Bạn có niềm đam mê bất tận với đồ thể thao và muốn biến đam mê đó thành phương tiện giúp mình kiếm thật nhiều tiền? Tuy nhiên, để gặt hái nhiều trái ngọt trong kinh doanh thì bạn phải trang bị thêm kiến thức và kinh nghiệm. Bài viết này sẽ gửi đến bạn những kinh nghiệm quý giá trong kinh doanh đồ thể thao – mô hình kinh doanh đang được nhiều người theo đuổi.
Tổng quan thị trường kinh doanh đồ thể thao ở thời điểm hiện tại
Kinh doanh đồ thể thao là một phương án kinh doanh tiềm năng mang lại nhiều lợi nhuận
Những năm trước đây, nhiều người Việt còn tỏ ra lạnh nhạt với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Nhưng sau giai đoạn đại dịch Covid-19 “càn quét”, người dân đã thay đổi nhận thức và có những hành động cụ thể nhằm cải thiện tình hình sức khỏe của bản thân cũng như gia đình.
Phong trào tập thể dục thể thao chưa bao giờ “nóng” như thời điểm hiện tại. Người dân có thể tham gia nhiều bộ môn khác nhau tùy theo sở thích và nhu cầu: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tennis, yoga,…
Với người có “máu kinh doanh” trong người thì đây chính là cơ hội làm giàu từ việc bán đồ thể thao. Nói cách khác, sự gia tăng của số người chơi thể thao đã mở ra cơ hội kinh doanh tuyệt vời cho chủ shop đồ thể thao:
- Người chơi thể thao cần mua quần, áo, dụng cụ,… phù hợp.
- Người đề cao sức khỏe thường không ngại đầu tư vào những thứ tốt cho sức khỏe.
Lập kế hoạch kinh doanh đồ thể thao với những bước quan trọng
Kinh doanh giúp bạn thu về lợi nhuận khủng nhưng đấy là khi bạn xây dựng được kế hoạch kinh doanh đúng đắn. Nếu không, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn khi nhập hàng và bán hàng.
Xác định đối tượng khách hàng cụ thể của shop
Bất kỳ sản phẩm nào khi được sản xuất và bán ra thị trường đều hướng đến một nhóm khách hàng mục tiêu. Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh đồ thể thao, bạn cần xác định chính xác phân khúc khách hàng bạn muốn phục vụ bằng cách tự trả lời:
- Khách hàng là nam hay nữ?
- Khách hàng mục tiêu nằm trong độ tuổi nào?
- Khách hàng thích chơi bộ môn gì?
- Khách hàng mục tiêu có mức thu nhập như thế nào?
- …
Tìm hiểu những nhu cầu thực tế của khách hàng mục tiêu
Khi đã biết khách hàng mục tiêu của bạn là ai thì bạn phải nghiêm túc nghiên cứu thị thiếu của họ. Nhờ vậy, bạn mới biết họ có thói quen, sở thích, nhu cầu ra sao. Nếu không tìm được đáp án cho những câu hỏi này, bạn rất khó để lựa chọn đúng sản phẩm có màu sắc, chất liệu, giá cả,… phù hợp với họ.
Thực tế cho thấy rất nhiều chủ shop nghĩ rằng mẫu áo hoặc quần thể thao bất kỳ sẽ bán chạy và nhập về số lượng lớn dù chưa biết khách hàng có thích hay không. Kết quả là sản phẩm khách cần thì shop không có và shop không xác định được sản phẩm chủ lực gây ra tình trạng bị “ế triền miên”.
Kinh doanh đồ thể thao muốn đắt hàng thì chủ shop cần hiểu rõ nhu cầu của khách hàng
Nghiên cứu đối thủ cùng kinh doanh đồ thể thao
Bước tiếp theo bạn cần triển khai khi lập kế hoạch kinh doanh đồ thể thao đó là nghiên cứu đối thủ, gồm cả những đối thủ lớn như Adidas, Nike,… Quá trình này sẽ giúp bạn học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm tuyệt vời từ họ.
Ngoài ra, bạn cũng cần phân tích những shop đồ thể thao trong khu vực bạn mở shop để biết:
- Có tổng số bao nhiêu shop?
