Các thực phẩm giảm đau bụng kinh

Đánh giá bài viết

Đau bụng kinh là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ, tuy nhiên ở một số trường hợp các cơn đau bụng kinh có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống và sinh hoạt thường ngày của phái đẹp. Ngoài các phương pháp được tư vấn như sử dụng thuốc giảm đau, luyện tập thể dục, vật lý trị liệu,… thì việc sử dụng các loại thực phẩm giảm đau bụng kinh cũng là một cách hiệu quả giúp giảm thiểu sự khó chịu này.

1. Đau bụng kinh

1.1 Định nghĩa đau bụng kinh

Đau bụng kinh là một triệu chứng thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể là vào những ngày hành kinh. Đau bụng kinh xảy ra khi tử cung co bóp dưới tác động của hoạt chất Prostaglandin để làm bong lớp niêm mạc tử cung, kéo theo đó là giảm lượng máu chứa oxy đến nuôi tử cung.

Khi hành kinh, phần lớn phụ nữ sẽ xuất hiện các cơn đau ở bụng, bẹn hoặc bắp đùi, thắt lưng. Các dấu hiệu khác đi kèm với cơn đau bụng kinh như đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chuột rút,…

1.2. Nguyên nhân đau bụng kinh

Đau bụng kinh có hai nguyên nhân chính gồm:

  • Đau bụng kinh nguyên phát: Thường không liên quan đến bất kỳ bệnh lý gì. Đau bụng kinh nguyên phát thường xuất hiện phổ biến ở những bé gái trong giai đoạn dậy thì, phụ nữ chưa có chồng hoặc chưa từng sinh con. Tình trạng này xảy ra ở mức độ từ nhẹ đến vừa và kéo dài từ một đến ba ngày đầu của giai đoạn hành kinh.
  • Đau bụng kinh thứ phát: Thường liên quan đến các bệnh lý
  • PMS (premenstrual syndrome) hay hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • PMDD (premenstrual dysphoric disorder) hay hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.
  • U xơ tử cung.
  • U nang buồng trứng.
  • Viêm nhiễm vùng chậu.
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Lạc nội mạc tử cung trong cơ tử cung.
  • Sảy thai hay thai ngoài tử cung.

2. Các loại thực phẩm giảm đau bụng kinh

2.1. Các loại thực phẩm giảm đau bụng kinh

  • Trái cây: Các loại trái cây khuyến cáo sử dụng trong giai đoạn hành kinh bao gồm: Chuối, dứa, kiwi,… những loại trái cây ngày chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là Vitamin B6 và Kali, những chất có khả năng giảm đau bụng trong chu kỳ. Ngoài ra, các loại trái cây giàu nước, chẳng hạn như dưa hấu và dưa chuột, rất tốt cho tuần hoàn, giúp hỗ trợ lưu thông máu cho cơ tử cung, từ đó hỗ trợ trong làm giảm các cơn đau bụng kinh.
  • Cá hồi hoặc các loại cá nước lạnh: Các loại thực phẩm này rất giàu Axit béo được gọi là Omega 3, là những hoạt chất giúp giảm viêm, giúp giảm đau nói chung bao gồm cả đau bụng kinh. Ngoài ra, cá hồi còn là một nguồn cung cấp Vitamin D và Vitamin B6 tuyệt vời. Vitamin D giúp hấp thụ Canxi, một chất dinh dưỡng khác có thể giúp kiểm soát cơn đau kinh nguyệt. Vitamin B6 có thể giúp giảm căng tức và khó chịu ở ngực và bụng.
  • Các loại thực phẩm giàu Canxi như hải sản, sữa, pho mát, sữa chua, các loại ra xanh tươi có màu sẫm,… không chỉ giúp giảm chứng đau bụng kinh mà còn có thể làm giảm bớt các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt khác như ủ rũ và mệt mỏi.
  • Yến mạch: Không chỉ chứa đầy chất xơ, giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn sau khi ăn mà còn là nguồn cung cấp kẽm và Magie dồi dào. Magie có thể làm giảm đau bụng kinh bằng cách giãn các mạch máu và cũng giúp điều chỉnh Serotonin, một chất hóa học trong não liên quan đến sức khỏe tâm thần.
  • Trứng: chứa Vitamin B6, Vitamin D và Vitamin E, tất cả đều hoạt động cùng nhau để chống lại các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, trong đó có đau bụng kinh.
  • Socola đen: Ăn Socola giảm đau bụng kinh do loại thực phẩm có chứa Magie và chất xơ, vừa có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả vừa hạn chế tình trạng thiếu sắt.
  • Quả hạch: Là nguồn cung cấp các hoạt chất như Omega 3, Protein, Vitamin và Magie có hiệu quả trong giảm đau bụng kinh.
  • Các loại đậu chứa nhiều các hoạt chất như sắt và magie, ngoài ra chất xơ trong các loại đậu cũng giúp giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá gây ra các cơn đau thường đi kèm với cơn đau bụng kinh.

