Ngày nay, mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi ngày càng phát triển tại Việt Nam. Để kinh doanh một cửa hàng tiện lợi thành công thì kinh nghiệm chính là chìa khóa. Bài viết dưới đây Haravan sẽ bật mí cho bạn những kinh nghiệm để mở cửa hàng tiện lợi thành công và thu lợi nhuận cao.
1. Cửa hàng tiện lợi là gì?
Xét về đặc điểm thì cửa hàng tiện lợi khá giống với một cửa hàng tạp hóa hay một siêu thị thu nhỏ. Nhưng mô hình cửa hàng tiện lợi lại có một số ưu điểm nổi trội hơn các mô hình khác như:
- Ưu tiên phục vụ cho người trẻ, những người năng động.
- Phục vụ những cả những đồ ăn nhanh như mì tôm, xúc xích, bánh mì, bánh bao,…
- Luôn mở cửa 24/24.
Cửa hàng tiện lợi là gì?
Mô hình cửa hàng tiện lợi thường được mở ở khu vực các thành phố lớn, những nơi có mật độ dân cư đông đúc, đông người qua lại và đối tượng phục vụ chủ yếu là học sinh, sinh viên.
Hiện nay, trên thị trường cũng có khá nhiều thương hiệu cửa hàng tiện lợi của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như Circle K (Mỹ), MiniStop (Nhật Bản), B’sMart (Thái Lan),…
2. Ưu điểm của mô hình cửa hàng tiện lợi
Việc mở cửa hàng tiện lợi sẽ có rất nhiều những lợi thế mà có thể thu hút được nhiều khách hàng như:
- Cửa hàng có tính thẩm mỹ cao.
- Cửa hàng có tính chuyên nghiệp.
- Có chỗ cho khách hàng ngồi lại thưởng thức đồ ăn, đồ uống.
- Đem lại sự thoải mái cũng như sự thuận lợi cho khách hàng.
3. Mở cửa hàng tiện lợi cần bao nhiêu vốn?
3.1 Chi phí thuê mặt bằng
Hầu hết các cửa hàng tiện lợi ngày nay đều mở ở gần khu dân cư, gần các trường học, bệnh viện, gần đường cao tốc,… bởi những nơi này có đông người qua lại, nhu cầu tiêu dùng của họ lại cao. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cân nhắc về số vốn hiện có để có thể lựa chọn được một địa điểm kinh doanh cửa hàng tiện lợi phù hợp.
3.2 Chi phí nhập hàng
Ban đầu, bạn nên nhập những mặt hàng cần thiết, thông dụng với nhiều người tiêu dùng như trái cây, rau củ, đồ uống, sữa, bánh kẹo,… Dần dần, khi đã kinh doanh cửa hàng tiện lợi ổn định, thì bạn mới nên nhập thêm các mặt hàng độc lạ, ít có trên thị trường để có thể thu hút được khách hàng đến cửa hàng. Ngoài ra, bạn có thể hợp tác mở cửa hàng tiện lợi với một số cơ sở bán sỉ với giá thành tốt để có thể nhập thêm được nhiều mặt hàng uy tín mà không lo về giá.
Chi phí nhập hàng cho cửa hàng tiện lợi
Bên cạnh đó, hãy để ý xem địa điểm cửa hàng tiện lợi của bạn nằm ở vị trí nào, dựa theo nhóm khách hàng mục tiêu rồi bạn hãy quyết định những sản phẩm chính sẽ bán trong cửa hàng của mình. Nếu mô hình siêu thị tiện lợi của bạn mà gần các trường học, thì bạn nên ưu tiên các sản phẩm bánh kẹo, đồ ăn vặt nhỏ, giá thành thấp nhưng đa dạng mẫu mã. Còn nếu mô hình siêu thị tiện lợi của bạn mà ở gần các khu dân cư, gần các văn phòng thì nên ưu tiên các sản phẩm tươi sống và các đồ ăn nhanh,…
3.3 Chi phí thiết kế không gian, trang thiết bị
Đặc điểm của cửa hàng tiện lợi là khách hàng sẽ được tương tác trực tiếp với hàng hóa. Vậy nên, khi kinh doanh cửa hàng tiện lợi, bạn nên thiết kế không gian cửa hàng sao cho thật tinh giản, gọn gàng, sạch sẽ để có thể khiến khách hàng cảm thấy thoải mái khi lựa chọn hàng hóa.
