Khi bạn bước chân vào thế giới kinh doanh với ý định kinh doanh siêu thị mini, bạn đã bước vào một cuộc hành trình đầy cơ hội và thách thức. Để có thể thành công trong lĩnh vực này, bạn cần xem xét một loạt các yếu tố cơ bản không thể bỏ qua. Đây không chỉ là việc mở cửa và chờ khách hàng đến, mà là việc xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp của bạn.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra 8 yếu tố quan trọng mà bạn cần phải quan tâm khi bắt đầu hành trình kinh doanh mở siêu thị mini.
1. Siêu thị mini là gì?
Siêu thị mini hiện nay là một mô hình kinh doanh phổ biển
Những ngành hàng kinh doanh tại siêu thị mini như:
- Thực phẩm: là ngành hàng không chỉ siêu thị mini mà hầu hết các cửa hàng khác đều kinh doanh. Ngành hàng thực phẩm rất đa dạng nhưng các mô hình kinh doanh siêu thị mini thường kinh doanh những nhóm sản phẩm như thực phẩm khô, thực phẩm ăn liền, thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh, rau củ quả.
- Bánh kẹo, đồ uống: đây cũng là ngành hàng tiêu dùng nhanh có vốn đầu tư thấp nhưng lượng tiêu thụ lớn nên bất kỳ cửa hàng nào cũng đều kinh doanh và các cửa hàng sẽ cạnh tranh với nhau dựa vào sự đa dạng sản phẩm tại cửa hàng mình.
- Hóa mỹ phẩm, chăm sóc cơ thể: bao gồm 2 nhóm sản phẩm là hóa phẩm và mỹ phẩm, ở siêu thị mini sẽ không tập trung nhiều vào mỹ phẩm mà thay vào đó sẽ tập trung vào các sản phẩm hóa phẩm nhiều hơn.
- Sữa bỉm: đây cũng là ngành hàng phổ thông có nhu cầu tương đối cao, tùy vào mô hình và chiến lược kinh doanh doanh nghiệp lựa chọn mà ngành hàng này sẽ phân phối khác nhau ở các cửa hàng minimart.
- Ngành hàng giấy vệ sinh, băng vệ sinh: đây là ngành hàng tiêu dùng thiết yếu và đối tượng tiêu dùng lớn nên các siêu thị mini không thể bỏ qua.
- Gia dụng: thường là ngành hàng mà các siêu thị mini không tập trung cao, thường chỉ kinh doanh một số sản phẩm có nhu cầu để đáp ứng kịp thời cho khách hàng như dao, thớt, đũa, muỗng…
Ngành hàng gia dụng tại siêu thị mini
- Văn phòng phẩm: cũng như ngành hàng gia dụng thì đây không phải ngành hàng minimart tập trung cao bởi lẽ mức độ cạnh tranh sẽ không cao so với các cửa hàng văn phòng phẩm.
- Đồ chơi: phụ thuộc vào mô hình kinh doanh, đối tượng khách hàng của siêu thị mà ngành hàng này có sự tập trung cao hay thấp.
- Bông vải sợi: đây là ngành hàng có tốc độ bán chậm dù tỷ lệ lợi nhuận cao nhưng các siêu thị mini vẫn ít tập trung vào để tránh tồn kho quá nhiều dẫn đến lỗi thời.
2. Mở siêu thị mini – xu hướng kinh doanh đáng đầu tư hiện nay
Vậy tại sao lại có sự chuyển mình như vậy? Nguyên nhân từ đâu mà siêu thị mini lại thu hút khách hàng đến vậy?
2.1. Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Ngày nay chất lượng cuộc sống được nâng cao thì vấn đề an toàn thực phẩm cũng được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn khi ngày càng có nhiều tin tức về các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Các siêu thị mini là hình thức kinh doanh doanh nghiệp bao gồm chuỗi các siêu thị mini được mở tại nhiều địa điểm khác nhau. Do đó, các sản phẩm sẽ được kiểm định kỹ càng trước khi được trưng bày lên kệ để không vì một sản phẩm không chất lượng mà ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
Người tiêu dùng có xu hướng mua sắm tại siêu thị mini nhiều hơn
2.2. Mặt hàng đa dạng tập trung 1 nơi
Kinh doanh nhiều ngành hàng chính là lợi thế của siêu thị mini so với các cửa hàng truyền thống. Khách hàng có thể mua tất cả những sản phẩm mình cần tại một nơi mà không phải di chuyển nhiều giúp tiết kiệm thời gian.