2.2. Uống nước gì để giảm đau bụng kinh?

  • Nước ấm: Uống nước ấm giúp các cơ tử cung được giãn nở, kích thích lưu thông tuần hoàn, từ đó sẽ đem lại hiệu quả giảm đau. Trong những ngày “đèn đỏ”, nên uống tối thiểu từ 2 – 3 lít nước ấm mỗi ngày.
  • Nước ép dứa kèm cà rốt: Hỗn hợp này chứa hàm lượng cao Bromelain, là một loại Enzyme giúp làm dịu các cơn đau bụng kinh hiệu quả. Ngoài ra, cà rốt còn có khả năng cân bằng lưu thông tuần hoàn giúp giảm đau bụng và giảm bớt cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong những ngày hành kinh.
  • Nước lô hội và mật ong: Chứa những chất có lợi cho sức khỏe của phụ nữ,.. đặc biệt là trong việc xoa dịu cơn đau hành kinh và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Sử dụng kết hợp và liên tục hai nguyên liệu trong những ngày “đèn đỏ” sẽ làm giảm nhanh chóng các cơn đau bụng kinh.
  • Nước ép cam hoặc chanh: Vitamin C trong nước cam hoặc chanh rất cần thiết cho cơ thể, giúp giải quyết được những cơn đau bụng đang diễn ra trong những ngày hành kinh. Ngoài ra, sử dụng nước ép cam chanh trước chu kỳ kinh nguyệt giúp hỗ trợ được tư vấn các triệu chứng đầy hơi, cải thiện rối loạn tiêu hóa. Loại nước ép còn giúp ngăn ngừa trầm cảm và lo âu, giúp da mịn màng, ngăn ngừa mụn xuất hiện trong chu kỳ kinh.
  • Nước dừa: Có vị ngọt, có tác dụng ích khí, khử phong, tiêu phù thũng, trừ hắc loạn (tâm phiền, tiêu chảy, giải nhiệt độc),… Nước dừa có tác dụng hỗ trợ quá trình tạo máu, giúp đẩy máu kinh nguyệt ra ngoài dễ dàng hơn, tăng cường hệ miễn dịch, giảm đáng kể tình trạng buồn nôn và đau bụng kinh.
  • Nước ép cần tây: Cần tây giúp lấy lại được năng lượng cần thiết cho cơ thể, có tác dụng giảm tình trạng đầy hơi và chướng bụng trong kỳ kinh, đồng thời giúp giảm cơn đau bụng kinh nhanh chóng.
  • Nước lá đu đủ xanh: Loại đồ uống này cần thêm một chút muối khi sử dụng sẽ giúp cơn đau bụng kinh, tức bụng, chướng bụng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
  • Nước ép củ cải đường: Có thể kết hợp thêm bột thì là và sử dụng một lần vào buổi sáng sẽ giúp cơn đau bụng kinh giảm đáng kể.
  • Trà xanh: Loại đồ uống này có chứa các chất chống oxy hóa và hỗ trợ lưu thông máu. Sử dụng trà xanh sẽ giúp tử cung không co bóp mạnh, từ đó máu sẽ được bơm tốt đến khắp các bộ phận giúp cơ thể thoải mái hơn, làm dịu tình trạng đau bụng và đau nhức, mệt mỏi.
  • Trà hoa cúc: Chứa các hoạt chất giúp chống viêm, giảm các cơn co thắt tử cung, từ đó làm giảm tình trạng đau bụng kinh. Ngoài ra, uống trà hoa cúc còn có tác dụng an thần, giảm lo âu trong những ngày hành kinh.
  • Sữa ấm pha với bột quế: Kết hợp hai nguyên liệu này sẽ làm giảm cơn đau bụng một cách nhanh chóng, đồng thời tăng cường sự miễn dịch tốt hơn.
  • Nước lá ngải cứu: Tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh hiệu quả. Có thể giã nát lá ngải cứu và vắt nước uống 2 lần mỗi ngày.
  • Táo: Chứa Enzyme Bromelain giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả, đặc biệt cơn đau với mức độ dữ dội.
  • Trà gừng: Là loại đồ uống giúp làm ấm bụng, đồng thời cân bằng và điều hòa kinh nguyệt. Bên cạnh đó, trà gừng có tác dụng giúp tử cung co bóp nhẹ nhàng hơn, giảm cơn co thắt cơ trơn tử cung tốt hơn, từ đó làm hạn chế triệu chứng đau bụng kinh.