Kinh nghiệm mở cửa hàng tiện lợi của những người trong ngành là hãy xếp hàng hóa thật khoa học và gọn gàng. Bạn có thể sắp xếp chúng theo danh mục, theo màu sắc,… Một bí kíp đó nữa là hãy sắp xếp các món có liên quan như mì tôm, xúc xích, cháo ăn liền ở gần nhau cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm.
3.4 Chi phí thuê nhân viên
Chi phí thuê nhân viên cho cửa hàng tiện lợi
Còn với mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi vừa và lớn, thì bạn sẽ mất một khoản chi phí để thuê nhân viên làm các công việc như bán hàng, quản lý kho,…
3.5 Chi phí phát sinh khác
Khi kinh doanh cửa hàng tiện lợi, bạn nên tính toán trước các khoản chi phí có thể phát sinh khác. Hãy trích một phần chi phí mở cửa hàng tiện lợi để dự trù và có thể chi trả cho các khoản phí phát sinh khác như bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị trong cửa hàng, chi phí marketing,…
4. Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng tiện lợi
4.1 Xác định mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi
Điển hình như bạn có thể dựa trên thời vụ và doanh số bán hàng. Điều này sẽ giúp bạn kinh doanh cửa hàng tiện lợi một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Ví dụ, mùa hè nóng nực, thì bạn nên nhập các mặt hàng mát mẻ như kem, nước ngọt, bia,… để có thể thu hút thêm người mua và thúc đẩy doanh số bán hàng
Nói chung, tùy vào thời điểm thích hợp mà bạn nên lựa chọn và quảng bá sản phẩm phù hợp. Đây sẽ là một trong những chiến lược có thể giúp bạn kinh doanh cửa hàng tiện lợi lâu dài và có thể cạnh tranh với những đối thủ khác trên thị trường.
4.2 Tìm kiếm mặt bằng mở cửa hàng tiện lợi hợp lý
- Tìm những khu dân cư ở xa chợ, ít cửa hàng tạp hóa hay siêu thị.
- Nơi có nhiều trẻ vị thành niên như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng.
- Khảo sát thị trường quanh khu vực đó.kinh doanh cửa hàng tiện lợi
Tìm kiếm mặt bằng mở cửa hàng tiện lợi hợp lý
4.3 Tìm kiếm nguồn hàng sỉ đảm bảo an toàn thực phẩm:
Đặc biệt, khi kinh doanh cửa hàng tiện lợi, tiêu chí đầu tiên giúp bạn có thể thành công và cạnh tranh được với các đối thủ khác trên thị trường là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải rõ ràng. Chỉ có như vậy thì bạn mới có thể tạo được lòng tin của khách hàng.
4.4 Hoàn thiện trang thiết bị cho cửa hàng:
- Tủ lạnh: tùy theo quy mô cửa hàng tiện lợi của bạn mà bạn nên quyết định xem cần bao nhiêu tủ lạnh thì đủ. Thông thường thì chỉ cần 1 – 2 tủ cho đồ uống và 1 tủ mát cho thực phẩm tươi sống và rau củ là hợp lý.
- Tủ để đồ: tùy theo diện tích và quy mô mà bạn có thể chọn kích thước cũng như số lượng tủ để đồ cho cửa hàng của bạn.
Kệ đựng đồ trong cửa hàng tiện lợi
- Quầy đồ ăn nhanh: một số cửa hàng tiện lợi có phục vụ cả đồ ăn nhanh như Circle K. Vậy nên, nếu bạn cũng muốn kinh doanh cửa hàng tiện lợi theo mô hình như vậy thì hãy sắm thêm một quầy fast food dành cho khách hàng.
4.5 Trang trí cho cửa hàng tiện lợi
Hãy phân chia các nhóm sản phẩm theo từng khu riêng biệt để khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy và thoải mái lựa chọn. Ngoài ra, bạn nên lắp thêm hệ thống thông gió cho cửa hàng tiện lợi của mình. Và hãy thường xuyên vệ sinh cửa hàng cũng như không gian trưng bày để cửa hàng tiện lợi luôn thông thoáng, sạch sẽ.