- Sản phẩm họ đang bán là gì?
- Họ bán sản phẩm dành cho nam hay nữ?
- Họ là đơn vị kinh doanh sỉ hay lẻ đồ thể thao?
- …
Lựa chọn địa điểm mở shop đồ thể thao
Hiện nay, kinh doanh online đang phát triển như vũ bão nhưng nếu lựa chọn bán đồ thể thao thì bạn vẫn nên có một mặt bằng dù diện tích không quá lớn. Trong lần đầu tiên mua hàng, hầu hết khách hàng đều có tâm lý dè chừng bởi họ chưa có cơ sở để tin tưởng bạn. Đấy là lý do họ muốn đến cửa hàng để trực tiếp xem sản phẩm.
Địa điểm để đặt cửa hàng kinh doanh đồ thể thao không khó chọn như những mô hình kinh doanh khác. Bạn tìm được mặt bằng gần nơi đông người qua lại hoặc trung tâm thể thao, sân vận động thì càng thuận lợi. Nếu không, bạn chỉ cần đảm bảo shop có địa chỉ dễ kiếm và dễ lọt vào tầm mắt của khách hàng.
Mặt bằng kinh doanh shop đồ thể thao không cần rộng nhưng cần dễ tìm để khách tiện ghé qua
Xác định nguồn vốn có thể chi ra để kinh doanh đồ thể thao
Vốn là điều kiện tiên quyết khi bạn muốn kinh doanh đồ thể thao, quán cafe, nhà hàng,… Nếu không có vốn thì bạn không thể triển khai những hạng mục quan trọng như:
- Nhập sản phẩm.
- Sửa sang và trang trí lại cửa hàng.
- Trả tiền thuê mặt bằng để: mở shop, làm kho bãi,…
- Mua sắm thiết bị: máy tính, máy in hóa đơn,…
- Trả lương cho nhân viên làm tại shop.
- …
Trong giai đoạn mới bắt đầu kinh doanh, bạn hãy cố gắng tiết kiệm tối đa chi phí bằng cách tận dụng tất cả những gì mình có và có thể tự làm. Kinh doanh dần đi vào ổn định sẽ cho phép bạn đầu tư mạnh tay vào nhiều hạng mục.
Một vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều người đó chính là cần chuẩn bị bao nhiêu vốn để mở shop bán đồ thể thao. Không dễ để đưa ra một số tiền cụ thể vì nó còn phụ thuộc vào:
- Chủng loại sản phẩm: cao cấp, trung cấp hoặc bình dân.
- Hình thức bán hàng: bán sỉ hoặc bán lẻ.
- Địa điểm mở shop: thành thị hoặc thôn quê.
- …
Số vốn để kinh doanh đồ thể thao tùy thuộc vào quy mô và định hướng kinh doanh của từng shop
Tìm kiếm nguồn cung đồ thể thao có chất lượng tốt
Sau khi hoàn thành 4 bước trên, bạn hãy chuyển sang bước “săn lùng” nguồn hàng uy tín cho shop. Những shop bán sản phẩm chất lượng sẽ tạo dựng được lợi thế cạnh tranh lớn so với shop đối thủ trên thị trường.
Đối với đồ thể thao, bạn có thể cân nhắc một số nguồn nhập hàng dưới đây:
- Nhập trực tiếp tại xưởng may.
- Nhập tại những chợ chuyên bán sỉ.
- Đặt hàng từ những sàn thương mại điện tử lớn.
- Liên hệ thương hiệu đồ thể thao chính hãng để thương lượng về vấn đề trở thành nhà phân phối tại thị trường Việt Nam.
- …
Tuyển dụng nhân sự cho shop bán đồ thể thao
Kinh doanh shop đồ thể thao có rất nhiều việc khiến bạn “đầu bù tóc rối”. Bởi vậy, bạn hãy cân nhắc phương án tuyển dụng thêm nhân sự để cùng bạn gánh vác công việc giúp hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn.
Nhưng tìm kiếm được nhân sự phù hợp luôn là một bài toán nan giải với mọi chủ shop. Dưới đây là một số tiêu chí bạn có thể dựa vào để sớm tìm ra mảnh ghép phù hợp với cửa hàng:
- Đối tượng tuyển dụng: học sinh/sinh viên/lao động phổ thông/…?
