Mở đại lý sơn hay kinh doanh cửa hàng sơn nước là một ngành kinh doanh đang rất hot và đem lại lợi nhuận cao và bền vững mà không cần phải đầu tư quá nhiều chi phí. Tuy nhiên kinh doanh ngành hàng này không dễ dàng mới người mới bắt đầu, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng để không bị thất bại và thua lỗ khi kinh doanh.
1. Tổng quan trước khi mở đại lý sơn
1.1 Mở đại lý sơn cần đáp ứng những điều kiện gì?
Mở đại lý sơn cần đáp ứng những điều kiện gì?
Để mở đại lý sơn, có những điều kiện bạn cần biết và chuẩn bị những điều kiện cơ bản như sau:
Mặt bằng kinh doanh
Điều kiện đầu tiên cũng là điều kiện bắt buộc khi mở cửa hàng sơn nước. Cửa hàng cần phải rộng rãi, thoáng mát để trưng bày sản phẩm. Vị trí mở cửa hàng cần nằm trên những con đường lớn, giao thông thuận tiện và nhiều người qua lại. Bên cạnh đó nếu mở cửa hàng ở khu vực có những cửa hàng bán vật liệu xây dựng liên quan sẽ dễ để bạn thu hút được khách hàng.
Cần đủ vốn đề mở đại lý phân phối sơn
Bạn cần có một số vốn để nhập hàng và duy trì cửa hàng ở thời gian đầu trước khi có lợi nhuận. Bên cạnh đó cần có chi phí để làm bảng hiệu, kệ trưng bày, trang trí không gian cửa hàng…
Đầy đủ giấy tờ, thủ tục pháp lý đăng ký kinh doanh sơn
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ đăng ký thành lập đại lý sơn, danh sách thành viên sáng lập, chứng minh thư của thành viên sáng lập đại diện, các điều khoản.
Nhà phân phối sơn cần phải đảm bảo được việc hoàn thành chỉ tiêu hàng tháng tùy theo hãng sơn bạn đăng ký làm đại lý.
1.2 Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn?
Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn?
Vốn nhập đơn hàng đầu tiên
Đây là số tiền bạn cần phải bỏ ra để nhập đơn hàng đầu tiên. Bạn cần phải nhập đa dạng các loại sơn như: Sơn lót nội ngoại thất, sơn trắng trần, sơn chống thấm, sơn phủ, bột bả… để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Phần vốn này sẽ không cố định, tùy thuộc vào từng hãng và lượng hàng mà bạn nhập.
Vốn đầu tư cho cửa hàng
Là chi phí dùng để cọc mặt bằng, thuê mặt bằng, thuê nhân viên, chi phí đầu tư trang thiết bị cho cửa hàng,…
Vốn dự phòng
Là nguồn vốn dùng để sử dụng cho những tình huống phát sinh, khi cần nhập thêm hàng, trả tiền thuê nhân viên… dùng cho khoảng thời gian đầu khi chưa có nhiều lợi nhuận.
Tùy vào quy mô kinh doanh của từng người mà nguồn vốn là khác nhau, bạn cần xác định và tính toán chính xác trước khi đầu tư để không bị thiếu hụt, làm gián đoạn quá trình kinh doanh.
1.3 Phân loại các dòng sơn hiện có trên thị trường
Phân loại theo gốc
Nhìn chung các loại sơn nước có khả năng chống thấm phân loại theo gốc sẽ gồm 4 loại sau: Sơn gốc nước xi măng, Sơn chống thấm gốc Bitum Polymer, Sơn chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu, Sơn Chống thấm gốc PU-Polyurethane.
Phân loại theo sơn trong nhà
Sử dụng sơn chống thấm giúp bảo vệ khỏi nắng mưa, ẩm ướt và nấm mốc. Thực tế thì chúng ta chỉ quan tâm đến việc chống thấm ngoài trời mà quên mất chống thấm trong nhà. Điều này là sai lầm bởi không gian trong nhà có nhiều khu vực tiếp xúc với nước và khá là ẩm ướt.
