Vậy nhân viên kho là gì? Một nhân viên kho cần có những kỹ năng gì để đảm bảo hiệu suất công việc tốt? Hãy cùng Haravan tìm hiểu ngay ở bài viết này nhé!
1. Nhân viên kho là gì?
Nhân viên kho – Một vị trí quan trọng trong quản lý kho của doanh nghiệp!
Nhân viên kho hay còn gọi là thủ kho, là người làm việc ở kho hàng, đảm nhiệm các công việc như nhập, xuất, bảo quản, lập phiếu xuất/nhập kho, chịu trách nhiệm lưu kho để phục vụ cho mục đích lưu trữ để kinh doanh, tránh thất thoát, hư hỏng hàng hóa hay gian lận.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng cần nhân viên kho để đảm bảo hoạt động quản lý hàng tồn kho được thực hiện tốt, giảm thiểu những rủi ro thất thoát hàng hóa, hàng hết hạn,…
2. Mô tả công việc nhân viên kho là làm gì?
- Quản lý hồ sơ của kho: quản lý hồ sơ kho để giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tìm kiếm, quản lý thông tin nhanh chóng, dễ dàng hơn. Những hồ sơ mà nhân viên kho cần lập bao gồm sơ đồ kho thể hiện toàn bộ lối đi và khu vực sắp xếp sản phẩm; ghi thẻ bài bao gồm mã hàng hóa, kích thước, màu sắc, hạn sử dụng,…; tạo mã vạch sản phẩm giúp quản lý và truy xuất thông tin nhanh chóng hơn;…. Tùy theo quy mô kinh doanh của từng doanh nghiệp mà những hồ sơ cần lập này sẽ khác nhau để đáp ứng những nhu cầu khác nhau.
- Chịu trách nhiệm về thủ tục xuất nhập kho: đây chắc hẳn là công việc mà nhân viên kho nào cũng cần phải thực hiện thường xuyên. Nhân viên kho cần đảm bảo các giấy tờ liên quan đến thủ tục nhập xuất kho được lập chính xác, đúng quy định mỗi khi cần để hoạt động này được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhân viên kho cũng cần kiểm tra, đối chiếu thông tin hàng hoá, số lượng, mẫu mã và ghi phiếu xuất/nhập kho trên 2 bản để tiến hành báo cáo định kỳ.
Nhân viên kho chịu trách nhiệm thủ tục xuất nhập kho
- Quản lý hàng hóa tồn kho: đây là công việc quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân viên kho cần kiểm tra hàng hóa thường xuyên để đảm bảo việc bảo quản hàng hóa vẫn tốt, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó cần thường xuyên theo dõi và cập nhật hàng tồn kho để có kế hoạch nhập xuất hàng kịp thời, đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, tránh nhập nhiều dẫn đến ứ đọng hàng hóa.
- Sắp xếp và quản lý hàng hóa trong kho: sắp xếp hàng hóa khoa học giúp tiết kiệm không gian, diện tích kho hàng. Nhân viên kho cần phân chia và sắp xếp hàng hóa theo các tiêu chí nhất định để dễ dàng tìm kiếm. Để có phân chia và sắp xếp hàng hóa một cách khoa học, bạn có thể phân loại hàng hóa càng chi tiết càng tốt như phân chia theo loại hàng, kích thước, màu sắc, hạn sử dụng,….
- Kiểm kê số lượng hàng hóa trong kho: kiểm kê số lượng hàng hóa cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo số lượng thực tế không bị chênh lệch so với số lượng trên báo cáo. Nếu phát hiện lệch cần báo cáo ngay lên cấp trên để được xử lý kịp thời.
3. Để trở thành nhân viên kho cần trau dồi những tố chất và kỹ năng gì?
Những kỹ năng cần có của nhân viên kho
- Kỹ năng kiểm tra, lập phiếu xuất – nhập kho: nhiệm vụ chính và quan trọng của nhân viên kho là tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hóa đơn, chứng từ, biên bản giao nhận hàng hóa, giấy tờ yêu cầu xuất, nhập kho hay lưu chuyển hàng hóa,… do đó kỹ năng này một kỹ cần vô cùng quan trọng. Bạn cần dành thời gian tìm hiểu và cách lập các giấy tờ thường gặp trong quản lý kho để đảm bảo tính chính xác và không mắc sai lầm khi làm việc.
- Kỹ năng sắp xếp và quản lý hàng hóa: để thực hiện tốt việc sắp xếp và quản lý kho một cách khoa học thì trước hết bạn phải có sự am hiểu cơ bản về các loại hàng hóa với kích thước, mẫu mã và giá thành khác nhau để có sự phân chia, sắp xếp cho hợp lý. Việc này không chỉ giúp cho nhân viên kho dễ dàng quản lý hàng hóa, tiết kiệm không gian và diện tích kho mà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và tối ưu quy trình vận hành.
- Kỹ năng kiểm kê hàng hóa trong kho: kỹ năng kiểm kê hàng hóa bao gồm các kỹ năng như kiểm đếm số lượng hàng thực tế và hệ thống, kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm kê sản phẩm trước khi nhập kho,… muốn làm những việc này tốt bạn cần phải hiểu rõ về sản phẩm và theo dõi hoạt động xuất, nhập hàng thật tốt.
