10 bài học kinh doanh đắt giá dành cho người bắt đầu khởi nghiệp

Đánh giá bài viết

Hiện nay các từ khóa như “khởi nghiệp”, “kinh doanh online” đã quá phổ biến với tất cả mọi người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những bài học kinh doanh đắt giá khi bắt đầu học kinh doanh. Truyền thông đa phương tiện ngày càng phát triển, giúp mọi người có thêm nhiều ý tưởng khởi nghiệp, kinh doanh hơn trước.

Hãy cùng Haravan tìm hiểu những bài học kinh doanh hay cần nắm rõ khi mới bắt đầu làm kinh doanh nhé!

1. Bài học kinh doanh đầu tiên: “Tài chính là gốc rễ”

Tài chính là gốc rễ kinh doanh

Tài chính là gốc rễ của kinh doanh

1.1 Tại sao cần quản lý tài chính?

  • Quản lý tài chính là bài học kinh doanh quan trọng trong những bước đầu tiên khởi nghiệp. Cần có một kế hoạch cụ thể và hiệu quả cho từng loại sản phẩm mà mình muốn kinh doanh. Đặt ra các mục tiêu về lợi nhuận từng tháng, bao lâu thì sẽ hoàn lại vốn ban đầu, dự trù các khoản phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.

  • Tài chính là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của việc kinh doanh. Khi bạn có nguồn vốn, bạn cần học cách tận dụng và phân bố một cách hợp lý. Giả sử, khi tôi là chủ một cửa hàng quần áo, những tháng tôi bán hàng có nhiều lợi nhuận hơn so với dự kiến, số tiền lợi nhuận thừa đó tôi sẽ dùng một nửa để phòng ngừa rủi ro, một nửa để mở rộng thêm các mặt hàng kinh doanh liên quan.

1.2 Khó khăn gặp phải khi quản lý tài chính không hiệu quả

  • Không chỉ gây thất thoát về lợi nhuận, trong kinh doanh nếu bạn quản lý tài chính không hiệu quả sẽ còn gây ra các hậu quả như nợ xấu không thể trả, thâm hụt nguồn vốn trầm trọng.

  • Khi bạn quản lý tài chính không có kế hoạch phân chia rõ ràng, nguồn vốn dư thừa sẽ không được tận dụng, đầu tư đúng cách không sinh ra lợi nhuận gây lãng phí tài nguyên vốn.

>> Đọc thêm: 3 loại dữ liệu nếu biết cách tối ưu sẽ gia tăng x2 lợi nhuận

2. Bài học kinh doanh “Thời gian là vàng, bạc”

Thời gian là vàng, bạc

Thời gian là vàng, bạc

Tầm quan trọng của lập kế hoạch hiệu quả, phân bổ thời gian đúng việc đúng thời điểm:

2.1 Giải quyết công việc một cách hiệu quả

Nhận định rõ việc nào quan trọng tốn nhiều thời gian thì cần cân nhắc thời gian để xử lý những công việc đó trước, những công việc ít quan trọng hơn không tốn nhiều thời thì có thể làm xen kẽ hoặc sắp xếp các khoảng thời gian hợp lý hơn để hoàn thành.

2.2 Tận dụng được thời gian phát triển sản phẩm

Khi sắp xếp các công việc rõ ràng cụ thể, bạn sẽ có một khoảng thời gian để đầu tư và phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh mới trong tương lai.

Tận dụng được nguồn thời gian hiệu quả đồng nghĩa với việc tạo ra được một nguồn vốn lớn trong tương lai. Thời gian qua đi sẽ không trở lại, nó như một nguồn vốn quý không thể tái tạo lại được. Càng sử dụng hiệu quả nguồn vốn này thì chúng ta càng vượt trội hơn các đối thủ trong tương lai. Đây cũng là một trong các bài học kinh doanh quan trọng nhất bạn cần nắm vững.

