Hiện nay, kinh doanh trái cây là lĩnh vực khởi nghiệp tiềm năng, thu hút quan tâm của nhiều người, nhờ nguồn vốn đầu tư không quá lớn. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh rất cao nên bạn có thể gặp khó khăn, nếu không có chiến lược bán hàng hiệu quả. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ 10 bước mở cửa hàng trái cây thành công, đạt lợi nhuận tối ưu.
Nắm rõ quy trình kinh doanh trái cây giúp bạn dễ dàng thành công khi khởi nghiệp
Bước 1: Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu
Đây là bước quan trọng đầu tiên khi bắt đầu kinh doanh trái cây. Theo đó, nghiên cứu thị trường giúp bạn lựa chọn hướng đi chính xác, phân tích điểm mạnh – yếu của đối thủ cạnh tranh, qua đó rút ra kinh nghiệm và xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả cho bản thân. Ngoài ra, tìm hiểu thị trường còn có lợi ích giúp nhà bán hàng lựa chọn khu vực kinh doanh phù hợp.
Khi xác định khách hàng mục tiêu, bạn cần nắm rõ nhu cầu thị hiếu của người dùng, đánh giá mặt hàng được quan tâm nhất, chi phí khởi nghiệp bao nhiêu, nhờ đó dễ dàng lập kế hoạch chi tiết cho mô hình kinh doanh hiện tại.
Bước 2: Nắm vững kiến thức về trái cây
Nắm rõ về các mặt hàng trái cây đang bán là bí quyết giúp bạn kinh doanh dễ dàng và thành công. Cụ thể, người bán nên am hiểu về thời điểm mùa vụ để lựa chọn trái cây tươi ngon; tìm hiểu cách bảo quản hàng hóa nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Nhờ vậy, cửa hàng bán trái cây của bạn có thể trở thành lựa chọn ưu tiên khi khách hàng có nhu cầu mua sắm vào lần sau. Qua đó nâng cao hiệu quả bán hàng, cũng như gia tăng giá trị đơn hàng tối đa.
Am hiểu kiến thức về trái cây giúp bạn tư vấn sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng
Bước 3: Xác định nguồn vốn
Xác định nguồn vốn kinh doanh là công việc không dễ dàng đối với người bắt đầu khởi nghiệp. Theo đó, bạn phải chuẩn bị từ 45 – 60 triệu cho khoản phí như thuê mặt bằng, thuê nhân viên, chi phí quảng cáo, chi phí nhập hàng, trang trí cửa hàng, mua sắm trang thiết bị, bao bì và phụ liệu bán hàng, nếu có ý định kinh doanh trái cây.
Đó là chưa kể giai đoạn đầu luôn luôn khó khăn vì nguồn vốn bỏ ra quá lớn, trong khi lợi nhuận thu về chưa cao. Để hạn chế tình trạng thiếu hụt, bạn nên chuẩn bị một khoản dự trù, vừa đủ duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian từ 3 – 6 tháng đầu tiên.
Bước 4: Lựa chọn hình thức kinh doanh
Hiện nay, khởi nghiệp bán trái cây được nhiều người lựa chọn, áp dụng cho kinh doanh online và offline. Cụ thể là mỗi hình thức đem lại lợi ích riêng nổi bật đối với nhà bán hàng như sau:
4.1 Kinh doanh offline
Ưu điểm của kinh doanh offline là người mua có thể đến cửa hàng trực tiếp, để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, kinh doanh trái cây offline cho phép người bán lựa chọn địa điểm và thiết kế cửa hàng bắt mắt, góp phần thu hút khách hàng hiệu quả. Đặc biệt là cách này giúp bạn kiểm tra hàng hóa nhanh chóng, theo dõi được hoạt động của nhân viên, cũng như tiết kiệm chi phí vận chuyển.
4.2 Kinh doanh online
Lợi ích của kinh doanh online là không yêu cầu nguồn vốn quá lớn. Để bán trái cây trên mạng thành công, bạn nên tập trung đầu tư hình ảnh, chiến lược quảng cáo về sản phẩm. Ngoài ra, hãy nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để gia tăng trải nghiệm mua sắm, tăng tần suất mua lại và nhờ đó, duy trì doanh thu ổn định cho cửa hàng.
