Muốn kinh doanh mặt hàng đồ lưu niệm, những kinh nghiệm mở cửa hàng lưu niệm là điều bạn không thể không quan tâm. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi khám phá những bí kíp giúp bạn xóa bỏ nỗi sợ và dũng cảm bắt đầu hành trình của mình nhé.
1. Kinh nghiệm mở cửa hàng lưu niệm với 6 bước đơn giản
1.1 Xác định thị trường và phân khúc khách hàng
Bắt đầu kinh doanh shop đồ lưu niệm, bạn cần khảo sát thị trường. Trong đó, ba yếu tố bạn cần chú ý để có thể định hướng việc bán quà lưu niệm là:
Khảo sát thị trường
Khảo sát thị trường gắn với việc xác định địa điểm, mặt hàng và nghiên cứu đối thủ. Hãy tiến hành quan sát, tìm hiểu xem:
Tại nơi bạn dự định mở cửa hàng đồ lưu niệm, có đối thủ nào không? Giá cả, khách hàng tiềm năng của họ là gì? Điểm gì ở cửa hàng kinh doanh của họ khiến bạn ấn tượng? Họ còn hạn chế gì trong kinh doanh đồ lưu niệm không? Bạn có thể làm gì để khắc phục hạn chế của họ?
Nếu tại nơi bạn sống không có cửa hàng đồ lưu niệm, bạn cần khảo sát những cửa hàng ở địa phương khác để hiểu về giá cả, về trang trí, về lan tỏa giá trị,…
Ngoài ra, bạn còn cần xác định các vấn đề về dân cư như:
Khu vực bạn mở shop đồ lưu niệm có đông dân không cư không?
Mức sống của dân cư ở đây như thế nào?
Nhu cầu mua đồ lưu niệm của họ cao hay thấp?
Xác định mặt bằng mở shop quà lưu niệm qua khảo sát
Phác họa chân dung khách hàng
Từ bước khảo sát thị trường, bạn có thể dễ dàng phác họa chân dung khách hàng tiềm năng.
Bạn hãy hoạch định cụ thể phân khúc khách hàng để khoanh vùng chân dung khách mua hàng lưu niệm rõ ràng nhất. Việc xác định chân dung khách hàng cần được còn là cơ sở cho việc chọn mặt bằng kinh doanh, chọn mặt hàng, quyết định giá cả kinh doanh, trang trí và sắp xếp cửa hàng sao cho phù hợp, bắt mắt.
Đối tượng khách hàng của cửa hàng lưu niệm có thể là:
Học sinh, sinh viên
Cửa hàng phải có những mặt hàng đồ lưu niệm mang bắt trend, màu sắc và mẫu mã đa dạng, giá cả phải chăng, trang trí sặc sỡ, các mặt hàng lưu niệm có cá tính cao,…Và địa điểm mở shop phải gần các trường học.
Dân công sở
Phong cách của cửa hàng lưu niệm cần tinh giản, nhẹ nhàng, không sặc sỡ, có giá trị sử dụng cao và giá cả có thể đa dạng (có giá cao, giá bình dân). Và địa điểm phù hợp cho shop đồ lưu niệm là gần các công ty hoặc trung tâm thương mại.
Khách du lịch
Nếu chọn bán hàng lưu niệm cho khách du lịch thì nên chọn địa điểm gần các du lịch hoặc tuyến đường nghỉ chân của khách.
Các món đồ lưu niệm cần đậm tính truyền thống và có giá trị văn hóa của đất nước Việt Nam để khách có thể làm quà tặng khi về nước. Nên tập trung vào những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, những đồ handmade nhỏ nhắn.
Cửa hàng lưu niệm dành cho khách du lịch
1.2 Chuẩn bị vốn và xác định hình thức kinh doanh shop đồ lưu niệm
Vốn mở shop đồ lưu niệm
Một trong những kinh nghiệm mở cửa hàng lưu niệm dành cho người mới đó là vấn đề chuẩn bị vốn. Khoản tiền tối thiểu bạn cần để bắt đầu là 50 triệu đồng. Trong đó:
Thuê mặt bằng
Hợp đồng thuê nhà thường có kỳ hạn ngắn nhất là 3 tháng. Chi phí bạn cần bỏ ra ở các địa điểm khác nhau sẽ có sự chênh lệch. Nhưng nhìn chung, chi phí rơi vào 15 – 20 triệu đồng.