Bên cạnh đó ở minimart chỉ một sản phẩm nhưng có rất nhiều mẫu mã khác nhau, khách hàng tha hồ lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu, sở thích của mình.
2.3. Giá cả niêm yết, minh bạch
Ở siêu thị sẽ nói không với hiện tượng “chặt, chém” khách hàng. Tại siêu thị, giá cả của các sản phẩm, mặt hàng sẽ được niêm yết ngay trên sản phẩm hoặc kệ trưng bày nên khách hàng dễ dàng theo dõi giá trị hàng hóa mà mình mua.
Ngoài ra ở các siêu thị thường có các chương trình khuyến mãi và tặng hàng đi kèm, giúp thúc đẩy nhu cầu của khách hàng.
2.4 Thời gian hoạt động linh hoạt
3. So sánh mô hình siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi
Nhìn chung, hai mô hình trên đều có những đặc điểm cụ thể phù hợp với từng đối tượng kinh doanh khác nhau. Những điểm tương đồng, khác biệt giữa hai mô hình sẽ được Haravan cụ thể hóa dưới đây:
Điểm giống nhau:
- Vốn đầu tư thấp: Mở một siêu thị mini hoặc cửa hàng tạp hóa không đòi hỏi vốn đầu tư lớn như việc đầu tư vào bất động sản, chứng khoán hay cổ phiếu. Bạn có thể bắt đầu kinh doanh chỉ với khoảng dưới 500 triệu đồng, trong khi đầu tư vào bất động sản có thể lên đến gần 1 tỷ đồng cho một căn chung cư.
- An toàn: Mặc dù không yêu cầu nhiều kiến thức chuyên môn, siêu thị mini và cửa hàng tạp hóa vẫn mang lại mức độ an toàn cao. Bạn có thể tự mình vận hành và quản lý cửa hàng, giúp giảm thiểu rủi ro và tăng tính an toàn cho kinh doanh của bạn.
- Thu hồi vốn nhanh: Siêu thị mini và cửa hàng tạp hóa có khả năng thu hồi vốn nhanh. Trong trường hợp thuận lợi, bạn có thể thu hồi vốn chỉ trong khoảng 3 đến 6 tháng. Điều này giúp bạn nhanh chóng khôi phục vốn và tiếp tục phát triển kinh doanh một cách linh hoạt.
Siêu thị mini | Cửa hàng tạp hóa | |
Sản phẩm, dịch vụ | Đa dạng về mặt hàng, chủng loại sản phẩm | Đa dạng về số lượng, ít mặt hàng |
Giá cả | Cao, được niêm yết tại gian hàng | Trung bình, có thể trả giá khi mua sỉ |
Nguồn khách hàng | Khách hàng có nhu cầu đơn giản nhưng đa dạng | Khách hàng lân cận khu vực kinh doanh |
Cách thức hoạt động | Thường trực, 24/24 | Phụ thuộc vào mong muốn chủ quán của chủ kinh doanh |
Lợi thế cạnh tranh | Không gian, thời gian bán hàng, chương trình khuyến mãi,… | Giá thành, khoảng cách địa lý,… |
>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tại nhà tiết kiệm, lãi cao
4. Các loại mô hình siêu thị mini
Một số mô hình siêu thị mini phổ biến hiện nay như:
4.1. Mô hình cửa hàng tiện lợi
Cửa hàng tiện lợi là mô hình bán lẻ hàng hóa với điểm đặc trưng là hoạt động 24/24 và có đa dạng các nhóm hàng hóa tiêu dùng nhanh như mì tôm, snack, xúc xích, bánh kẹo… Ngoài ra, nơi đây còn cung cấp một số dịch vụ khác như chuyển nạp tiền, thanh toán hóa đơn điện nước, điện thoại…
4.2. Mô hình cửa hàng thực phẩm sạch
Hiện nay, xu hướng xanh ngày càng được ưa chuộng. Vì vậy, kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch là mô hình có tiềm năng phát triển và mang lại lợi nhuận cao, đặc biệt là ở các thành phố phát triển.