Khởi nghiệp bán trái cây online trở thành xu hướng vì không đòi hỏi nguồn vốn quá lớn
Bước 5: Tìm nguồn nhập trái cây uy tín, đảm bảo chất lượng
Tìm kiếm được nguồn cung cấp trái cây uy tín và đảm bảo chất lượng giúp nâng cao uy tín của cửa hàng bán trái cây. Đồng thời, bạn có thể thương lượng với nhà cung cấp để nhập được mức giá phù hợp, từ đó gia tăng lợi nhuận kinh doanh. Cụ thể, bạn có thể nhập hàng tận vườn, từ các kho tổng hoặc cân nhắc nguồn hoa quả nhập khẩu uy tín phù hợp với nhu cầu và tài chính của tệp khách hàng mục tiêu khi kinh doanh trái cây.
Bên cạnh đó, đặc thù của mặt hàng trái cây là thời gian bảo quản ngắn. Vì vậy, người bán nên lựa chọn kho hàng uy tín, gần với cửa hàng để đảm bảo chất lượng hàng hóa sau khi vận chuyển.
Bước 6: Định giá sản phẩm hợp lý
Hiện nay, không ít khách hàng có xu hướng so sánh giá cả và chất lượng khi mua sắm. Vì vậy, định giá sản phẩm hợp lý giúp cửa hàng xây dựng được ấn tượng đầu tiên, từ đó thu hút và kích thích khách hàng tìm hiểu nhiều hơn về cửa hàng.
Bên cạnh đó, giá cả là yếu tố quan trọng để xúc tiến bán hàng. Cụ thể, định giá sản phẩm chính xác sẽ giúp thúc đẩy quyết định mua sắm nhanh hơn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho cửa hàng.
Do đó, bạn nên tính toán kỹ lưỡng và đưa ra mức giá phù hợp để tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Đồng thời, trong giai đoạn đầu của quá trình khởi nghiệp, bạn không nên quá quan trọng lợi nhuận ban đầu vì sẽ làm mất đi tệp khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Biết cách định giá sản phẩm giúp thu hút khách hàng cho cửa hàng bán trái cây hiệu quả
Bước 7: Chú ý khâu vận chuyển trái cây với đơn hàng online
Trái cây là mặt hàng dễ bị hư hỏng nếu xảy ra va chạm quá mạnh nên đòi hỏi quá trình vận chuyển đơn hàng online phải nhẹ nhàng và cẩn thận. Bên cạnh đó, người bán cần lưu ý giao hàng đúng thời gian, đồng thời lựa chọn đơn vị giao hàng uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất khi giao đến khách hàng. Áp dụng bước này thành công, đồng nghĩa cửa hàng của bạn cũng được nâng cao uy tín, thu hút được nguồn khách mới và giữ chân khách hàng cũ.
>> Xem thêm: Cách ship hàng online cho khách khi kinh doanh trực tuyến
Bước 8: Có chiến lược marketing cho sản phẩm
Sau khi mở cửa hàng kinh doanh trái cây, bạn nên xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm để tăng mức độ nhận diện thương hiệu cũng như tiếp cận khách hàng tiềm năng. Cụ thể, người bán có thể áp dụng 3 hình thức marketing phổ biến hiện nay bao gồm:
8.1 Xây dựng chương trình khuyến mãi
- Giảm giá sản phẩm: Bạn có thể cân nhắc giảm giá theo phần trăm hoặc số tiền cố định. Tuy nhiên, bạn cần tính toán kỹ lưỡng để không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận cửa hàng.
- Giảm giá chớp nhoáng: Đây là hình thức khuyến mãi giúp bạn giải phóng hàng tồn nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo doanh thu cho cửa hàng.
8.2 Marketing online qua website, mạng xã hội
Hình thức marketing online giúp cửa hàng tiết kiệm chi phí quảng cáo nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao. Thông qua các website hoặc trang mạng xã hội, bạn có thể quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín, tăng mức độ tương tác và mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng tiềm năng.