- Kỹ năng làm việc nhóm: nhân viên kho không làm việc một mình mà sẽ kết hợp với những bộ phận khác để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ, do đó kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng. Bạn cần có kỹ năng biết lắng nghe ý kiến của những người xung quanh và kỹ năng trình bày, phản biện để trình bày ý kiến của mình tránh gây ra mâu thuẫn nội bộ.
4. Những lưu ý cần tránh khi làm nhân viên kho giúp đạt hiệu quả cao:
Những lưu ý cần tránh của nhân viên kho
- Khi kiểm hàng bạn cần kiểm tra số lượng, mẫu mã, hạn sử dụng của hàng để có kế hoạch bán hàng kịp thời, tránh để tình trạng hàng hết hàng mới phát hiện vì sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
- Bạn phải luôn kiểm soát các hoạt động của đồng nghiệp trong kho nếu bạn giữ vị trí quản lý để nắm bắt được vấn đề kịp thời, đưa ra phương án xử lý phù hợp.
- Bạn cần kiểm đếm số lượng hàng thường xuyên để đảm bảo số lượng hàng tồn kho ở mức quy định. Nếu hàng tồn kho ở mức tối thiểu, rất dễ không giao hàng đúng hạn, còn nếu hàng tồn kho ở mức tối đa rất dễ gây ra tình trạng ứ đọng hàng hóa.
- Bạn cần gắn nhãn và sắp xếp hợp lý sản phẩm hợp lý. Nếu sắp xếp hàng hóa không logic dễ dẫn đến tình trạng hàng khó tìm, chiếm nhiều diện tích kho, phát sinh thêm phí quản lý.
- Bạn cần nhập dữ liệu chính xác vì chỉ cần có sai sót thì cần phải kiểm kê và rà soát lại toàn bộ kho và việc này làm mất rất nhiều thời gian.
5. Quản lý kho đơn giản và hiệu quả nhờ sử dụng phần mềm:
Phần mềm quản lý kho hàng hóa Haravan
Với Haravan tất cả những công việc quản lý kho hàng chỉ cần thực hiện và theo dõi tại một hệ thống duy nhất:
- Kiểm soát chính xác số lượng tồn kho: Đưa toàn bộ dữ liệu thông tin sản phẩm lên kho online Haravan thật dễ dàng và Quản lý số lượng, mã hàng, biến thể sản phẩm… chi tiết, chính xác tại từng kho hàng.
- Tự động cập nhật tồn kho: Mỗi đơn hàng phát sinh phần mềm quản lý kho Haravan sẽ tự động trừ và cập nhật tồn kho giúp chủ shop cân đối tỷ lệ hàng tồn kho hợp lý, hiệu quả giữa các kênh bán và kho hàng
- Quản lý điều chuyển hàng hóa giữa nhiều kho: Dễ dàng điều chuyển hàng hóa giữa các kho hàng đảm bảo không bị thiếu hàng hoặc thừa hàng, giúp linh hoạt phân bổ hàng hóa cũng như đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu mua hàng.
- Ra quyết định nhập hàng nhanh chóng: Giúp bạn nắm bắt nhu cầu mua – bán, lượng tồn kho thực tế, đơn hàng chưa giải quyết, mặt hàng bán chạy để ra quyết định nhập hàng nhanh chóng, cân đối và tránh thiếu hụt
- Thanh toán, công nợ nhà cung cấp: Theo dõi được khoản nợ phải thu và khoản nợ phải trả với Nhà cung cấp trong khoản thời gian nhất định.
- Quy trình Đặt hàng – Nhập kho chuyên nghiệp: Quản lý kế hoạch đặt hàng từ nhà cung cấp và linh hoạt nhập hàng về từng kho, bộ phận thu mua sẽ lên danh sách sản phẩm cần nhập giá cả, số lượng và quản lý tiến độ giao hàng của nhà cung cấp.
- Quản lý tồn kho hiệu quả với bộ 5 báo cáo chuẩn: 5 báo cáo về Tồn kho, Điều chỉnh sản phẩm, Điều chuyển kho, Theo dõi lượng hàng hoá mua vào bán ra ở các kho và Báo cáo xuất nhập tồn chi tiết theo biến thể sản phẩm giúp bạn hiểu rõ tình trạng hàng hóa trong kho từ đó đưa ra kế hoạch cung cứng phù hợp, gia tăng hiệu quả kinh doanh.
- Thúc đẩy tăng trưởng hơn: Việc quản lý hàng tồn kho thường xuyên, nắm bắt các số liệu tồn kho cũng như báo cáo kinh doanh giúp bạn biết được đâu là những mặt hàng đang bán chạy để có kế hoạch nhập thêm kịp thời. Đối với những mặt hàng đang ế và còn tồn đọng nhiều trong kho nhiều, bạn có thể kịp thời đưa ra những chính sách giảm giá, khuyến mãi hợp lý
6. Tổng kết:
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Hàng tồn kho là gì? Kinh nghiệm quản trị hàng tồn kho cho mọi chủ shop
Hướng dẫn từ A – Z cách sắp xếp kho hàng khoa học và gọn gàng
Sắp xếp kho theo 5S – Giải pháp quản lý kho hàng đem lại hiệu quả cao