Phân loại theo sơn ngoại thất
Sơn chống thấm ngoại thất ngoài công dụng chính là bảo vệ thì nó còn là vỏ bọc trang trí cho ngôi nhà, giúp tăng tuổi thọ cho ngôi nhà, công trình.
2. Các bước chuẩn bị thủ tục để trở thành đại lý sơn
Các bước chuẩn bị thủ tục khi mở đại lý sơn
Để chuẩn bị thủ tục trước khi mở đại lý sơn, bạn cần thực hiện 4 bước sau:
Bước 1: Ký hợp đồng hợp tác với một công ty sản xuất sơn để trở thành nhà phân phối chính thức. Đây là bước thực hiện sau khi bạn đã tìm kiếm và trao đổi với đơn vị sản xuất. Khi ký hợp đồng bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin xem có đúng như đã trao đổi hay không vì đây là cơ sở để giải quyết nếu như giữa hai bên có vấn đề gì xảy ra.
Bước 2: Đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh. Bạn cần có giấy phép kinh doanh để cửa hàng có thể hoạt động tại địa phương. Bên cạnh đó giấy phép kinh doanh sẽ giúp bạn niềm tin với khách hàng rằng cửa hàng bạn kinh doanh đàng hoàng và đáp ứng đủ các điều kiện để có thể kinh doanh.
Bước 3: Nhận sản phẩm về cửa hàng và bắt đầu tiến hành sắp xếp. Hàng hóa cần được sắp xếp gọn gàng và có không gian trống để khách hàng có thể thoải mái xem, lựa sản phẩm.
Bước 4: Khai trương cửa hàng và bắt đầu kinh doanh. Tới đây là cửa hàng bạn đã có thể bắt đầu hoạt động được rồi. Ngày khai trương sẽ giúp khách hàng biết đến đại lý của bạn nhiều hơn. Bạn có thể sử dụng các chương trình ưu đãi nhân dịp khai trương để tạo ấn tượng và thu hút khách hàng.
3. Nên làm đại lý sơn cấp 1, cấp 2 hay làm nhà phân phối?
3.1 Đại lý sơn cấp 1
Là hình thức kinh doanh bạn sẽ được nhập hàng trực tiếp từ nhà máy, và thông qua đại lý cấp 2 để phân phối sản phẩm và đưa các sản phẩm sơn đến tay người dùng.
3.2 Đại lý sơn cấp 2
Là hình thức kinh doanh bạn sẽ nhập hàng trực tiếp từ đại lý cấp 1 và chịu sự quản lý của đại lý cấp 1 về giá, chính sách bán hàng, chiết khấu,…
3.3 Nhà phân phối
Là hình thức kinh doanh bạn cũng sẽ nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất nhưng về bản chất là một nhà thầu độc lập, để bán lại cho các đại lý hoặc cửa hàng. Nếu muốn họ cũng bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối.
4. Cách chọn đúng công ty sơn để mở đại lý
4.1 Chất lượng sản phẩm
Cách chọn đúng công ty sơn để mở đại lý
Để có một sản phẩm sơn tốt bạn cần tìm hiểu kỹ các yếu tố sau:
- Một sản phẩm sơn tốt thì phải có độ bền ít nhất là 10 năm vì vậy để mở đại lý sơn bạn nên lựa chọn hãng sơn có mặt trên thị trường ít nhất là 10 năm.
- Nguồn nguyên liệu là yếu tố rất quan trọng, những hãng sơn sử dụng hóa chất của các tập đoàn đa quốc gia thường có chất lượng cao và có rất nhiều tính năng đặc biệt.
- Sản phẩm sơn tốt là sản phẩm có tính năng kháng kiềm, kháng muối tốt, vì vậy bạn phải tìm hiểu thêm về phương pháp test của hãng sơn về các tính năng này.
