hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia có thể được đánh giá chất lượng một cách chính xác.

4.4 Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm

Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa kinh doanh (C/Q) là loại giấy tờ chứng nhận chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế.

Để có thể kinh doanh hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu, bạn cần phải xin Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa để có thể công bố chất lượng sản phẩm để đảm bảo an toàn và đúng quy định.

5. Phân biệt hàng chính hãng, hàng xách tay với hàng nhập khẩu

Ngoài hàng nhập khẩu, ta cũng cần phân biệt một số thuật ngữ khác như hàng chính hãng hay hàng xách tay, cụ thể:

5.1 Hàng chính hãng là gì

Hàng chính hãng là mặt hàng được sản xuất bởi chính công ty mẹ. Ví dụ như một sản phẩm Nhật Bản, thì công ty ấy sẽ được đặt tại Nhật, họ sẽ tiêu thụ sản xuất trong nước hay xuất khẩu để bán sang ra các nước khác trên thế giới. Điều đặc biệt là, hàng chính hãng được cung cấp đầy đủ các loại giấy phép và giấy chứng nhận an toàn về sản phẩm, được đăng ký mã vạch, tên thương hiệu,… Tóm lại, hàng chính hãng là sản phẩm được đảm bảo chất lượng và không phải hàng giả.

5.2 Hàng xách tay là gì

Đây cũng là một khái niệm hay bị nhầm lẫn, cụ thể hàng xách tay là hàng được mua trực tiếp tại các siêu thị, cửa hàng phân phối tại quốc gia có sản phẩm ấy. Họ thường sẽ là những cá nhân, công ty xách tay mang về qua đường hàng không và không xin được giấy phép lưu thông công khai trên thị trường Việt.

Sản phẩm đều sẽ có chất lượng tương đương với hàng chính hãng vì đều được nhập trực tiếp từ nhà máy sản phẩm, thương hiệu uy tín và các cửa hàng phân phối chính hãng. Điều khác biệt duy nhất là hàng xách tay sẽ không có tem mác tiếng Việt như hàng nhập khẩu.

6. Cập nhật danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

Hàng nhập khẩu là gì

Danh mục những hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam

Căn cứ theo nghị định của chính phủ số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm:

1. Các loại vũ khí; đạn dược và vật liệu nổ, trừ vật liệu nổ công nghiệp; trang thiết bị kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc Phòng công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu)

2. Pháo các loại (trừ pháo hiệu cho an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao Thông vận tải); các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông.

3. Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng gồm các nhóm hàng: Hàng dệt may, giày dép, quần áo, hàng điện tử, hàng điện lạnh, hàng điện gia dụng, thiết bị y tế, hàng trang trí nội thất, hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và chất liệu khác, hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng.

4. Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kẻ cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp bao gồm: xe cần cẩu, máy đào kênh rãnh, xe quét đường, xe tưới đường, xe chở rác và chất thải sinh hoạt, xe thi công mặt đường, xe chở khách trong sân bay và xe nâng hàng trong kho, cảng, xe bơm bê tông, xe di chuyển trong sân golf. công viên.

5. Các loại văn hóa phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam (Bộ Văn hóa – Thông tin hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

6. Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng gồm:

  • Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, độ cơ ô tô, máy kéo và xe hai bánh, ba bánh gắn máy.
  • Khung gầm của ô tô, máy kéo có gắn động cơ (kể cả khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng hoặc khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới).
  • Xe đạp (Bộ Công nghiệp công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).
  • Xe hai bánh, ba bánh gắn máy.
  • Ô tô cứu thương
  • Ô tô các loại đã thay đổi kết cấu chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu, bị đục sửa số khung, số máy.

7. Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole (Bộ Xây dựng công bố danh mục và ghi rõ mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

8. Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C (Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục và ghi rõ mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu).

9. Hóa chất độc Bảng I được quy định trong Công ước vũ khí hóa học (Bộ Công nghiệp công bố danh mục và ghi rõ mã số HS dùng trong Biên thuế xuất nhập khẩu).

7. Kết luận

Phía trên là tất cả những thông tin cần thiết mà Dropbiz muốn chia sẻ với bạn về khái niệm hàng nhập khẩu là gì, đặc điểm và điều kiện để lưu thông hàng nhập khẩu cũng như cách để phân biệt với những loại hàng hóa khác. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về loại hàng hóa này. Chúc bạn thành công!

———————–

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Dropbiz là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

Có thể bạn quan tâm:

Sắp xếp kho theo 5S – Giải pháp quản lý kho hàng đem lại hiệu quả cao

1688 là gì? Hướng dẫn mua hàng 1688 cho người mới thành công

Top 5 nguồn hàng dropshipping uy tín, chất lượng không thể bỏ qua

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline tư vấnZalo tư vấnĐăng ký website