4.3. Mô hình siêu thị mini kết hợp
Đây là mô hình siêu thị mini kết hợp với các hoạt động kinh doanh và khu vui chơi bên trong. Khi mở siêu thị mini kết hợp, bạn cần lựa chọn những mặt bằng rộng rãi và không gian thoáng mát để thiết kế khu vui chơi cho trẻ em.
Ngoài ra còn có các mô hình kinh doanh siêu thị mini như: Mô hình siêu thị mini kinh doanh hàng nhập khẩu, siêu thị gia đình,…
Bạn cần lựa chọn mô hình siêu thị mini phù hợp với nhu cầu mua sắm của mọi người
Hiện nay, nhu cầu cuộc sống bận rộn nên nhiều người không có thời gian đi chợ truyền thống. Vì vậy, siêu thị mini ra đời với đa dạng hàng hóa và không giới hạn thời gian đã đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người nội trợ hiện đại.
Bên cạnh đó, siêu thị mini không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư quá lớn mà thời gian hoàn vốn lại ngắn và việc quản lý cũng khá dễ dàng. Chính vì vậy, đây là một xu hướng kinh doanh đáng đầu tư hiện nay.
5. Kinh doanh siêu thị mini cần chú ý đến các yếu tố nào?
Dưới đây là những yếu tố quan trọng mà bạn cần chú ý trước khi mở siêu thị mini:
5.1. Kế hoạch kinh doanh siêu thị mini
Lập kế hoạch kinh doanh là bước đầu tiên bạn cần thực hiện khi muốn mở siêu thị mini. Kế hoạch kinh doanh càng chi tiết sẽ giúp bạn hình dung được hướng đi, xác định những cột mốc và chi phí quan trọng, từ đó giảm thiểu được các rủi ro trong kinh doanh.
Khi xây dựng kế hoạch kinh doanh, cần phải xác định rõ ràng các yếu tố sau:
- Tổng nguồn vốn đầu tư.
- Tổng chi phí.
- Doanh thu tiêu thụ tại điểm hoà vốn.
- Tính khả thi của ý tưởng xây dựng mô hình kinh doanh.
- Mức độ cạnh tranh hiện tại và trong tương lai.
5.2. Mặt bằng kinh doanh siêu thị mini
Nên chọn mặt bằng nào để kinh doanh siêu thị mini? Đó là những khu vực gần khu dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi để khách hàng qua lại thường xuyên. Bên cạnh đó, diện tích mặt bằng mở siêu thị mini không nên quá chật chội.
Thông thường, bạn nên chọn mặt bằng trên 70m2 để đảm bảo đủ không gian cho khách hàng mua sắm cũng như bày trí đa dạng các hàng hóa.
5.3. Danh mục hàng hóa tại siêu thị mini
Theo kinh nghiệm mở siêu thị mini của nhiều người, trước khi lập được danh mục hàng hoá phù hợp, bạn cần xác định kinh doanh đa dạng mặt hàng hay tập trung vào một số dòng hàng nhất định. Sau đó, tiến hành lên danh sách các mặt hàng phù hợp với hướng phát triển mô hình kinh doanh của mình. Ví dụ như: kinh doanh đồ gia dụng, đồ ăn khô, các loại thực phẩm tươi,…
Đồng thời, người bán cũng cần tìm hiểu các cách bảo quản phù hợp với loại hàng hoá mà mình lựa chọn. Đối với các loại thực phẩm tươi sống, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Ngoài ra, cần sắp xếp đồ khô, đồ gia dụng ở vị trí cao ráo, thoáng mát và kiểm tra hạn sử dụng thường xuyên.
Nhà bán hàng cần biết cách bảo quản đúng cách để đảm bảo chất lượng hàng hoá
5.4. Nguồn hàng cung cấp cho kinh doanh siêu thị mini
Chú trọng vào khâu chọn nguồn hàng để nhập được sản phẩm chất lượng chính là một trong những cách kinh doanh siêu thị mini thành công. Bởi điều này sẽ góp phần tăng lợi thế cạnh tranh cho siêu thị.