- Chống sọc đen là yếu tố vô cùng quan trọng? Sản phẩm sơn có tính năng này hay không?
- Bền màu, đây là tính năng vô cùng quan trọng của một sản phẩm sơn
- Chống bám bụi: Tính năng này ảnh hưởng rất lớn đến độ tươi sáng của màu sơn, một sản phẩm sơn tốt là sản phẩm sơn chống bay màu, bề mặt sơn sạch sẽ và tươi sáng sau nhiều năm sử dụng.
4.2 Đại lý sơn và các chính sách của đại lý sơn
5. Cách quản lý cửa hàng đại lý sơn hiệu quả
Phần mềm quản lý bán hàng của Haravan
Nếu bạn có ý định kinh doanh nghiêm túc, tiết kiệm thời gian khi vận hành cửa hàng, hãy tham khảo ngay phần mềm quản lý bán hàng của Haravan, sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề như:
- Quản lý đơn hàng mọi lúc, mọi nơi, trên một nền tảng. Từ hoạt động quét mã tính tiền, đến các hoạt động hỗ trợ đổi trả, giúp nhà bán hàng kiểm soát chặt chẽ mọi đơn hàng
- Quản lý tồn kho: Kiểm soát chính xác số lượng mặt hàng trong kho, tự động đồng bộ tồn kho đa kênh, chuẩn hóa toàn bộ quy trình từ khâu đặt hàng và nhập kho.
- Quản lý toàn bộ sản phẩm chặt chẽ đến từng hoạt động như cập nhật, phân loại, quản lý giá vốn sản phẩm,… Giúp bạn tìm kiếm và quản lý sản phẩm nhanh chóng, đưa ra các chiến lược marketing phù hợp để bán hàng
- Quản lý nhân viên tại chuỗi cửa hàng dễ dàng với tính năng chốt ca, quản lý tiền mặt theo ca chính xác, dễ dàng.
- Hỗ trợ hình thức khuyến mãi: giảm giá đơn hàng, giảm giá sản phẩm đồng giá, mã giảm giá,… Dễ dàng kiểm soát, quản lý và đưa ra hướng phát triển phù hợp cho sản phẩm
- Quản lý tập trung mọi dữ liệu khách hàng mua hàng, Lưu trữ thông tin liên hệ, lịch sử mua hàng, chi tiêu, tự động đồng bộ thông tin khách hàng từ đa kênh. Phân loại tệp khách hàng dễ dàng.
- Báo cáo doanh thu theo kênh, số đơn, sản phẩm bán chạy, nhân viên bán hàng giúp tối ưu hiệu quả vận hành
6. Kinh nghiệm mở đại lý sơn thành công
6.1 Khảo sát và nhạy bén với thị trường
Khảo sát và nhạy bén với thị trường
Bên cạnh đó bạn cũng cần trang bị những kiến thức về thị trường kinh doanh sơn để luôn nhạy bén với thị trường và có chính sách bán hàng cũng như hướng đi đúng đắn cho đại lý của bạn.
6.2 Tìm nhà phân phối sơn có nguồn hàng giá tốt, chất lượng cao
6.3 Tận dụng tối đa các kênh bán hàng
Tận dụng tối đa các kênh bán hàng
Kênh bán hàng online là rất cần thiết để bạn quảng bá đại lý của mình, tiếp cận khách hàng tiềm năng và thu hút khách hàng của bạn để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Kết hợp giữa 2 kênh bán hàng truyền thống và hiện đại sẽ giúp bạn kinh doanh dễ dàng và thuận tiện hơn.
7. Kết luận
- Tìm kiếm thu nhập khủng với mô hình kinh doanh đại lý
- Những điều nhất định phải biết khi kinh doanh cửa hàng sữa
- TOP các mô hình kinh doanh spa phổ biến nhất hiện nay