Nếu đó là cửa hàng của gia đình thì bạn sẽ tiết kiệm được khoản chi phí lớn. Việc bạn cần làm chỉ là trang trí sao cho bắt mắt.
Sửa chữa, trang trí cửa hàng đồ lưu niệm
Chi phí này tùy vào sở thích và tùy vào cơ sở vật chất bạn có. Mức giá chung rơi vào 10 triệu đồng.
Ngoài ra, các vấn đề khác cần quan tâm là:
Nguồn hàng: Chi phí khoảng 5 – 10 triệu đồng tùy quy mô
Thuê nhân viên: Nếu bạn không có thời gian sát sao với cửa hàng thì việc thuê nhân viên hỗ trợ sẽ giúp cửa hàng đồ lưu niệm được vận hành trơn tru.
Marketing cửa hàng: Có thể khuyến mãi, tờ rơi, chạy quảng cáo trên Facebook,…
Tạo lập website và fanpage bán hàng
Hình thức kinh doanh đồ lưu niệm
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, ngoài việc mở cửa hàng bán trực tiếp thì bạn có thể lựa chọn kinh doanh online. Với sản phẩm như đồ lưu niệm, kết hợp cả hai hình thức bán hàng trực tiếp và bán hàng online sẽ giúp tăng hiệu quả kinh doanh.
Có thể tạo lập kênh online như fanpage Facebook, Tiktok, Shopee để tăng độ nhận diện và giúp khách hàng thấy được những đồ lưu niệm độc đáo của shop bạn.
Shop đồ lưu niệm trong mua bán online
1.3 Tìm nguồn hàng và định giá sản phẩm
Nguồn hàng cần được nhập thường xuyên và cần được cung cấp tại bên uy tín.
Một số gợi ý về nhập hàng cho người mới bắt đầu kinh doanh cửa hàng lưu niệm là:
Lấy hàng tại những cửa hàng lưu niệm lớn: Tuy nhanh gọn nhưng bù lại giá thành sẽ có phần cao và bạn cần cân nhắc. Có thể lấy một lượng hàng nhỏ để khảo sát thử trước.
Chợ đầu mối: Đây là địa điểm được nhiều chủ shop bán quà lưu niệm tin tưởng. Bởi, ở đây có nguồn hàng phong phú, giá cả phải chăng. Nhưng cũng đòi hỏi người bán phải chịu khó “săn lùng” thì mới có được những mặt hàng ưng ý. Một số chợ đầu mối nổi tiếng ở khu vực phía nam là chợ Bình Tây, Kim Biên, An Đông, còn ở miền bắc, các chủ cửa hàng lưu niệm có thể tìm đến chợ Đồng Xuân, Hàng Mã, chợ Ninh Hiệp, Hàng Đào,…
Nhập hàng trực tiếp từ xưởng: Bạn cần tìm kiếm các địa chỉ xưởng chuyên sản xuất hàng lưu niệm. Có thể đến các làng nghề khảo sát để mua sỉ và có thể đặt hàng theo yêu cầu của khách.
Từ việc tìm, nhập nguồn hàng, chi phí bỏ ra ban đầu mà bạn có định giá sản phẩm trong cửa hàng. Trong quá trình định giá sản phẩm, cần chú ý về việc hoàn vốn để không định giá nhầm, sai lệch về hàng lưu niệm.
Chợ Đồng Xuân, địa điểm cung cấp hàng sỉ, lẻ cho shop đồ lưu niệm
1.4 Lên kế hoạch marketing cửa hàng
Kế hoạch marketing cửa hàng cần được thực hiện một cách chủ động qua việc trang trí, sắp xếp hàng hóa ở cửa hàng quà lưu niệm.
Đặt các mặt hàng “hot” ở mặt tiền
Đây sẽ là những mặt hàng “mồi” giúp khách muốn vào thăm ngắm, chọn lựa sản phẩm trong cửa hàng.