Ngoài ra, đặc điểm lớn nhất giúp thu hút khách hàng của siêu thị mini chính là đa dạng hàng hóa kinh doanh. Khách hàng có thể sẽ hụt hẫng và rời đi nếu bạn không chú trọng đầu tư nhiều mặt hàng bán chạy hoặc siêu thị hết hàng trong thời điểm khách ghé mua.
5.5. Trang thiết bị trong siêu thị mini
Sau khi đã tìm kiếm được nguồn nhập hàng uy tín, nhà bán hàng cần tiến hành thiết kế mô hình siêu thị mini và mua sắm một số trang thiết bị cần thiết cho cửa hàng như: biển hiệu bên ngoài, kệ tủ trưng bày, giỏ nhựa đựng hàng, giỏ kéo siêu thị, tủ lạnh, tủ đông, máy lạnh, camera an ninh,…
5.6. Cách sắp xếp hàng hóa tại siêu thị mini
Trưng bày hàng hoá bắt mắt là cách giúp siêu thị mini của bạn dễ dàng thu hút khách hàng. Để làm được điều này, bạn cần lưu ý một vài điều sau khi xếp hàng hóa:
- Sắp xếp mặt hàng đang trong chương trình khuyến mãi ở ngay lối ra vào hoặc gần bàn thanh toán để khách hàng có thể nhìn thấy.
- Đặt những mặt hàng thiết yếu ở phía trong cùng.
- Đặt những sản phẩm muốn bán ở kệ giữa để khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.
- Sắp xếp những sản phẩm cùng loại cạnh nhau để khách hàng dễ dàng so sánh.
- Đặt các mặt hàng nhỏ, giá rẻ và tiện lợi ở quầy thu ngân để khách hàng mua kèm trong quá trình thanh toán mặt hàng khác.
Người bán nên sắp xếp các mặt hàng nhỏ, giá rẻ và tiện lợi gần quầy thu ngân của siêu thị
5.7. Kế hoạch marketing bán hàng tại siêu thị mini
Lập kế hoạch marketing bán hàng phù hợp để kích thích khách hàng mua sản phẩm cũng là một trong những kinh nghiệm mở siêu thị mini hiệu quả. Bạn có thể sử dụng một số chiến lược marketing phổ biến hiện nay, bao gồm:
- Đưa ra chính sách chiết khấu, giảm giá cho khách hàng lâu năm.
- Phương pháp này sẽ làm thu hút được lượng lớn khách hàng lâu năm. Ngoài ra, hình thức này còn tạo cảm giác khác biệt, để khách hàng gắn bó với siêu thị hơn.
- Thiết lập chương trình giảm giá theo các khung giờ hàng ngày, hàng tuần.
- Chiến lược này được áp dụng trong trường hợp siêu thị mini của bạn còn tồn đọng các mặt hàng thực phẩm tươi (thịt, cá, rau, củ,…) vào cuối ngày. Đây là cách giúp cửa hàng đẩy được tồn kho mà vẫn gia tăng doanh thu tuy nhiên lợi nhuận sẽ thấp hơn một chút.
- Áp dụng thẻ tích điểm, tặng quà theo tuần, theo tháng.
- Hình thức này giúp gia tăng tần suất khách hàng ghé thăm và mua sắm cũng như hỗ trợ mở rộng phạm vi khách hàng trung thành cho siêu thị.
5.8. Phần mềm hỗ trợ quản lý kinh doanh siêu thị mini
Đặc điểm của mô hình siêu thị mini chính là đa dạng hoá các loại mặt hàng với nhiều thương hiệu, mẫu mã và giá thành khác nhau. Chính vì vậy, không ít nhà bán hàng gặp khó khăn trong quá trình quản lý kinh doanh. Tuy nhiên với các phần mềm chuyên nghiệp hỗ trợ quản lý kinh doanh, những khó khăn này sẽ được giải quyết, giúp chủ siêu thị tiết kiệm thời gian và công sức hơn.
