Thực phẩm tái, tươi sống có nguy hiểm?

Đánh giá bài viết

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ việc ăn đồ sống hoặc tái vượt xa giá trị dinh dưỡng. Nấu chín thức ăn giúp thực phẩm dễ tiêu hóa và an toàn hơn. Có một số thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng nhưng không thể được ăn sống, chẳng hạn như đậu, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.

1. Quan niệm về ăn đồ sống, ăn đồ tái

Một số người có quan niệm rằng việc làm nóng thực phẩm sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng và enzyme tự nhiên – vốn giúp tăng cường tiêu hóa và chống lại bệnh mãn tính. Họ tin rằng các phương pháp nấu ăn truyền thống sẽ làm cho thực phẩm trở nên độc hại hơn, mất đi sự lành tính vốn có. Theo quan niệm này, nếu chỉ ăn đồ sống hoặc chỉ chế biến tối thiểu, có thể giảm đau đầu và dị ứng, tăng cường miễn dịch và trí nhớ, cũng như cải thiện viêm khớp và tiểu đường.

Thực tế, rau củ và trái cây đều chứa ít calo, chất béo và natri, mà lại dồi dào chất xơ. Nhờ vậy, ăn nhiều rau quả xanh tươi có thể giúp ổn định huyết áp, giảm cân và ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2, cũng như hạn chế nguy cơ đột quỵ, suy tim, loãng xương, ung thư dạ dày và bệnh thận.

Những chế độ ăn thuần thực phẩm tự nhiên, tươi sống này chỉ phù hợp với người ăn chay và kiêng gluten. Lưu ý nếu muốn ăn rau sống, bạn cần rửa thực phẩm kỹ lưỡng và cẩn thận hơn, nhất là với các loại có rủi ro như rau mầm, quả mâm xôi, hành lá và rau diếp.

Một số thực phẩm, nhất là có nguồn gốc từ động vật, nếu chưa nấu chín hoặc tiệt trùng sẽ có liên quan đến các bệnh qua đường ăn uống. Việc loại trừ thịt động vật ra khỏi chế độ ăn uống sẽ khiến bạn không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết, chẳng hạn như protein, sắt, canxi, vitamin B12, v.v. Dễ thấy thực đơn này rất hạn chế lựa chọn, gây thiếu hụt dinh dưỡng và khó duy trì lâu dài.

Hơn nữa, do nguy cơ ngộ độc thực phẩm, chế độ ăn đồ sống, ăn đồ tái không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người cao niên, người có hệ miễn dịch yếu và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh thận).

ngộ độc sắt

Ăn đồ sống, ăn đồ tái có nguy cơ ngộ độc thực phẩm

2. Nguy cơ từ hải sản sống

2.1. Sushi

Được làm từ thịt cá sống, rau và bơ, sushi có thể là một món ăn tốt, cung cấp nhiều vitamin và axit béo omega-3. Nhưng sushi cũng có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng, gây nôn, tiêu chảy và đau dạ dày.

Trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú và những người có vấn đề về miễn dịch không nên ăn cá sống hoặc nấu chưa chín. Mọi người cũng nên tránh các loại cá biển có chứa nhiều thủy ngân, như cá kiếm, cá ngừ mắt to và cá mập.

Sushi

Trong sushi có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng

2.2. Hàu

Hàu có thể mang virus và vi khuẩn từ nguồn nước sinh sống. Nếu không được nấu chín, ăn hàu tái hoặc sống sẽ làm lây nhiễm vi khuẩn Vibrio, khiến bạn mắc bệnh nặng. Loại hải sản này cũng có thể truyền virus gây bệnh viêm gan A. Vì vậy, không nên ăn đồ sống, ăn đồ tái, mà phải làm chín hàu trước khi thưởng thức.

2.3. Gỏi hải sản sống

Một số loại hải sản sống, như tôm, có thể được ướp trong nước cốt chanh và ớt để tạo thành món gỏi. Giống như sushi, món ăn này cũng có khả năng chứa vi khuẩn và ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm. Không nên ăn gỏi cá và các loại hải sản chưa nấu chín hoặc còn sống, đặc biệt nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao, như phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc có vấn đề về miễn dịch. Hải sản cần được làm chín trong khoảng tối thiểu 63 – 74°C.

gỏi cá

Gỏi hải sản sống chứa vi khuẩn và ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm

3. Nguy cơ khi ăn thịt sống hoặc tái

3.1. Thịt lợn

Thịt lợn sống hoặc chưa nấu chín có thể mang vi khuẩn như salmonella, E. coli và listeria. Bên cạnh việc ăn trực tiếp thịt lợn chưa nấu chín, bạn cũng có thể bị lây nhiễm mầm bệnh từ thớt, mặt bàn và các dụng cụ nhà bếp chạm vào thịt lợn sống. Thịt lợn phải được nấu chín trong nhiệt độ tối thiểu là 63°C, sau đó để nguội ít nhất 3 phút trước khi ăn