Đó có thể là những món đồ lưu niệm có lượng người mua ổn định: đồng hồ, gấu bông, khung cảnh, móc khóa,…; hoặc là những mặt hàng mang tính thời vụ như hoa giả, socola, thiệp,…
Tên cửa hàng thu hút, bắt mắt
Có thể áp dụng cách câu kéo khách hàng bằng những tên cửa hàng độc lạ và trang trí sinh động. Có thể chọn để biển tên dạng chữ cách điệu và trang trí hiệu ứng. Không nên chọn những biển hiệu khô cứng dạng trang trí quán ăn, quán sửa chữa,…
Khuyến mãi và tặng kèm quà
Có thể tặng khách dịch vụ gói quà hoặc ưu đãi như rút thăm trúng thưởng. Ngoài ra, có thể tổ chức chức mini game để phủ sóng sản phẩm.
1.5 Lên ý tưởng trang trí cửa hàng đồ lưu niệm
Việc lên ý tưởng trang trí cửa hàng bán đồ lưu niệm là vô cùng quan trọng vì nó giúp tạo ấn tượng ban đầu và thu hút khách hàng. Một cửa hàng được trang trí đẹp mắt và hấp dẫn sẽ tạo ra sự chuyên nghiệp và tin tưởng từ phía khách hàng. Đồng thời, trang trí tốt còn thể hiện sự chăm sóc và tình yêu của chủ cửa hàng đối với sản phẩm và khách hàng.
Bằng cách sử dụng màu sắc phù hợp, bố cục hợp lý và ánh sáng tạo điểm nhấn, cửa hàng sẽ tạo ra một không gian độc đáo và thuận tiện cho khách hàng lựa chọn và khám phá các sản phẩm đồ lưu niệm. Ngoài ra, việc sử dụng signage rõ ràng và thông tin chi tiết về sản phẩm cũng giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn những món đồ lưu niệm mà họ quan tâm.
1.6 Triển khai cửa hàng kinh doanh đồ lưu niệm lên các nền tảng online
Triển khai các cửa hàng kinh doanh đồ lưu niệm lên các nền tảng xã hội online mang lại nhiều lợi ích đáng kể.
- Tiếp cận đông đảo khách hàng:
Sử dụng các nền tảng xã hội online như Facebook, Instagram, Twitter, hoặc TikTok cho phép bạn tiếp cận một lượng khách hàng lớn, bao gồm cả đối tượng khách hàng tiềm năng trên toàn quốc và thế giới. Các nền tảng này có số lượng người dùng hàng tỉ và cho phép bạn tăng cường sự nhận biết thương hiệu và tạo sự tương tác với khách hàng tiềm năng.
- Xây dựng thương hiệu và tạo lòng tin:
Tận dụng sức mạnh của các nền tảng xã hội để xây dựng và thúc đẩy thương hiệu của cửa hàng. Bạn có thể chia sẻ những hình ảnh đẹp, câu chuyện, và giá trị độc đáo của các sản phẩm lưu niệm để thu hút sự quan tâm và tạo lòng tin từ khách hàng.
- Tương tác và giao tiếp:
Các nền tảng xã hội cung cấp một phương tiện để tương tác và giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Bạn có thể trả lời câu hỏi, cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, và xử lý các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Điều này tạo ra một trải nghiệm mua sắm tương tác và cá nhân hơn, giúp tăng cường mối quan hệ và sự tận hưởng của khách hàng.
Trưng bày mặt hàng “hot” tại cửa hàng lưu niệm
2. 3 “không” người mới nên tránh khi kinh doanh đồ lưu niệm
2.1 Không cập nhật xu hướng
Nhiều người kinh doanh cửa hàng lưu niệm trong thời gian đầu thường xuyên có tâm lí ôm hàng để được giá. Do đó, các mặt hàng tồn đọng rất nhiều và gây khó khăn tài chính nên không thể cập nhật xu hướng quà lưu niệm mới.
Giải pháp để có thể cập nhật xu hướng thường xuyên đó là thăm dò thị trường để xem trend nào đang hot, màu sắc nào đang được yêu thích, cũng có thể tạo khảo sát trên fanpage để hỏi ý kiến số đông để cập nhật hàng hóa.