Bên cạnh đó, phần mềm chuyên nghiệp còn có tính năng giúp nhà bán hàng theo dõi tình trạng tồn kho để quản lý số lượng hàng hoá nhập về và bán ra mỗi ngày. Đồng thời, áp dụng hiệu quả các phần mềm chuyên nghiệp cũng giúp chủ cửa hàng dễ dàng nắm bắt tình hình kinh doanh mỗi ngày, nhờ đó đưa ra chiến lược bán hàng hiệu quả.
Một trong những phần mềm quản lý kinh doanh hiệu quả hiện nay mà bạn không nên bỏ lỡ đó là Hararetail. Với khả năng tích hợp nhiều tính năng quản lý trên cùng 1 nền tảng, Hararetail giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí hơn rất nhiều.
Nghiệp vụ bán lẻ O2O: Xử lý đơn hàng ngay tại cửa hàng hoặc khi kết hợp với bán online một cách chuyên nghiệp. Từ khâu bán hàng, tra cứu thông tin, tạo đơn đến kiểm hàng tồn kho, nhập hàng và báo cáo cuối ngày.
Hệ thống quản lý tập trung Omnichannel Operation: Đồng bộ dữ liệu online và offline theo thời gian thực giúp người bán kiểm soát tình trạng bán hàng dễ dàng và tăng trải nghiệm mua hàng cho khách hàng.
Hệ thống trung tâm quản lý đơn hàng OPC: Xử lý đơn hàng nhanh chóng, đẩy đơn hàng sang các đơn vị vận chuyển và tối ưu chi phí giao hàng.
Áp dụng phần mềm hỗ trợ quản lý kinh doanh giúp người bán tiết kiệm thời gian và công sức
6. Một số câu hỏi thường gặp khi mở siêu thị mini
Mời bạn cùng xem qua thêm một số thắc mắc thường gặp khi mở siêu thị mini:
6.1. Có nên kinh doanh siêu thị mini ở thời điểm hiện tại?
Siêu thị mini vẫn là mô hình rất đáng để doanh nghiệp đầu tư. Ngày nay người tiêu dùng đã có mức sống cao hơn, họ quan tâm đến chất lượng sản phẩm nhiều hơn thay vì giá sản phẩm như trước đây. Họ có những yêu cầu cao hơn ở nguồn gốc sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ, sự tiện lợi và nhanh chóng, đây lại là những ưu điểm của siêu thị mini làm được mà những chợ truyền thống hay siêu thị lớn khó đáp ứng được.
Nếu bạn có thể đưa ra định hướng, chiến lược kinh doanh rõ ràng cho doanh nghiệp thì bạn hoàn toàn có thể mở siêu thị mini ở thời điểm hiện tại.
6.2. Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?
Kinh doanh siêu thị mini đòi hỏi nguồn vốn đầu tư trong khoảng từ 200 đến 400 triệu đồng với diện tích khoảng 50m2, tuỳ thuộc vào từng địa điểm kinh doanh. Nguồn vốn này là tổng chi phí mà bạn cần bỏ ra bao gồm: mặt bằng, nội thất, trang thiết bị và hàng hoá.
6.3. Kinh doanh siêu thị mini có lãi không?
Lợi nhuận khi bán hàng siêu thị mini phụ thuộc vào mô hình, chiến lược kinh doanh, vị trí cửa hàng, sản phẩm và mức độ cạnh tranh. Tuy nhiên, nhu cầu mua sắm hàng hoá ngày càng tăng, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu nên chỉ cần bạn xây dựng được chiến lược bán hàng hiệu quả và tối ưu hoá nguồn hàng thì lợi nhuận thu về sẽ không hề thấp.
Người bán xây dựng chiến lược kinh doanh siêu thị mini hiệu quả giúp gia tăng lợi nhuận
Nhìn chung, kinh doanh siêu thị mini là một lĩnh vực khá màu mỡ và đáng để đầu tư. Tuy nhiên, để kinh doanh thành công thì nhà bán hàng cần nắm vững các kinh nghiệm mở siêu thị mini. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tích lũy thêm lượng kiến thức bổ ích và giải đáp những thắc mắc trong quá trình kinh doanh của bạn.
7. Kết luận
>> Bài viết liên quan:
- Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tại nhà tiết kiệm, lãi cao
- Mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm siêu lợi nhuận
- Các bước mở shop mỹ phẩm cần ghi nhớ