3. Mình là ai? Mình đang làm gì?

Cần hiểu rõ về sản phẩm mà mình sắp kinh doanh, dự đoán tương lai về sự phát triển của sản phẩm đó. Hiểu rõ bản thân mình đang có những thế mạnh về sản phẩm nào hoặc kinh nghiệm về những dịch vụ gì.

Đưa ra các quyết định hợp lý nơi kinh doanh các mặt hàng.

  • Địa điểm: Khi bạn đi đến một con đường toàn những cửa hàng quần áo bạn sẽ có xu hướng muốn xem thử các mẫu quần áo. Tương tự như vậy, việc lựa chọn đúng địa điểm kinh doanh là một lợi thế rất lớn.

  • Nguồn hàng: Chúng ta cần tìm những nguồn hàng có tính đa dạng, giá cả hợp lý và mang tính ổn định lâu dài. Có thể tìm nhiều nguồn hàng cùng một lúc để tránh tính độc quyền trong cung cấp dẫn đến nâng cao giá cả quá mức.

  • Thời điểm: Xác định xu hướng thị trường, hành vi tiêu dùng của khách hàng. Lập những chiến dịch khuyến mãi, giảm giá để thu hút hoặc nắm bắt những mặt hàng đang thịnh hành dễ kinh doanh.

Đặt mình vào đúng vị trí, thời điểm thích hợp để kinh doanh sẽ tối ưu hóa được lợi nhuận và tránh gây thua lỗ, phá sản.

4. Định hình giá trị cốt lõi của thương hiệu

Định vị giá trị cốt lõi thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định rõ giá trị độc đáo mà họ mang đến cho khách hàng. Điều này bao gồm hiểu rõ lợi ích và giải pháp mà sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.

Quá trình định vị giá trị cốt lõi thương hiệu bắt đầu bằng việc nghiên cứu và hiểu rõ về thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu. Điều này giúp doanh nghiệp xác định được những nhu cầu, sự mong đợi và giá trị mà khách hàng đang tìm kiếm. Sau đó, doanh nghiệp cần xác định những yếu tố đặc biệt trong vai trò của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ có thể tạo ra để đáp ứng những nhu cầu này.

Việc định vị giá trị cốt lõi thương hiệu giúp doanh nghiệp xây dựng một hình ảnh độc đáo và nhận diện được trên thị trường. Khi khách hàng nhận ra và tin tưởng vào giá trị đặc biệt mà doanh nghiệp mang đến, họ sẽ dễ dàng chọn lựa và tạo sự kết nối với thương hiệu. Điều này giúp tăng cường lòng trung thành của khách hàng và xây dựng một cộng đồng người hâm mộ và khách hàng trung thành quanh thương hiệu.

5. Bài học kinh doanh quan trọng nhất “Khách hàng họ là ai?”

Khách hàng họ là ai? Xác định khách hàng là một bước quan trọng trong kinh doanh

Khách hàng họ là ai? Xác định khách hàng là một bước quan trọng trong kinh doanh

Trong thị trường rộng lớn có rất nhiều khách hàng, bài học kinh doanh cơ bản ở đây là bạn cần xác định rõ phân khúc khách hàng của mình là ai. Càng vẽ rõ bức tranh về khách hàng (thu nhập, độ tuổi, sở thích,…) thì bạn sẽ càng dễ tiếp cận với họ hơn.

Sau khi đã xác định được khách hàng mình là ai, bạn hãy đặt ra thêm các giải pháp để tiếp cận với họ. Ví dụ như có thể thông qua các mạng xã hội, mạng di động, các kênh truyền thông.

Việc bạn xác định đúng khách hàng là một bước thành công trong việc kinh doanh. Bởi vì đó sẽ là người sử dụng và cho bạn ý kiến phát triển sản phẩm trong tương lai, không tìm hiểu kỹ về khách hàng là một sai lầm rất lớn, bạn sẽ không tiếp cận được với khách hàng tiềm năng và thậm chí không thể tiếp tục kinh doanh được nữa.