Trang trí cửa hàng tiện lợi gọn gàng, bắt mắt
4.6 Đăng ký giấy phép kinh doanh cho cửa hàng tiện lợi
4.7 Đào tạo nhân viên bán hàng
Đào tạo nhân viên bán hàng cho cửa hàng tiện lợi
4.8 Quản lý cửa hàng tiện lợi
4.8.1 Quản lý bán hàng
Đây có thể nói là một công việc không hề dễ dàng trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Quản lý cửa hàng tiện lợi là một yếu tố vô cùng quan trọng, có thể ảnh hướng tới sự thành công hay thụt lùi của cửa hàng. Quản lý cửa hàng không chỉ đơn giản là thanh toán, đổi trả hàng hóa mà còn là quản lý hàng hóa, quản lý tồn kho,…
Để không gây ra các vấn đề lệch hàng, thất thoát hàng tồn kho, thì chủ cửa hàng ngày nay luôn tìm đến các công cụ quản lý thông minh có thể giúp mình làm được việc đó. Cùng với sự phát triển của công nghệ mà giờ đây, các chủ cửa hàng có thể dễ dàng quản lý doanh thu cũng như hàng tồn kho một cách nhanh chóng, chính xác bằng phần mềm quản lý bán hàng.
4.8.2 Quản lý tài chính
Khi kinh doanh cửa hàng tiện lợi, việc hiểu rõ doanh thu và chi phí của cửa hàng sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định được vấn đề và kịp thời đưa ra các cách giải quyết nhằm hạn chế nhất những rủi ro không đáng có xảy ra. Những loại báo cáo mà bạn cần nắm vững như: báo cáo lãi lỗ, công nợ, báo cáo nhập hàng, báo cáo bán hàng.
Để có thể quản lý cửa hàng tiện lợi của bạn một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả nhất, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng HaraRetail của Haravan.
Phần mềm quản lý bán hàng HaraRetail
HaraRetail có những ưu điểm nổi trội mà các phần mềm quản lý bán hàng khác khó bán được như:
- Giúp doanh nghiệp đồng bộ thông tin khách hàng ở cả offline lẫn online. Từ đó, doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng nhiều thứ họ muốn hơn nhờ hiểu rõ tâm lý khách hàng.
- Báo cáo chi tiết, chính xác và nhanh chóng về hàng tồn kho, đổi trả hàng, doanh thu,… ở 1 cửa hàng hay 100 cửa hàng.
- HaraRetail có hệ thống xử lý đơn hàng đa kênh thông minh giúp các doanh nghiệp rút ngắn được thời gian xử lý các đơn hàng online.
- Chủ cửa hàng có thể nắm được năng suất làm việc của từng nhân viên nhờ tính năng phân quyền nhân viên chi tiết.
- Đặc biệt, HaraRetail là phần mềm quản lý bán hàng đầu tiên kết nối nhà bán lẻ trực tuyến với ngân hàng (VPBank). Các doanh nghiệp cần vay mà đủ điều kiện của ngân hàng đưa ra thì, họ sẽ được vay 3 tỷ đồng kèm theo các ưu đãi tín dụng khác.
5. Kinh nghiệm mở cửa hàng thành công cho người mới
Không hoạt động khi chưa có đủ giấy tờ
Luôn kiểm tra, đối chiếu với kế hoạch hàng ngày, hàng tháng để điều chỉnh cho phù hợp
Đối chiếu số liệu hoạt động hàng ngày
Chú trọng vào sản phẩm tươi sống
Việc quản lý sản phẩm tươi sống là một việc vô cùng quan trọng và cần được làm chặt chẽ hàng ngày, hàng tuần nếu như bạn không muốn lượng khách hàng tới cửa hàng của bạn suy giảm. Bởi đây là dòng sản phẩm dễ hư hỏng nhất, từ đó dẫn đến việc chi phí tăng mà lợi nhuận lại giảm.
6. Tổng kết
- Danh sách những cửa hàng tiện lợi 24/7 mà giới trẻ siêu mê
- Kinh nghiệm mở siêu thị mini không thể bỏ qua