Shop đồ lưu niệm cung cấp dịch vụ gói quà theo yêu cầu
2.2 Không lên kế hoạch thu chi, marketing
Kinh doanh đòi hỏi xoay vòng vốn và cũng yêu cầu người bán hàng giữ một cái đầu lạnh. Bạn có thể sử dụng excel hoặc tính toán thủ công, đó là tùy sở thích. Nhưng nhất định phải phân định rõ:
Lãi của một sản phẩm được bán ra?
Hoàn vốn là bao nhiêu?
Sau bao lâu thì hoàn vốn thành công?
Sản phẩm nào nên được đẩy mạnh và sản phẩm nào cần “xóa sổ”?
Marketing bằng cách tổ chức mini game phù hợp hay tặng quà đi kèm?
2.3 Không “nâng cấp” cửa hàng với các dịch vụ đi kèm
Nếu cứ khư khư “ếch ngồi đáy giếng”, không sớm thì muộn, cửa hàng lưu niệm của bạn cũng sẽ gặp phải khó khăn. Một vài gợi ý giúp “nâng cấp” shop đồ lưu niệm là:
Tìm hiểu cách gói quà nghệ thuật: Bạn có thể tặng dịch vụ gói quà cho khách
Thay đổi trang trí cửa hàng để tạo sự mới lạ: Đừng chỉ cố nhồi nhét sản phẩm, hãy thử tạo một không gian check in đẹp để hút khách
Tổ chức workshop làm một món quà lưu niệm handmade như thêu nổi, như vẽ tranh với giá ưu đãi. Và bạn cần phải rèn luyện tay nghề để tham gia cùng khách hàng.
Trưng bày đồ lưu niệm đẹp mắt nhân dịp Valentine
3. Cách marketing cửa hàng lưu niệm bạn có thể tham khảo
3.1 Marketing “truyền miệng”
Bạn hãy luôn tử tế, thân thiện với khách hàng. Đó chính là con đường marketing giúp khách hàng sẵn sàng quay lại cửa hàng lưu niệm và giới thiệu thêm bạn bè.
Đồng thời, có thể âm thầm tạo trend bằng việc mời khách hàng trải nghiệm một món đồ lưu niệm mới: có thể là những đồ vật nhỏ như vòng tay, móc khóa handmade độc đáo, thẻ gắn tên,…Có thể những khách hàng khác thấy hay ho, thú vị và sẽ tìm đến cửa hàng của bạn.
Ngay cả khi không tạo được hiệu ứng đám đông như mong muốn thì cách làm kia cũng là một hình thức tri ân khách hàng thân thiết.
3.2 Marketing cửa hàng lưu niệm bằng việc kết hợp với cơ quan, tổ chức
Bạn có thể đề nghị hợp tác với trường học, với công ty để làm đơn vị tài trợ cho giải thưởng, hoặc hoạt động nào đó của công ty, nhà trường.
Chỉ cần bỏ ra một chút chi phí nhưng bạn đã có thể quảng cáo thương hiệu của cửa hàng lưu niệm. Ngoài ra, trở thành đơn vị tài trợ cũng giúp bạn tạo được niềm tin, độ tin cậy với nhiều khách hàng tiềm năng.
Đồ lưu niệm cho hoạt động marketing kết hợp với cơ quan, tổ chức
3.3 Marketing thông qua các nền tảng xã hội
Chinh phục khách hàng mới của bạn chỉ qua tin nhắn
4. Kinh nghiệm mở cửa hàng lưu niệm thành công cho người mới bắt đầu
Mở cửa hàng lưu niệm có thể là một ý tưởng kinh doanh đầy thú vị và hấp dẫn cho người mới bắt đầu. Tuy nhiên, thị trường cạnh tranh là rất khắc nghiệt, để hạn chế rủi ro và đạt kết quả tốt, bạn có thể tham khảo những lưu ý dưới đây:
- Nghiên cứu thị trường: Trước khi bắt đầu kinh doanh, hãy nghiên cứu kỹ thị trường địa phương và mục tiêu của bạn. Tìm hiểu nhu cầu và sở thích của khách hàng để chọn đúng mặt hàng lưu niệm phù hợp.
