Dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm có những triệu chứng tương tự nhau, khiến chúng ta nhầm lẫn giữa hai tình trạng này. Trên thực tế dị ứng thực phẩm có thể nghiêm trọng hơn. Nhận biết dấu hiệu dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm sẽ giúp bạn tránh được nhiều rủi ro.
1.Phân biệt triệu chứng dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm
1.1 Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm một chất gì đó trong thực phẩm là có hại và có khả năng tấn công hệ miễn dịch. Các triệu chứng của dị ứng thực phẩm thường đến đột ngột, chỉ một lượng thức ăn nhỏ cũng có thể gây dị ứng. Tình trạng này có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc từ 1 giờ đến 2 giờ sau khi bạn ăn. Dị ứng thực phẩm nếu không được xử lý sớm sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Người bệnh bị dị ứng thực phẩm có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Phát ban, nổi mề đay hoặc ngứa da
- Hụt hơi
- Đau ngực
- Giảm huyết áp đột ngột,
- Khó nuốt hoặc khó thở
Người bệnh sẽ có nguy cơ bị sốc phản vệ nếu bị dị ứng thực phẩm. Đây là một biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
XEM THÊM: Dị ứng và không dung nạp thực phẩm là gì?
1.2. Không dung nạp thực phẩm
Ngược lại không dung nạp thực phẩm, các triệu chứng sẽ diễn ra từ từ. Đây là tình trạng khi thức ăn đi vào cơ thể, xuống đến dạ dày nhưng không được tiêu hóa đúng cách. Chỉ khi nào bạn ăn quá nhiều thức ăn mới xảy ra tình trạng này. Bệnh lý này không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Một số triệu chứng của tình trạng dung nạp thực phẩm như:
- Đầy hơi
- Chuột rút
- Ợ nóng
- Nhức đầu
- Khó chịu
- Bồn chồn
Người bệnh dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm đều có những biểu hiện chung như: Buồn nôn và nôn mửa; đau bụng, tiêu chảy.
XEM THÊM: 8 loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất
2. Tác nhân gây dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm
Các loại thực phẩm tăng nguy cơ gây dị ứng như: Đậu phộng; các loại hạt; cá; động vật có vỏ; sữa; trứng; đậu nành; lúa mì;…. Trường hợp thường gặp nhất của không dung nạp thực phẩm là không dung nạp lactose. Tình trạng này diễn ra khi một người không thể tiêu hóa đường lactose. Loại đường này có nhiều trong sữa và các sản phẩm của sữa. Ngoài ra, một dạng không dung nạp khác nhạy cảm với sulfite hoặc các chất phụ gia thực phẩm khác. Trong nhiều trường hợp, sulfite có thể gây ra các cơn hen suyễn.
3. Điều trị dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm
Để được tư vấn được bệnh lý, người tư vấn sẽ chẩn đoán để xác nhận xem bạn thuộc trường hợp dị ứng thực phẩm hay không dung nạp thực phẩm. Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp đầy đủ thông tin về các loại thực phẩm đã ăn và các triệu chứng gặp phải. Bệnh nhân có thể phải ngừng ăn một số thực phẩm để tìm ra thực phẩm nào đã gây ra các triệu chứng trên. Thực hiện một số xét nghiệm dị ứng.
Nếu bạn bị dị ứng thực phẩm, người tư vấn sẽ yêu cầu bạn ngừng ăn thực phẩm đó hoàn toàn. Trong trường hợp, người bệnh có nguy cơ bị sốc phản vệ, người tư vấn sẽ kê đơn thuốc tiêm epinephrine (Adreniclick, Auvi-Q, EpiPen hoặc Symjepi) mà bạn có thể tự tiêm trong trường hợp khẩn cấp. Nếu mắc chứng không dung nạp thực phẩm, bạn sẽ cần tránh hoặc cắt giảm thực phẩm đó trong chế độ ăn uống. Đối với trường hợp không dung nạp lactose, người bệnh có thể tìm sữa không có lactose hoặc uống bổ sung enzyme lactase.
Để đăng ký tư vấn tại Droppii, Quý khách vui lòng bấm số
0903613813
hoặc đăng ký tư vấn trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đăng ký tư vấn tự động trên ứng dụng Droppii để quản lý, theo dõi đơn và đặt đơn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com
- Nguyên nhân gây tình trạng không dung nạp thực phẩm
- Hay bị sôi bụng có phải bệnh đại tràng?
- 4 vấn đề dạ dày thường gặp trong ngày lễ
Thông tin Dropbiz