2.3. Các loại thực phẩm cần hạn chế trong khi hành kinh

  • Tiêu thụ quá nhiều thức ăn có muối và đường.
  • Cà phê
  • Rượu bia
  • Thuốc lá
  • Thức ăn cay
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Thịt mỡ
  • Phô mai và kem

3. Các cách chữa đau bụng kinh khác

  • Giảm căng thẳng, lo âu.
  • Sử dụng miếng dán nhiệt, khăn ấm hoặc miếng đệm ấm đắp trên vùng bụng dưới.
  • Massage bụng bằng tinh dầu như hoa hồng, hoa oải hương, cây hiền nhân (Sage), lá kinh giới, cây quế, đinh hương,…
  • Sử dụng các thuốc giảm đau như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như: Paracetamol, Naproxen (Aleve), Aspirin (Bufferin), Diclofenac, Ibuprofen (Advil, Motrin),… Cần tham khảo ý kiến của người tư vấn trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Sử dụng các thuốc chống co thắt tử cung như Alverin, Hyoscine,…
  • Ngủ đủ 8 tiếng một ngày, tránh thức khuya,…
  • Bổ sung các loại Vitamin và khoáng chất bằng các loại dược phẩm có chứa Canxi, Vitamin E, Vitamin D, Vitamin B6, Vitamin B1, Vitamin B12 và dầu cá.
  • Thường xuyên hoạt động thể dục.
  • Tập Yoga
  • Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm khoảng 15 phút/ ngày để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất.
  • Bấm huyệt: Thực hiện bởi các chuyên gia nhằm bảo đảm an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân
  • Thay đổi tư thế ngủ: Tư thế nằm úp giống của thai nhi, tư thế nằm ngửa có miếng đệm ở dưới gối, tư thế nghiêng và co người,… cho thấy hiệu quả giảm đau bụng kinh.

Đau bụng trong thời gian hành kinh là một tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ, trong đó một số ít các trường hợp có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phái đẹp. Các loại thực phẩm được đề cập ở trên sẽ giúp cải thiện các tình trạng đau bụng trong lúc hành kinh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của người tư vấn được tư vấn trước khi quyết định áp dụng bất kỳ phương pháp hỗ trợ nào nhằm bảo đảm tính an toàn và hiệu quả.

 

Bài viết lấy nguồn từ Vinmec

Thông tin Dropbiz

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline tư vấnZalo tư vấnĐăng ký website