- Hình thức làm việc: fulltime/partime/ca gãy?
- Chế độ và đãi ngộ: thưởng thành tích/thưởng chuyên cần/…?
- Công thức tính lương: lương khoán/lương cứng + hoa hồng/…?
- …
Kinh doanh đồ thể thao có rất nhiều đầu việc nên chủ shop cần tuyển thêm nhân viên
Khai thác thêm mảng kinh doanh đồ thể thao online
Như đã chia sẻ ở trên, nhu cầu mua sắm online ngày một tăng cao chính là hệ quả tất yếu của sự phát triển internet. Dù kinh doanh đồ thể thao hoặc bất kỳ sản phẩm nào thì bạn cũng đừng bỏ lỡ phương án kinh doanh qua mạng.
Đồ thể thao được đánh giá là một trong những sản phẩm dễ kinh doanh nhất trên không gian mạng. Hiện nay, doanh thu từ kinh doanh online đang chiếm khoảng 70 – 80% tổng doanh thu của nhiều shop.
Khi có đồ thể thao chất lượng, bạn chỉ cần nâng cao trình độ chụp – chỉnh sửa ảnh và sáng tạo content rồi post sản phẩm kèm mô tả lên:
- Website.
- Facebook.
- Zalo.
- Tik Tok.
- Instagram.
- Pinterest.
- Twitter.
- …
Xây dựng phương án chăm sóc khách hàng sau bán hàng
Bước chăm sóc khách hàng sau mua vẫn chưa được nhiều shop dành sự quan tâm. Đấy cũng là lý do cả chủ và nhân viên trong shop không thu thập thông tin cá nhân của khách mỗi khi khách mua hàng.
Hiện nay, khách hàng tìm đến bạn mua hàng không chỉ vì chất lượng của sản phẩm mà còn vì chất lượng dịch vụ tốt. Nếu khách hàng có trải nghiệm tồi tệ khi mua hàng, họ sẽ không quay lại và review không tốt về cửa hàng.
Khi kinh doanh đồ thể thao, bạn hãy nhớ đặt khách hàng vào vị trí trung tâm và dành cho họ những sự quan tâm đặc biệt. Thông qua thông tin của khách, bạn có thể gửi lời chúc mừng họ vào ngày sinh nhật/ngày đầu năm, gửi họ mã ưu đãi nhân dịp khai trương cửa hàng,…
Chủ shop kinh doanh đồ thể thao nên phát triển kênh bán hàng online để bán được nhiều hàng
Kiểm kê và lưu trữ hàng hóa tốt sẽ giúp shop kinh doanh phát triển hơn
Bạn ngạc nhiên khi hoạt động kiểm kê và lưu trữ hàng hóa cũng được xếp vào nhóm những bí quyết giúp kinh doanh shop đồ thể thao hiệu quả? Trong quá trình kinh doanh, bạn cần thường xuyên kiểm tra hàng trong kho để:
- Nắm bắt số lượng sản phẩm nhập về/bán ra.
- Doanh thu và lợi nhuận thu về từ việc bán sản phẩm.
- Điều chỉnh chính sách bán hàng theo từng giai đoạn.
- Thay đổi phương án nhập sản phẩm: tăng sản phẩm bán chạy/chủ chốt và giảm sản phẩm thường xuyên bị tồn kho.
Học cách tính toán lợi nhuận trong kinh doanh là việc vô cùng cần thiết
Một trong những bí quyết “vàng” giúp bạn gặt hái được nhiều thành công khi kinh doanh đồ thể thao đó là tính toán chính xác lợi nhuận thu về. Thông qua những con số, bạn sẽ có cơ hội:
- Kiểm kê lại tổng số tiền bạn đã dùng vào việc: thuê mặt bằng, trang trí shop, nhập hàng, trả lương nhân viên,…
- Xây dựng kế hoạch đầu tư vào hoạt động chăm sóc khách hàng, tổ chức chương trình khuyến mãi, quảng bá thương hiệu/sản phẩm,…
Do chưa có kinh nghiệm kinh doanh nên rất nhiều chủ shop không thể tưởng tượng những chi phí phát sinh khổng lồ như thế nào. Đấy là nguyên nhân gây cho họ vô số khó khăn trong khâu quản lý vốn và lợi nhuận khiến hoạt động kinh doanh đi vào ngõ cụt.