- Lựa chọn vị trí và không gian cửa hàng: Chọn vị trí thuận lợi và tiếp cận dễ dàng cho khách hàng. Khi chọn không gian cửa hàng, cân nhắc kích thước và trang trí sao cho phù hợp với phong cách đồ lưu niệm bạn muốn kinh doanh.
- Xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp: Tìm nhà cung cấp uy tín và đáng tin cậy để cung cấp các sản phẩm lưu niệm chất lượng, đa dạng và giá cả hợp lý.
- Tạo sản phẩm độc đáo: Hãy thử tạo ra những sản phẩm lưu niệm độc đáo và đặc biệt mà chỉ có ở cửa hàng của bạn. Sự độc đáo này sẽ thu hút sự quan tâm của khách hàng.
- Xây dựng hệ thống cửa hàng trực tuyến: Nền tảng trực tuyến giúp bạn tiếp cận đến đông đảo khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Xây dựng một trang web và/hoặc trang mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm và giữ liên lạc với khách hàng.
- Marketing và quảng bá: Sử dụng các phương tiện quảng cáo truyền thống như bảng hiệu, tờ rơi, voucher giảm giá, sự kiện khai trương,… để quảng bá cửa hàng của bạn. Ngoài ra, tận dụng mạng xã hội và tiếp thị trực tuyến để tiếp cận đến khách hàng tiềm năng.
- Dịch vụ khách hàng: Tạo trải nghiệm mua sắm thú vị và thoải mái, đáp ứng nhanh chóng và tận tình với mọi yêu cầu của khách hàng.
- Giá cả cạnh tranh: Đảm bảo định giá cạnh tranh và hợp lý để thu hút khách hàng và duy trì tính cạnh tranh trên thị trường.
- Phân tích doanh số bán hàng: Theo dõi và phân tích doanh số bán hàng, các sản phẩm bán chạy, và các xu hướng mua sắm để điều chỉnh chiến lược kinh doanh của bạn theo thời gian.
Lưu ý rằng kinh doanh đồ lưu niệm cũng có thể gặp một số thách thức nhất định, đòi hỏi sự kiên nhẫn và chủ động trong việc thích nghi với thị trường. Để thành công, hãy luôn cập nhật với các xu hướng mới và giữ cho cửa hàng luôn mới mẻ, hấp dẫn với khách hàng.
5. Kết luận
Trên đây là những kinh nghiệm mở cửa hàng lưu niệm giúp bạn có thêm động lực trên hành trình kinh doanh. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm một nguồn tham khảo và bắt tay cho hành trình mới nhiều khó khăn nhưng cũng rất thú vị này.
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan Omnichannel là sự lựa chọn hàng đầu, giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng.
Một số tính năng nổi bật của Haravan Omnichannel như:
▪️ Quản lý tồn kho: Tự động đồng bộ và cập nhật số lượng tồn kho đa kênh khi có đơn hàng mới ở bất kỳ kênh nào, giúp nắm bắt chính xác số lượng tồn kho, giảm sai sót thất thoát hàng hoá.
▪️ Quản lý đơn hàng: Tự động cập nhật đơn hàng mới, kiểm tra và xử lý đơn hàng loạt từ các kênh bán về một hệ thống quản lý duy nhất, cùng với bộ lọc thông minh giúp xử lý đơn hàng nhanh chóng.
▪️ Quản lý sản phẩm: Quản lý giá vốn, giá bán sản phẩm tập trung từ tất cả các kênh. Quản lý và cập nhật sản phẩm hàng loạt theo tên, mã sản phẩm, barcode, số lượng nhập, xuất, tồn kho, theo lô, hạn sử dụng
▪️ Quản lý vận chuyển: Tích hợp hơn 15 đơn vị vận chuyển phổ biến. Dễ dàng thao tác chuyển đơn, theo dõi tình trạng đơn hàng, quản lý thu hộ COD và đối soát vận chuyển minh bạch.
>> Bạn muốn tìm hiểu thêm về Haravan Omnichannel? Khám phá ngay:
>> Bài viết cùng chủ đề:
Cách mở cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm siêu lợi nhuận
Những ý tưởng kinh doanh ít vốn, nhỏ lẻ mà vẫn hiệu quả