8.3 Quảng cáo truyền thống tại cửa hàng (treo banner, phát tờ rơi)
Điểm cộng lớn nhất của hình thức quảng cáo truyền thống chính là tiết kiệm chi phí thực hiện. Với hình thức này, bạn có thể nhắm vào tệp khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến để nâng cao hiệu quả marketing. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung đầy đủ thông tin của cửa hàng và sản phẩm thông qua banner, tờ rơi.
Xây dựng kế hoạch marketing hiệu quả giúp cửa hàng mở rộng tệp khách hàng tiềm năng
Bước 9: Cân nhắc thiết kế website cho thương hiệu của bạn
Trong thời đại 4.0, việc thiết kế trang web bán hàng trở nên quan trọng hơn hết. Bởi sở hữu trang web riêng giúp khách hàng dễ dàng tìm hiểu thông tin sản phẩm, đặt hàng và thanh toán nhanh chóng mà không phải đến cửa hàng trực tiếp.
Ngoài ra, thiết kế website bán hàng góp phần gia tăng mức độ uy tín cho thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ, cũng như chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, nâng cao trải nghiệm mua sắm tốt hơn. Đây cũng là lý do tại sao khi bắt đầu kinh doanh trái cây, xây dựng website bán hàng là công việc cần thiết.
>> Đọc thêm: Vì sao bạn cần có một website khi kinh doanh?
Bước 10: Sử dụng nền tảng quản lý kinh doanh chuyên nghiệp
Đặc thù khi kinh doanh trái cây là mặt hàng đa dạng chủng loại, đồng thời số lượng khi nhập về rất lớn khiến người bán gặp nhiều khó khăn trong quá trình theo dõi tồn kho. Lúc này, một trong những giải pháp giải quyết hiệu quả là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp.
Thời đại công nghệ số ngày càng phát triển chính là lý do ra đời của các phần mềm quản lý kinh doanh giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho các chủ cửa hàng. Theo đó, các phần mềm này giúp bạn dễ dàng theo dõi tồn kho, kiểm soát khả năng tiêu thụ sản phẩm từ đó lên kế hoạch nhập hàng phù hợp mỗi ngày.
Ứng dụng phần mềm quản lý vào kinh doanh cũng giúp chủ cửa hàng dễ dàng nắm bắt hiệu quả kinh doanh vào nhiều thời điểm khác nhau để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp.
Hiện nay, Haravan Omnichannel – một phần mềm quản lý bán hàng đa kênh được nhiều người bán hàng tin dùng bởi các đặc điểm nổi bật như:
Đồng bộ các kênh bán hàng tại 1 nền tảng nhanh chóng, từ offline cho đến online như sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, website, chuỗi cửa hàng. Điều này giúp cập nhật sản phẩm nhanh chóng và quản lý khách hàng tốt hơn.
Kiểm soát tồn kho hiệu quả, có báo cáo chi tiết về tình hình kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận… giúp người bán dễ dàng nắm bắt và có sự thay đổi chiến lược bán hàng cho phù hợp.
Các khâu quản lý sản phẩm, đơn hàng, tồn kho, khách hàng đều được vận hành linh hoạt trên 1 nền tảng giúp tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí và nhân sự.
Thấu hiểu hành vi mua sắm của khách hàng nên thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng ở các kênh. Đồng thời chủ động tương tác và có kịch bản chăm sóc qua email, chat, sms, nhờ vậy mà tăng chuyển đổi đơn hàng và tăng trưởng doanh thu tốt hơn.
> >Trải nghiệm dùng thử Haravan Omnichannel miễn phí 14 ngày Ở ĐÂY.
Ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng giúp bạn dễ dàng theo dõi hiệu quả kinh doanh
Nhìn chung, kinh doanh trái cây là lĩnh vực tiềm năng được nhiều người lựa chọn phổ biến, nhưng đồng thời, điều này cho thấy mức độ cạnh tranh rất cao. Vì thế, để khởi nghiệp bán trái cây thuận lợi, bạn nên nắm rõ kinh nghiệm và bí quyết trong mỗi bước đã được chia sẻ trên đây. Chúc bạn thực hiện thành công!
>> Bài viết cùng chủ đề:
- 7 bước Kinh nghiệm mở cửa hàng đồ gia dụng đơn giản siêu lời
- Chia sẻ kinh nghiệm bán hàng thùng
- Cách bán hàng xách tay từ dân buôn lâu năm