Thường xuyên kiểm kê hàng hóa và tài chính là việc chủ shop kinh doanh đồ thể thao cần làm
Hướng dẫn chi tiết về thủ tục mở shop kinh doanh quần áo thể thao
Với mong muốn sớm sở hữu một shop kinh doanh đồ thể thao luôn đắt hàng, bạn đừng quên tìm hiểu về thủ tục mở shop. Nhiều người thường thấy lo lắng hoặc phiền hà khi nhắc đến hồ sơ, thủ tục pháp lý. Nhưng thủ tục để mở shop bán mặt hàng này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị:
- Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể có trình bày đủ và chính xác tên, địa chỉ cửa hàng, ngành nghề kinh doanh, số vốn kinh doanh, địa chỉ của người là giấy đăng ký, họ tên, ngày cấp CMND và chữ kỹ cá nhân.
- CMND bản sao có công chứng hoặc thẻ CCCD/hộ chiếu bản sao không cần công chứng.
- Hợp đồng thuê cửa hàng/địa điểm kinh doanh nếu bạn thuê cửa hàng. Trường hợp bạn không thuê thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hợp pháp.
Sau khi chuẩn bị đủ những giấy tờ trên, bạn hãy nộp tại Phòng kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện/quận nơi bạn mở cửa hàng. Nếu hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh chỉ trong khoảng 5 ngày làm việc. Trái lại, hồ sơ sẽ được trả về kèm theo lý do để bạn có căn cứ bổ sung hoặc chỉnh sửa.
Thủ tục đăng ký mở shop kinh doanh đồ thể thao không phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ
Kinh doanh shop đồ thể thao có cần đóng thuế hay không?
Mở shop kinh doanh đồ thể thao có cần đóng thuế hay không? Nếu có thì chủ shop cần đóng những loại thuế gì và mức đóng là bao nhiêu? Những thắc mắc này của bạn sẽ được bài viết giải đáp chi tiết ngay sau đây.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, sau khi mở cửa hàng bán đồ thể thao, bạn có nghĩa vụ đóng đầy đủ 3 loại thuế này cho nhà nước:
- Thuế giá trị gia tăng.
- Thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế môn bài.
Nhưng pháp luật cũng quy định thêm rằng nếu doanh thủ của cửa hàng trong năm dưới 100 triệu đồng thì sẽ được miễn thuế. Ngược lại, với doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thỉ chủ cửa hàng đóng thuế theo 3 bậc khác nhau:
- Bậc 1: Đóng 300 ngàn đồng/năm nếu doanh thu trong năm đạt từ 100 – 300 triệu đồng.
- Bậc 2: Đóng 500 ngàn đồng/năm nếu doanh thu trong năm đạt từ 300 – 500 triệu đồng.
- Bậc 3: Đóng 1 triệu đồng/năm nếu doanh thu trong năm đó đạt từ 500 triệu đồng – 1 tỷ đồng.
Pháp luật Việt Nam quy định chủ shop kinh doanh đồ thể thao phải đóng đủ thuế cho nhà nước
Kết luận
Vậy là bài viết vừa chia sẻ với bạn những kinh nghiệm hay trong kinh doanh đồ thể thao. Mong rằng qua đây, bạn đã nhìn thấy những lợi thế mình đang có và hạn chế còn tồn tại để hoàn thiện, tạo tiền đề vững chắc để mở shop. Chúc bạn luôn tự tin khi kinh doanh và có được nhiều khách hàng trung thành tìm đến với mình!
——————-
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>>> Xem thêm:
- 4 mô hình kinh doanh kem tươi phổ biến? Bí quyết kinh doanh kem tươi
- Sản phẩm số là gì? Bí kíp kinh doanh sản phẩm số siêu lợi nhuận
- 5+ Kinh nghiệm kinh doanh tiệm nail thành công, lợi nhuận cao