Nguy cơ sức khỏe khi ăn thịt lợn sống, tái

Nguy cơ về vấn đề sức khỏe khi ăn thịt lợn sống

3.2. Thịt bò và gia cầm

Nhiều người không thích dùng thịt bò chín quá kỹ, nhưng thịt bò còn quá sống sẽ không đảm bảo an toàn. Thịt bò bít-tết (Beef Steak) là món ăn đồ tái phổ biến, thường không được nấu chín. Thịt và gia cầm sống có nhiều khả năng gây ngộ độc thực phẩm vì chứa tất cả các loại vi khuẩn từ E. coli đến salmonella. Để giữ an toàn, hãy dùng thịt được nấu chín đúng cách.

4. Nguy cơ khi ăn trứng sống

Trứng tươi có thể mang vi khuẩn thương hàn salmonella gây ngộ độc thực phẩm. Cách tốt nhất để tránh mắc bệnh là nấu trứng cho đến khi lòng trắng và lòng đỏ đặc lại. Nên làm lạnh trứng hoặc các món có trứng ngay sau khi nấu. Đối với các món có nguyên liệu là trứng sống, như xốt mayonnaise, chỉ sử dụng trứng đã được chứng nhận tiệt trùng.

Người bệnh mắc viêm đại tràng mãn tính nên ăn nhiều trứng gà

Ăn trứng có thể gây ngộ độc thực phẩm

5. Những loại rau củ không được ăn sống

5.1. Khoai tây

Phần khoai tây mọc mầm màu xanh có chứa solanine – mang vị đắng và khiến bạn bị tiêu chảy, sốt, nhức đầu và nôn mửa. Cần cắt bỏ phần mọc mầm và rửa khoai tây trước khi chế biến. Chỉ nên dùng khoai tây nấu chín hoàn toàn và không bao giờ ăn sống.

Khoai tây tím

Không nên ăn khoai tây sống

5.2. Đậu đỏ tây

Ăn từ 4 – 5 hạt đậu sống có thể khiến bạn bị bệnh nặng. Các loại đậu – đặc biệt là loại có màu đỏ – có chứa protein lectin hoặc PHA. Chất này thường bị phá hủy trong quá trình chế biến thức ăn. Nên ngâm đậu khô trong ít nhất 5 giờ, để ráo nước, sau đó đun sôi tối thiểu 30 phút.

Không nên hầm đậu trong nồi tiềm (nồi nấu chậm) vì sẽ không đủ độ nóng để tiêu diệt hết độc tố. Bạn có thể sử dụng đậu đóng hộp vì chúng đã được nấu chín và đảm bảo an toàn.

5.3. Nấm

Một số nấm hoang dã có độc tố như agaritine và amatoxin. Những hợp chất này có thể làm hỏng gan của bạn và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Ngay cả nấm sống hoặc nấm hư hỏng cũng có các độc tố gây nôn mửa, tiêu chảy và đau dạ dày. Bạn nên làm sạch và nấu chín nấm trước khi ăn.

Điều trị ngộ độc nấm độc

Ngộ độc nấm rất dễ xảy ra

5.4. Khoai môn

Khoai môn sống có các hợp chất oxalat, có thể gây sưng, kích ứng ở môi, miệng và cổ họng của bạn. Phương pháp nấu chín khoai môn với sữa sẽ giúp làm giảm tác dụng của các độc tố này.

5.5. Sắn

Sắn, hay còn gọi là khoai mì, nếu ăn đồ sống có thể chứa xyanua. Nên gọt bỏ rễ, vỏ và nấu chín sắn trước khi ăn để đảm bảo an toàn. Nếu ăn sắn sống hoặc nấu chưa chín, có thể dẫn đến tiêu chảy, đau bụng và nôn mửa.

Nhìn chung, việc nấu ăn không chỉ giúp thực phẩm dễ tiêu hóa và an toàn hơn, mà còn làm tăng một số chất dinh dưỡng, như beta-carotene và lycopene, và tiêu diệt vi khuẩn, giúp bạn tránh ngộ độc thực phẩm. Không có bằng chứng khoa học cho thấy ăn đồ sống, ăn đồ tái giúp ngăn ngừa bệnh tật. Nhưng rõ ràng các nguy cơ từ thực phẩm tái, tươi sống lớn hơn rất nhiều so với giá trị dinh dưỡng mang lại.

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:

  • Một ly trà sữa trân châu bao nhiêu calo?
  • Ăn vào là tiêu chảy, vì sao?
  • Dịch tả lợn Châu Phi có nguồn gốc từ đâu và nguy hiểm thế nào?

Bài viết lấy nguồn từ Vinmec

Thông tin Dropbiz

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline tư vấnZalo tư vấnĐăng ký website