Case study điển hình: Doanh nghiệp Honda luôn tận tâm với khách hàng và tuân thủ nguyên tắc “Tất cả suy nghĩ đều dành cho khách hàng”. Họ chấp nhận mạo hiểm và luôn cung cấp những sản phẩm chất lượng và an toàn, mặc dù đã từng phải đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa. Honda trở thành một tấm gương mà các doanh nghiệp kinh doanh khởi nghiệp khắp thế giới ngưỡng mộ và học hỏi, với mục tiêu tạo ra sản phẩm ngày càng tốt hơn.

>> Xem thêm: Phân loại khách hàng như thế nào để tối ưu đơn hàng?

6. Chọn đúng người trao đúng việc

Chọn đúng người,trao đúng việc là chìa khóa để thành công

Chọn đúng người,trao đúng việc là chìa khóa để thành công

Mỗi người có một thế mạnh khác nhau, từ các bài học kinh doanh trong sách vở chúng ta rút ra được cần có sự sắp xếp công việc hợp lý phù hợp cho năng lực mỗi người. Nhà vật lý học Albert Einstein đã từng nói: “Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây thì cả đời (con cá đó) sẽ nghĩ rằng mình ngu ngốc”.

Khi sắp xếp công việc không phù hợp sẽ không phát huy hết được khả năng của nhân viên, tệ hơn có thể gây thất thoát về mặt tinh thần và vật chất. Giống như việc trong cửa hàng có một nhân viên năng nổ, hoạt bát có khiếu ăn nói và rất thích bán hàng nhưng bạn lại sắp xếp cho nhân viên đó đi dọn và kiểm kê kho hàng. Lâu ngày người nhân viên đó sẽ trở nên chán nản với công việc hiện tại, trong vai trò người làm chủ bạn cũng mất đi một nhân viên bán hàng tiềm năng.

7. Đừng ngủ quên trên chiến thắng

Cuộc sống ngày càng cạnh tranh, con người ngày càng thay đổi tiến bộ hơn văn minh hơn. Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghệ ngày càng chóng mặt, đổi mới liên tục được diễn ra. Bạn có thể nắm bắt được xu hướng trong một thời điểm, nhưng không thể nào là mãi mãi nếu không có sự đổi mới.

Đừng để bị bỏ lại phía sau khi đối thủ của bạn vẫn đang tiến lên phía trước, hãy nhớ rằng khi bạn đang đi thì đối thủ của bạn đang chạy về đích. Tự tạo động lực đi kèm với áp lực trong công việc mới có thể giúp bạn bước những bước tiến xa hơn trong tương lai.

>> Tìm hiểu ngay: 10 công cụ miễn phí giúp bạn “soi” đối thủ tốt nhất

8. Chủ động nắm bắt xu hướng

Để không bị tụt lại phía sau, doanh nghiệp cần luôn ở trạng thái chủ động và linh hoạt để nắm bắt các xu hướng mới và thay đổi trong ngành của mình.

Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải làm việc chặt chẽ với khách hàng, thị trường và các nguồn tin tức, nghiên cứu để đánh giá và hiểu rõ những thay đổi trong ngành. Bằng cách theo dõi và phân tích các xu hướng mới, doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội và đưa ra các chiến lược phù hợp để tận dụng thị trường.

Một phần quan trọng của việc chủ động nắm bắt xu hướng là sáng tạo. Doanh nghiệp cần phải tư duy sáng tạo và không ngừng đưa ra các ý tưởng mới để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
Doanh nghiệp phải sẵn sàng thay đổi và thích nghi với môi trường kinh doanh nhanh chóng biến đổi. Điều này có thể bao gồm việc cải tiến sản phẩm, mở rộng thị trường hoặc thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng nhu cầu mới.

9. Xây dựng mạng lưới liên kết

Xây dựng mạng lưới liên kết đề cập đến quá trình tạo dựng và phát triển mối quan hệ với các đối tác, nhà cung cấp và các công ty khác trong ngành.

Trước tiên, mạng lưới liên kết giúp mở rộng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp. Bằng việc thiết lập quan hệ đối tác và kết nối với các công ty khác, doanh nghiệp có thể tiếp cận đến một số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Mạng lưới liên kết giúp tạo ra sự nhận diện thương hiệu và tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường.

Thứ hai, mạng lưới liên kết cung cấp nguồn lực và khả năng chia sẻ. Bằng cách thiết lập mối quan hệ với các đối tác và nhà cung cấp đáng tin cậy, doanh nghiệp có thể chia sẻ nguồn lực, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Điều này giúp tối ưu hóa sự hợp tác và đạt được kết quả tốt hơn trong việc phát triển sản phẩm, cung cấp dịch vụ và quản lý hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, mạng lưới liên kết tạo ra cơ hội hợp tác và phát triển. Khi có một mạng lưới liên kết mạnh mẽ, doanh nghiệp có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác có cùng mục tiêu và giá trị. Hợp tác có thể mang lại sự đa dạng, sáng tạo và tăng cường khả năng cạnh tranh. Qua đó, doanh nghiệp có thể phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh theo hướng mới.

10. Bài học kinh doanh cuối cùng “Kiên trì là nền tảng của thành công”

Kiên trì là nền tảng của thành công

Kiên trì là nền tảng của thành công

Bạn làm gì không quan trọng, quan trọng là bạn sẽ làm được bao lâu? Trong công việc có người nhạy bén có người chậm chạp, tuy nhiên người đi đến đích cuối cùng là người kiên trì với mục tiêu mình đã đặt ra.

Trong các bài học kinh doanh để thành công vững chắc là phải đi từng bước, phải kiên trì hoàn thành từ những bước cơ bản nhất thì mới có thể hoàn thành được mục tiêu lớn. Cần có một sơ đồ phát triển công việc và đặt từng mục tiêu cụ thể cho từng bước.

Nếu vội vàng thành công sẽ không bền vững, bạn phải tập đi rồi mới có thể tập chạy được. Ông bà ta có câu “chậm mà chắc”.

11. Kết luận

Hy vọng rằng các bài học kinh doanh hay vừa phân tích sẽ cung cấp kiến thức sâu sắc về các yếu tố quan trọng mà bạn có thể áp dụng để tránh những sai lầm phổ biến trong kinh doanh. Thành công trong kinh doanh đòi hỏi sự học hỏi liên tục, sự linh hoạt và khả năng thích ứng với môi trường thay đổi. Chúc bạn thành công và đạt được những mục tiêu trong sự nghiệp kinh doanh của mình!

Nếu bạn đang có ý định kinh doanh hoặc cần tìm hiểu thêm các thông tin khác về kinh doanh số hiệu quả và tiết kiệm chi phí hãy tham khảo ngay:

HaraSocial là giải pháp toàn diện cho việc bán hàng đa kênh, marketing và quản lý kinh doanh trên Facebook, Messenger, Instagram và Livestream. Giúp bạn tối đa tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng, Marketing cá nhân hoá với trợ lý chatbot, tăng trưởng khách hàng tiềm năng miễn phí.

Hơn 100 thương hiệu tin dùng

Dùng thử và trải nghiệm miễn phí trọn vẹn tính năng các giải pháp tối ưu chi phí bán hàng trong 14 ngày!

ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ NGAY

>> Các bài viết cùng chủ đề có thể bạn quan tâm:

  • Content Marketing: 3 Bài Học Tiếp Thị Lớn
  • 8 bài học đắt giá giúp người mới kinh doanh online 2022 tiết kiệm tiền bạc đáng kể
  • 4 Kinh nghiệm ship hàng dịp Tết nhà bán hàng online cần lưu ý

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline tư vấnZalo tư vấnĐăng ký website